5 cách hạ sốt bằng lá tía tô cho trẻ tại nhà hiệu quả

2024-05-10 08:48:54

Cách hạ sốt bằng lá tía tô là biện pháp dân gian được sử dụng để điều chỉnh thân nhiệt của trẻ em, người lớn. Các chất tinh dầu từ lá tía tô có khả năng tiêu viêm, loại bỏ độc tố nhanh giúp cơ thể hạ sốt hiệu quả. Vậy việc dùng lá tía tô hạ sốt được thực hiện như thế nào? Hãy cùng chúng tôi khám phá nội dung ở bài viết dưới đây nhé!

I - Uống lá tía tô có hạ sốt không?

Tía tô là loại rau thơm quen thuộc xanh đậm, gân màu đỏ tía được canh tác tại nhiều khu vực của nước ta. Lá tía tô với mùi thơm nhẹ dễ chịu nên được dùng làm rau món cuốn, món gỏi hoặc ăn với canh trong ngày hè nóng bức.

Dưới góc nhìn của Y khoa, lá tía tô chứa lượng lớn tinh dầu với tỷ lệ từ 0,3 - 0,5% tốt cho sức khỏe như perillaldehyde, monoterpene, α-pinene, β-caryophyllene. Theo chuyên gia, đây là các dưỡng chất có lợi trong quá trình chống oxy hóa, tiêu viêm, giảm nấm, hạn chế nhiễm trùng và trị bệnh đường hô hấp.

Theo Đông y, tía tô là dược liệu vị cay ấm, giải biểu phát tán nhiệt nhờ khả năng tác động vào kinh mạch phế, tâm tỳ hiệu quả. Căn cứ vào góc nhìn Tây y và Đông y thì lá tía tô là nguyên liệu tốt để hạ sốt, trừ cảm mạo, giảm hoa và loại bỏ độc tố cơ thể nhanh chóng.

Lá tía tô hạ sốt, ổn định thân nhiệt ở cơ thể người lớn và trẻ nhỏ nên được ứng dụng rộng rãi. Ngoài việc giảm sốt thì lá tía tô còn giúp người bệnh thư giãn, chống lại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

đun lá tía tô uống hạ sốt

Lá tía tô chứa nhiều tinh dầu giúp cải thiện sức khỏe toàn diện

II - Tác dụng hạ sốt của lá tía tô dành cho trường hợp nào?

Cách hạ sốt bằng lá tía tô phù hợp với nhiều đối tượng đặc biệt là trẻ nhỏ. Biện pháp xuất phát từ dược liệu dân gian nên không gây tổn thương, an toàn cho sức khỏe của bé. Vậy nên trẻ nhỏ trong tình hình dưới đây nên dùng tía tô để hạ sốt nhanh chóng:

  • Bé bị sốt nhẹ do cảm lạnh với nhiệt độ dưới 38,5 độ C kèm hiện tượng ho, rát họng, uể oải, chảy nước mũi.
  • Trẻ sau khi đi tiêm vắc xin dùng lá tía tô để phát tán phong hàn, ổn định thân nhiệt hiệu quả.
  • Bé bị sốt khi bắt đầu mọc răng hoặc côn trùng cắn dẫn đến nóng sốt do nọc độc mạnh và cơ thể của bé nhạy cảm, hệ miễn dịch yếu.

Đối với trẻ bị sốt cao hoặc sốt xuất huyết không nên dùng nước tía tô hạ sốt mà cần đến đơn vị y tế để điều trị, tránh hậu quả xảy ra.

III - Cách dùng lá tía tô hạ sốt hiệu quả

Cách hạ sốt bằng lá tía tô được thực hiện qua việc nấu nước uống, tắm lá hoặc dùng kèm kết hợp với chá. Các biện pháp này sẽ được chúng tôi hướng dẫn cụ thể dưới đây:

1. Uống nước lá tía tô giúp bé hạ sốt

Sử dụng nước tía tô hạ sốt là lựa chọn của nhiều gia đình nhằm ổn định thân nhiệt của bé. Trong quá trình nấu, cha mẹ có thể thêm sả, chanh hoặc gừng nấu cùng để rút ngắn thời gian hạ sốt nhanh chóng.

Nguyên liệu chuẩn bị: Lá tía tô tươi.

Các bước thực hiện như sau:

  • Tía tô loại bỏ sạch các bụi bẩn ở trên lá rồi ngâm trong nước muối từ 3 - 5 phút.
  • Vớt lá tía tô rồi cho vào nồi nấu với nước trong 10 - 15 phút để tinh dầu tiết ra hoàn toàn.
  • Tắt bếp chắt lấy nước cốt vào cốc sau đó để nguội bớt rồi chia thành nhiều lần để sử dụng.

Đối với các em bé dưới 6 tháng tuổi tránh việc dùng trực tiếp mà mẹ hãy uống nước rồi cho bé bú. Các bé lớn tuổi hơn thì nên cho uống từ từ đồng thời theo dõi cẩn thận các phản ứng của con.

uống nước lá tía tô giúp bé hạ sốt

Dùng lá tía tô để nấu nước uống hàng ngày giúp cân bằng nhiệt lượng cơ thể ổn định

2. Tắm lá tía tô khi trẻ bị sốt

Cách hạ sốt bằng lá tía tô này giúp lưu thông mạch máu, giải phóng lỗ chân lông và tuyến mồ hôi chủ động đào thải mọi độc tố ra bên ngoài. Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện thì việc tắm nước tía tô hạ sốt à lựa chọn hợp lý.

Các nguyên liệu chuẩn bị như sau:

  • 20 - 30 lá tía tô tươi, muối hạt.
  • 2 - 3 lít nước lọc để đun.
  • Khăn mềm để tắm, khăn lau người, quần áo sạch mỏng nhẹ thấm hút mồ hôi tốt.

Cách nấu lá tía tô hạ sốt:

  • Rửa sạch lá tía tô và để cho khô nước hoàn toàn.
  • Đổ tía tô vào nồi với phần nước hợp lý sau đó đun sôi trong khoảng 10 - 15 phút.
  • Đậy nắp kín để tinh chất trong lá hòa tan ra, lượng tinh dầu không bị hao hụt đi.
  • Nồi nước tía tô sau khi tắt bếp thì đổ ra chậu lớn rồi pha loãng với nước, muối hạt để bớt nóng.

Cách tắm:

  • Dùng khăn mềm nhúng vào chậu nước rồi lau lên người cho các bé.
  • Sau đó cho bé ngồi vào trong chậu nước rồi múc nước tắm toàn thân từ 5 - 10 phút.
  • Bế bé ra ngoài thau nước sau đó lau khô người và ủ ấm cho bé ở nơi kín gió.
  • Cuối cùng mặc quần áo cho bé cẩn thận để thân nhiệt được điều hòa ổn định.

Ngoài ra tắm nước lá tía tô giúp làn da của bé sạch sẽ, khỏe mạnh và ngăn ngừa viêm da, mụn nhọt, mẩn ngứa.

nước tía tô hạ sốt

Tắm bằng nước lá tía tô giúp cơ thể điều chỉnh thân nhiệt nhanh chóng

3. Đắp, chườm lá tía tô trị sốt

Đắp hoặc chườm lá tía tô trên các vùng như nách, bẹn, trán, cổ là giải pháp hạ sốt phù hợp với trẻ nhỏ. Cách hạ sốt bằng lá tía tô này giúp trẻ tỏa nhiệt, giải phóng các chất độc hại ra ngoài cơ thể nhanh chóng. Các bước để đắp hoặc chườm tía tô hạ sốt tiến hành chi tiết như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Dùng 15 - 20 lá tía tô tươi.
  • Khăn vải mềm mại, nước sạch.

Ba mẹ thực hiện theo các bước sau:

  • Lá tía tô rửa sạch sau đó cho vào bát hoặc cối dùng dụng cụ giã nhuyễn.
  • Lấy phần lá đã giã bọc vào khăn mềm rồi đắp vào khu vực trán, bàn chân tay từ 7 - 10 phút để hạ nhiệt nhanh chóng.
  • Khi chườm các mẹ nên tránh chà xát mạnh để hạn chế trầy xước hoặc các khu vực gần mắt hay mũi cũng không nên lau nhiều.
  • Sau khi chườm hoặc đắp lá tía tô thì cha mẹ nên lau lại vùng da bằng nước ấm.

4. Nấu cháo tía tô hạ sốt

Khi bị sốt người bệnh không có nhu cầu ăn uống nên việc nấu cháo trắng cùng với tía tô là lựa chọn hợp lý. Để có bát cháo lá tía tô hạ sốt, thơm ngon bạn nên thực hiện theo các bước sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gạo tẻ, lá tía tô, gia vị như hạt nêm, mắm muối, tiêu.

Cách hạ sốt bằng lá tía tô từ món cháo như sau:

  • Lá tía tô rửa sạch khô nước rồi cắt thành sợi nhỏ.
  • Gạo tẻ vo sạch sẽ, ngâm trước 15 - 20 phút để nấu cháo sẽ dẻo, thơm.
  • Đổ gạo vào nồi cùng với lượng nước hợp lý rồi ninh nhừ theo sở thích của từng bé.
  • Khi cháo nở đều thì điều chỉnh gia vị và thêm tía tô vào nấu cùng 1 - 2 phút thì tắt bếp.
  • Múc cháo ra bát để bớt nóng rồi đút cho con ăn khi còn ấm để toát nhiệt, hạ sốt nhanh chóng.
cách hạ sốt bằng lá tía tô

Ăn cháo tía tô giúp loại bỏ cơn sốt nhanh chóng

5. Ăn cháo tía tô, trứng gà giảm sốt

Cháo tía tô nấu cùng với trứng gà là món ăn đủ dưỡng chất, gia tăng năng lượng cho cơ thể. Khi đó sức khỏe người bệnh được cải thiện và loại bỏ nhanh yếu tố gây sốt ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, cháo ăn ấm giúp tỏa nhiệt, giải phóng mồ hôi qua lỗ chân lông giúp cơ thể ổn định thân nhiệt hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • Lá tía tô, nước muối loãng.
  • Gạo tẻ, gừng tươi, trứng gà, hành tím, gia vị.

Cách nấu cháo lá tía tô hạ sốt:

  • Gạo tẻ đem ngâm trước 3 - 5 tiếng để khi nấu hạt gạo nhanh mềm, chín nhừ.
  • Lá tía tô cùng với hành tím rửa sạch, đợi khô nước rồi mang đi thái nhỏ.
  • Gừng tươi làm sạch bụi bẩn sau đó gọt vỏ, thái thành từng sợi nhỏ.
  • Phần gạo đã ngâm đặt lên bếp đun cùng với nước đến khi mềm thì đập trứng gà vào khuấy đều.
  • Điều chỉnh gia vị cho vừa khẩu vị sau đó thêm hành lá, tía tô, gừng vào nồi cháo thì tắt bếp.
  • Múc cháo ra bát để giảm nóng rồi cho bé sử dụng để có hiệu quả tốt nhất.

III - Lưu ý khi hạ sốt bằng lá tía tô cho trẻ

Cây tía tô giảm sốt, ổn định thân nhiệt hiệu quả khi được sử dụng khoa học, đúng cách. Vì vậy để nâng cao hiệu quả của việc dùng lá tía tô hạ sốt bạn nên chú ý đến các vấn đề dưới đây:

  • Tránh sử dụng lá tía tô bị héo úa, dập nát hoặc bị các loại nấm mốc, ký sinh trùng bám vào.
  • Trước khi dùng lá tía tô nên vệ sinh lá cẩn thận và ngâm vào nước muối loãng từ 5 - 7 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, virus tích tụ trên lá.
  • Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi có hệ tiêu hóa còn non yếu nên tránh uống nước lá tía tô mà nên vận dụng cách tắm hoặc đắp chườm.
  • Sử dụng tía tô hạ sốt với định mức phù hợp, không nên cho bé ăn quá nhiều tía tô để tránh bị khó tiêu, buồn nôn, không tốt cho đường ruột.
  • Trẻ có tiền sử bị dị ứng nên thận trọng khi dùng lá tía tô, cha mẹ nên theo dõi biểu hiện của con sau khi sử dụng lá tía tô để kịp thời giải quyết những phát sinh xảy ra.
cách dùng lá tía tô hạ sốt cho trẻ

Cần sử dụng lá tía tô khoa học để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé

Các cách hạ sốt bằng lá tía tô cho trẻ tại nhà được giới thiệu chi tiết, khoa học ở nội dung bài viết. Mong rằng dựa trên các biện pháp đó cha mẹ nên có lựa chọn phù hợp để trị bệnh cho con đồng thời giảm sốt, ổn định thân nhiệt trong thời gian ngắn nhất.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ