3 cách hạ sốt bằng lá ngải cứu an toàn, hiệu quả vượt trội

2024-05-16 13:20:39

Hạ sốt bằng các dược liệu tự nhiên nhằm hạn chế các phản ứng phụ khi dùng thuốc tây. Trong hạ sốt bằng ngải cứu là cách được ứng dụng rộng rãi vì giúp người bệnh loại bỏ cơn sốt nhanh chóng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn cách sử dụng lá ngải để ổn định thân nhiệt, cắt cơn sốt hiệu quả.

I - Lá ngải cứu có hạ sốt được không?

Ngải cứu thuộc họ thân thảo, sống lâu năm tại môi trường có khí hậu ẩm ướt. Lá ngải cứu phát triển so le, tách thành từng phiến như lông chim. Phía trên của lá màu xanh đậm còn mặt sau lá có lớp phấn màu trắng mịn như nhung.

Ở Việt Nam, lá ngải cứu sinh sôi nhanh tại khu vực đất ẩm hoặc trong vườn nhà. Lá ngải cứu được dùng là nguyên liệu nấu món ăn bồi bổ sức khỏe hoặc vị thuốc trị bệnh trong Đông y.

Theo Đông y, ngải cứu vị cay nồng, tính ấm có tác dụng hạ sốt hiệu quả, nhanh chóng. Ngoài ra, lá ngải có khả năng giải cảm, tiêu đờm, trừ ho, tiêu diệt vi khuẩn trong thời gian ngắn. Ngải cứu cũng là vị thuốc quy để lưu thông máu huyết, điều hòa hệ thống kinh mạch của cơ thể cực tốt.

Ngoài ra, hạ sốt bằng ngải cứu hiệu quả là nhờ các hoạt chất flavonoid, artemisinin, amino acid. Các chất này sẽ tạo nên gốc tự do để loại bỏ các tế bào của ký sinh trùng gây sốt hiệu quả.

Đặc biệt lượng tinh dầu cực lớn từ lá ngải có các thành phần như tetradecatrilin, tricosanol, aracholalcol giảm sốt nhanh. Hoạt chất trong tinh dầu ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, ký sinh trùng gây sốt đồng thời hạn chế viêm nhiễm, sưng đau sau sốt.

Căn cứ vào góc độ Tây y và Đông y thì ngải cứu là dược liệu trị bệnh sốt hiệu quả, an toàn. Vậy nên người dùng cần biết ứng dụng lá ngải đúng cách để cắt cơn sốt, ổn định thân nhiệt nhanh chóng.

tác dụng của lá ngải

Lá ngải có nhiều công dụng trong đó có khả năng giảm sốt nhanh chóng

II - Cách hạ sốt bằng lá ngải cứu an toàn tại nhà

Dùng lá ngải cứu để điều chỉnh thân nhiệt ở các bệnh nhân bị sốt có thể thực hiện theo những mẹo dưới đây:

1. Uống nước lá ngải cứu

Hạ sốt bằng ngải cứu thông qua việc dùng nước uống trực tiếp sẽ khó khăn với người không thích vị đắng, mùi hăng hắc từ lá ngải. Tuy nhiên biện pháp uống nước từ lá ngải tiết kiệm thời gian chuẩn bị và hấp thụ các chất để giảm sốt nhanh hơn.

Chuẩn bị: 50 gam lá ngải cứu, 2 thìa mật ong, nước lọc.

Thực hiện:

  • Lá ngải cứu tươi đem rửa sạch ngâm với nước muối loãng từ 5 - 7 phút để bỏ tạp chất.
  • Cho lá ngải ra rổ đựng để hết nước sau đó cho vào cối xay nhuyễn cùng với nước lọc.
  • Nước lá ngải sau khi xay cho vào rây để lọc bỏ phần bã, giữ phần nước để dùng.
  • Cho mật ong vào phần nước trên rồi khuấy nhẹ để dễ uống hơn.

Để cất trữ bạn nên đựng nước ngải cứu trong chai kín và để trong ngăn mát tủ lạnh, nước nên uống trong ngày.

nước uống từ lá ngải hạ sốt

Nước lá ngải nguyên chất giúp giảm sốt nhanh chóng

2. Đắp lá ngải cứu hạ sốt

Sử dụng lá ngải đắp lên các khu vực trán, nách, lòng bàn chân, tay phù hợp với trẻ nhỏ không thể uống được nước lá ngải. Cách hạ sốt bằng ngải cứu theo cách này tiến hành như sau:

Chuẩn bị: Lá ngải cứu tươi, cối giã, khăn.

Đắp lá ngải hạ sốt:

  • Lá ngải cứu tươi loại bỏ bụi bẩn dưới vòi nước sau đó để cho khô nước.
  • Đặt lá ngải cứu vào cối dùng chày giã đều tay để có phần bã và nước.
  • Đặt hỗn hợp lá ngải cứu lên một miếng khăn mỏng và đặt lên trán hoặc nách, bàn chân từ 15 - 20 phút rồi bỏ ra.
  • Dùng khăn sạch lau lại vùng vừa đắp lá ngải cẩn thận.

3. Xông hơi bằng lá ngải

Xông hơi bằng lá ngải giúp thông thoáng đường thở và giải phóng chất độc ra ngoài từ lỗ chân lông. Khi đó cơ thể toát mồ hôi, ổn định thân nhiệt từ đó ổn định sức khỏe nhanh chóng.

Chuẩn bị: lá ngải cứu tươi, chậu hoặc nồi xông, 2 - 3 lít nước, khăn.

Xông hơi hạ sốt bằng ngải cứu như sau:

  • Lá ngải cứu tươi đem rửa sạch, cho vào nồi thêm nước và đun sôi trong khoảng 10 - 15 phút.
  • Sau đó cho nước vào chậu hoặc nồi lớn kèm ít muối trắng.
  • Mặc quần áo thoải mái sau đó hướng mặt vào nồi nước xông và trùm khăn tắm kín đầu và người.
  • Khi xông cần hít thở sâu bằng mũi trong 10 - 15 phút để cơ thể nhanh toát mồ hôi.
  • Cuối cùng lau khô người và thay quần áo mới để mặc.

III - Lưu ý khi thực hiện hạ sốt bằng lá ngải cứu

Để việc điều chỉnh thân nhiệt bằng lá ngải cứu an toàn thì người bệnh có thể vận dụng các cách đã hướng dẫn. Bên cạnh đó, khi dùng ngải cứu để giảm sốt bạn nên tuân thủ những điều sau:

  • Nên sử dụng lá ngải cứu có màu xanh tươi, mùi hắc dễ chịu, phần lá không bị héo úa hay có dấu hiệu sâu bệnh. Ngoài ra, lá ngải cứu để trị bệnh không quá già hoặc quá non đồng thời không chứa chất bảo quản, thuốc trừ sâu.
  • Dùng chung lá ngải cứu và nghệ cần có hướng dẫn từ bác sĩ để tránh gây phản ứng đối với sức khỏe.
  • Không dùng ngải cứu cho người bệnh xơ gan, viêm gan nặng vì tinh dầu từ lá ngải khiến bệnh gan trở nên trầm trọng.
  • Phụ nữ mang bầu trong 3 tháng đầu không nên sử dụng ngải cứu để tránh hiện tượng dọa sảy và làm chậm tốc độ phát triển của thai nhi.
  • Đối tượng được chẩn đoán rối loạn ruột cấp tính nên tránh dùng lá ngải cứu vì làm cản trở đến việc thu nhận các chất vào cơ thể.
  • Lá ngải cứu trị bệnh nên dùng với liều lượng, thời gian nhất định để tránh tổn thương não bộ do ngộ độc Alpha - thujone.
hạ sốt bằng lá ngải cứu

Cần sử dụng lá ngải giảm sốt với định mức phù hợp để bảo vệ sức khỏe

Bài viết chia sẻ đến người bệnh cách hạ sốt bằng ngải cứu đơn giản nhưng hiệu quả vượt trội. Chúng tôi tin rằng từ các thông tin đó, người bệnh nhanh chóng điều chỉnh thân nhiệt, giảm cơn sốt để ổn định thể trạng.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ