Top 13 loại lá xông trĩ hiệu quả & cách thực hiện tại nhà

2023-10-05 13:05:31

Bệnh trĩ xông lá gì? Để khắc chế những cơn đau do bệnh trĩ gây nên, nhiều người lựa chọn áp dụng cách xông hơi, giúp cơ thể thoải mái hơn. Nếu bạn chưa biết bị trĩ cần xông loại lá nào, phải lưu tâm điều gì, đọc ngay nội dung sau!

I - Phương pháp xông chữa bệnh trĩ có hiệu quả không?

Bệnh trĩ xảy ra do sự phình giãn những tĩnh mạch tồn tại ở bên trong ống hậu môn, do cơ quan này đã phải chịu đựng những áp lực lớn trong xuyên suốt thời gian dài. Bệnh này thường gặp ở những đối tượng như phụ nữ mang thai, người bị chứng táo bón kinh niên, chế độ ăn ít rau xanh…

Để điều trị bệnh trĩ, hiện nay người bệnh có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó giải pháp đang được nhiều người hướng đến chính là những cách có thể áp dụng ngay tại nhà như xông hơi bằng lá dược liệu.

Phương pháp này được ưu tiên bởi các nguyên liệu chuẩn bị khá đơn giản, dễ kiếm, đồng thời giúp giảm đau do bệnh trĩ rất tốt. Cụ thể, dùng lá xông trĩ có thể đem lại các lợi ích sau:

  • Thông qua phương pháp xông hơi, nhiệt độ của nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng hậu môn đang chịu tổn thương. Xông hơi sẽ giúp xoa dịu đi những cơn đau nhức tại vùng hậu môn và tăng lưu thông máu đến vị trí này. Từ đó, cơ thể cũng sẽ được đả thông nguồn khí huyết đang bị ứ trệ, giảm tải những áp lực đang tác động tới thành tĩnh mạch, góp phần ngăn chặn sự phát triển của những búi trĩ.
  • Xông hơi giúp tinh chất có trong lá thảo dược thẩm thấu vào vùng niêm mạc của ống hậu môn đang bị tổn thương. Điều này sẽ giúp tăng cường sức bền cho thành mạch, giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng hậu môn, hoặc góp phần làm thu nhỏ phần búi trĩ.

Tìm hiểu thêm: Những cây thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu quả tại nhà

Xông lá chữa bệnh trĩ có hiệu quả không

Một số loại lá dược liệu có thể hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh trĩ hiệu quả

II - 13 Loại lá xông chữa bệnh trĩ hiệu quả nhưng ít người biết

Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin bệnh trĩ xông lá gì tốt, hãy lưu lại ngay những loại thảo dược sau để cải thiện tình trạng bệnh:

1. Lá trầu không

Lá trầu không có chứa những thành phần hoạt chất như estragol, chavicol, tanin… có khả năng ức chế hoạt động của nhiều chủng vi khuẩn có thể gây bệnh, kích ứng phản ứng sưng tại ống hậu môn, gây bệnh trĩ. Vì vậy, bạn có thể dùng lá trầu không để xông chữa bệnh trĩ, nhằm ngăn nhiễm trùng hậu môn theo cách sau:

  • Nguyên liệu: Dùng khoảng 10 lá trầu không và 1 thìa muối.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch lá trầu không. Sau đó bạn đem những lá trầu này đi đun với khoảng 2 lít nước. Tới khi phần nước này sôi được 1 lúc thì bạn cho muối vào, khuấy đều và tắt bếp. Tiếp theo, bạn chỉ cần dùng nước đun với lá trầu này xông hậu môn, dùng mỗi ngày trong ít nhất 1 tuần.

Xông lá trầu trị bệnh trĩ

Xông nước lá trầu 15 phút mỗi ngày để chữa bệnh trĩ

2. Lá lốt

Trong lá lốt có chứa nhiều flavonoid giúp làm bền thành mạch và hỗ trợ làm lành những tổn thương tại vùng niêm mạc hậu môn bị tổn thương. Chưa kể, ai bị bệnh trĩ dùng lá lốt xông còn giúp xoa dịu cơn ngứa, tăng lưu thông máu tới vùng hậu môn. Cách làm gồm:

  • Nguyên liệu: Dùng 1 nắm lá lốt (bao gồm cả lá và thân cây) và chuẩn bị thêm 2 củ nghệ vàng.
  • Cách thực hiện: Bạn rửa sạch nghệ và lá lốt. Sau đó đem lá lốt thái thành khúc, còn nghệ thì đem đi giã nhỏ. Tiếp đến, hãy đem cả lá lốt, củ nghệ vừa sơ chế đi đun sôi với 2 lít nước. Sau đó, bạn dùng hỗn hợp này đem đi xông.

Xông lá lốt

Xông lá lốt kết hợp nghệ

3. Lá diếp cá

Tinh dầu chiết xuất từ lá diếp cá chứa những hoạt chất giúp diệt khuẩn, giảm thiểu sự sưng viêm, nên có thể dùng để thu nhỏ búi trĩ rất tốt. Nếu bạn muốn dùng thảo dược này để làm bền thành mạch tại hậu môn, hãy thực hiện:

  • Chuẩn bị: Khoảng 200g rau diếp cá và một chút muối.
  • Cách làm: Bạn đem lá rau diếp cá đi rửa sạch, rồi đem đi đun cùng 2 lít nước. Đun tới khi nước sôi khoảng 10 phút thì bạn cho muối vào và khuấy đều. Tiếp theo, bạn hãy để nước rau diếp cá nguột tới nhiệt độ 80 độ C thì đem đi xông tại khu vực hậu môn.

4. Lá ngải cứu

Trong lá ngải cứu có chứa anabsinthine - một hoạt chất giúp giảm ngứa do trĩ gây ra, chống viêm tại vùng hậu môn rất tốt. Do đó, bạn có thể dùng lá ngải cứu giảm sưng búi trĩ theo cách sau:

  • Chuẩn bị 200g lá ngải cứu và một lượng nhỏ muối.
  • Cách làm: Rửa lá ngải cứu, nhặt bỏ phần ngọn, giữ lại phần lá ngải cứu. Sau đó bạn đem lá ngải cứu đi đun cùng 2 lít nước trong thời gian 15 phút thì thêm muối vào, khuấy đều. Cuối cùng, bạn chỉ cần chờ nước ngải cứu bớt nóng thì lấy đi xông hậu môn.

5. Lá cúc tần

Lá cúc tần có chứa những thành phần như carotene, vitamin C giúp sát trùng tại chỗ, hỗ trợ giảm tổn thương tại ống hậu môn do bệnh trĩ. Cách xông bằng lá cúc tần cũng khá đơn giản:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá cúc tần (bạn có thể chuẩn bị loại tươi hoặc loại khô).
  • Cách thực hiện: Bạn rửa sạch lá cúc tần rồi đem đi đun sôi với 2 lít nước. Sau khi nước sôi thì đun thêm 10 phút. Sau đó bạn đợi nước lá nguột bớt thì đem đi xông hậu môn.

Xông lá cúc tần

Lá cây cúc tần có thê dùng để xông búi trĩ

6. Lá hẹ

Trong lá hẹ cũng chứa nhiều flavonoid giúp chống oxy hóa mạnh, đồng thời bảo vệ được những vùng tĩnh mạch tại hậu môn đang chịu tổn thương trước sự tấn công của vi khuẩn. Loại lá này còn giúp cầm máu, giảm sưng viêm, hỗ trợ ngăn nhiễm trùng hậu môn. Cách làm gồm:

  • Chuẩn bị khoảng 400g lá hẹ tươi.
  • Sau đó bạn đem lá hẹ đi rửa sạch, thái nhỏ. Tiếp đến, bạn đem phần lá hẹ này đi đun với 2 lít nước trong 15 phút. Khi nước sôi thì để nguội một chút và đem đi xông hậu môn.

7. Lá vông

Lá vông có chứa các hoạt chất như Saponin và Alkaloid giúp sát trùng, cầm máu và giảm bớt sự đau đớn do bệnh trĩ gây nên. Bạn có thể dùng lá vông làm nước xông giảm đau hậu môn theo cách sau:

  • Chuẩn bị 200g lá vông và một chút giấm thanh.
  • Cách làm: Bạn hãy tiến hành sơ chế lá vông, rồi cho vào nồi chứa 2 lít nước và đun sôi trong 10 phút. Tiếp theo bạn cho chút giấm thanh, khuấy đều, tắt bếp và đem dung dịch này đi xông.

Xông lá vông

Người bệnh có thể kết hợp lá vông và giấm thanh để xông trĩ

8. Lá rau mùi

Trong rau mùi có chứa những thành phần như coriandrol giúp diệt khuẩn, giảm sưng, giảm tình trạng nhiễm trùng tại hậu môn rất tốt. Bạn có thể dùng lá rau mùi để giảm đau do bệnh trĩ tại nhà bằng cách:

  • Chuẩn bị 100g rau mùi.
  • Sau đó bạn đem lá rau mùi đi sơ chế, rửa sạch. Tiếp theo, đem rau mùi đi đun sôi với 2 lít nước. Sau khi nước sôi thì đun thêm 10 phút (để lửa nhỏ) rồi tắt bếp và đem nước đi xông hậu môn.

9. Lá rau muống biển

Lá rau muống biển có tính mát, giúp giảm sưng đau và hỗ trợ làm giảm sự viêm nhiễm tại khu vực búi trí. Ngoài ra, thảo dược này còn giúp chống sa búi trĩ rất hiệu quả, với cách làm đơn giản là:

  • Chuẩn bị 1 bó rau muống biển, 1 củ sả, 1 bó dây đau xương.
  • Sau đó bạn đem rau muống biển và 2 nguyên liệu trên đi sơ chế, rửa sạch, rồi cho vào nồi đun chung với 1 lít nước. Bạn đun khoảng 10 phút thì lấy nước đem đi xông hậu môn.
Nên đọc: Bệnh trĩ có được ăn rau muống?

Xông lá rau muống biển

Tận dụng rau muống biển để xông chữa bệnh trĩ

10. Hoa hòe

Người ta tìm thấy trong hoa hòe có những hoạt chất như quercetin, rutin… có khả năng thẩm thấu vào sâu bên trong lớp niêm mạc tại ống hậu môn và làm giảm sưng đau, giúp bền thành tĩnh mạch. Đó là lý do bạn có thể làm bài thuốc xông từ hoa hòe chữa bệnh trĩ, bằng cách:

  • Chuẩn bị khoảng 20g hoa hòe, 40g ngải diệp và 20g mã xĩ phãn. Ngoài ra, đừng quên chuẩn bị thêm 20g đường quất.
  • Cách làm: Đem hoa hòe và những loại lá mà bạn đã chuẩn bị đi sơ chế, rửa sạch. Sau đó bạn cho chúng vào nồi, đun thảo dược cùng 2 lít nước trong thời gian 15 phút. Cuối cùng, bạn đợi nước nguội hoàn toàn thì đem nước đi vệ sinh bên ngoài hậu môn.

11. Sung (lá và quả)

Cả lá và quả của cây sung đều có thể dùng để thu nhỏ búi trĩ và giảm sự tổn thương do bệnh gây nên. Bạn có thể làm thuốc xông từ quả sung theo cách sau:

  • Chuẩn bị 15 quả sung còn xanh.
  • Tiếp theo, bạn rửa sạch sung, thái nhỏ, rồi cho vào trong nồi đun sôi khoảng 20 phút. Tiếp đến, bạn đợi nước bớt nóng thì đem đi xông và rửa hậu môn.

12. Cây sả

Cây sả có tính ấm, giúp chống viêm, sát khuẩn tốt. Thế nên, bạn có thể dùng cây sả, kết hợp cùng một số thảo dược theo cách sau để chữa bệnh trĩ:

  • Chuẩn bị: Sả, cúc tần, lá lốt, bạc hà, lá ngải cứu và nghệ.
  • Sau đó bạn đem từng nguyên liệu kể trên đi rửa sạch, rồi cho chúng vào nồi, đun cùng 2 lít nước trong 15 phút. Cuối cùng, dùng hỗn hợp nước nóng này để xông hậu môn.

13. Quả bồ kết

Dù không phải lá nhưng quả bồ kết cũng là một lựa chọn tốt dùng để xông, giúp giảm sưng đau tại vùng búi trĩ, ngừa và phòng ngừa loét hậu môn, với cách làm là:

  • Chuẩn bị khoảng 15 quả bồ kết.
  • Sau đó bạn chỉ cần đem bẻ nhỏ bồ kết, cho vào nồi chứa 2 lít nước, đun trong 15 phút thì tắt bếp, để nguội và dùng nước này để ngâm rửa vùng hậu môn.

Xông nước bồ kết

Xông bồ kết cũng có thể giảm khó chịu của bệnh trĩ

III - Những lưu ý cần nhớ khi xông trĩ tại nhà

Để tránh bị tổn thương do nhiệt độ nước quá nóng, bạn không nên xông ngay sau khi vừa nấu nước xong. Thay vào đó, bạn cần chờ nước nguội bớt và giảm xuống nhiệt độ khoảng 80 độ C.

Ngoài ra, khi xông, bạn cũng cần giữ khoảng cách giữa hậu môn và nước xông cẩn thận, tránh bị bỏng.

Khi thực hiện phương pháp xông tại nhà để chữa bệnh trĩ, bạn cần lưu ý rằng cách thức này sẽ đem tới hiệu quả tương đối chậm, cần kiên trì. Mặt khác, hiệu quả mà nó mang lại còn phụ thuộc nhiều vào mức độ tổn thương hậu môn và cơ địa từng người.

Thế nên, người bệnh chỉ nên thực hiện xông tại nhà để hỗ trợ giảm đau do bệnh trĩ. Bạn cần phải áp dụng thêm những phương pháp trị bệnh giúp tác động xâu vào căn nguyên, giải quyết nguyên nhân thì cơ thể mới sớm phục hồi.

Tin rằng, 13 loại lá xông trĩ vừa được chia sẻ, kết hợp cùng giải pháp khắc chế chứng bệnh này một cách bền vững ở trên sẽ giúp bạn kiểm soát được bệnh trĩ nhanh chóng, ngăn chặn bệnh chuyển biến nặng hơn trong tương lai.

Lên đầu trang
Loading