I - Tại sao cần làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là quá trình axit trong dạ dày bị đẩy ngược lên vùng thực quản, cổ họng gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Hiện tượng trào ngược axit đi kèm với các biểu hiện điển hiện như ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng ngực, hôi miệng... gây tác động tiêu cực đến cuộc sống.
Theo đánh giá khách quan, khi axit bị trào lên họng khiến niêm mạc họng bị viêm nhiễm kéo theo chứng viêm họng, ho, đau rát cổ họng... Vậy nên việc làm sạch cổ họng sau khi bị trào ngược là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe.
Vùng họng được sát khuẩn sẽ loại bỏ dịch vị dư thừa, kích thích hồi phục vết thương vùng niêm mạc. Từ đó giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh và hạn chế tình trạng hôi miệng, đau họng.
Trào ngược dạ dày khiến axit dịch vị bị đẩy ngược lên trên
II - Hậu quả khi không làm sạch họng do trào ngược dạ dày
Vẫn còn rất nhiều người chủ quan không quan tâm đến cổ họng của mình khi bị trào ngược dạ dày thực quản. Thực tế đây lại là một trong những cơ quan chịu nhiều tổn thương nhất do căn bệnh trào ngược gây ra. Điển hình nhất là viêm họng, người bị trào ngược rất thường xuyên bị viêm họng có trường hợp còn bị quanh năm.
Viêm họng kéo dài phát triển thành mạn tính đi kèm với chứng nóng rát cổ họng, đầy hơi, ruột gan cồn cào, hay ợ hơi, ợ chua khiến cuộc sống đảo lộn. Ngoài viêm họng người bệnh cũng gặp một số biểu hiện bị nghẹn ở cổ họng, cổ vướng víu, đau tức ngực hoặc bị khàn giọng khi nói nhiều, nói to.
Không chỉ dừng lại ở đó, trào ngược dạ dày thực quản còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cổ họng như: Viêm hoặc loét thực quản, chảy máu thực quản, nguy hiểm nhất là ung thư thực quản.
III - Cách làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày
Dưới tác động của chứng trào ngược dạ dày gây tổn thương lớn đến vùng thực quản và họng. Vì vậy người bệnh cần vệ sinh vùng họng cẩn thận để loại bỏ hoàn toàn hậu quả từ căn bệnh này gây ra.
1. Súc sạch họng bằng nước muối
Nước muối có khả năng sát khuẩn rất tốt được ứng dụng từ trong dân gian đến các cơ sở y tế. Nước muối có tính kháng khuẩn, tiêu viêm cực tốt nên có thể loại bỏ dịch vị và vi khuẩn tích tụ trong cổ họng nhanh chóng. Bạn có thể chuẩn bị nước muối rửa họng theo cách dưới đây:.
Cách 1: Dùng nước muối sinh lý
- Bạn mua nước muối sinh lý 0.9% ở ngoài hiệu thuốc rồi trực tiếp dùng dung dịch đó để súc họng.
- Lấy một lượng nước muối vừa phải để súc khoang miệng sau đó ngửa cổ để súc họng.
Cách này sẽ giúp cho nước muối được tiếp xúc với niêm mạc họng một cách tốt nhất. Bạn không cần lo lắng nếu lỡ nuốt phải nước muối vì chúng an toàn với cơ thể.
Cách 2: Dùng nước muối tự pha
- Pha loãng một thìa cà phê muối trong 200ml nước ấm. Thêm tiếp 1 lít nước vào dung dịch vừa pha được và lắc đều.
- Bạn dùng dung dịch vừa chuẩn bị được để súc họng như cách ở trên.
Súc họng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối tự pha
2. Súc miệng bằng nước chanh và mật ong
Mật ong vốn được biết đến với tác dụng chống oxy hóa và làm dịu niêm mạc rất tốt. Trong mật ong chứa hydrogen peroxide, glucose oxidase - 2 chất kháng sinh tự nhiên giúp loại bỏ vi khuẩn, chống viêm nhiễm cực tốt.
Chanh là nguyên liệu tự nhiên chứa axit citric và vitamin C với khả năng sát khuẩn hiệu quả. Khi kết với chanh với mật ong để vệ sinh họng sẽ làm tăng khả năng loại bỏ các vi khuẩn có hại ở họng, làm dịu họng và phục hồi lại những tổn thương do dịch vị gây ra.
Cách làm sạch cổ họng khi bị trào ngược dạ dày bằng chanh và mật ong như sau:
- Lấy 1 thìa mật ong pha cùng với 150ml nước đun sôi để nguội.
- Vắt ¼ quả chanh vào cốc nước trên và khuấy đều.
- Súc họng bằng dung dịch vừa pha vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy để làm sạch cổ họng.
3. Vệ sinh lưỡi sau khi đánh răng
Trong quá trình ngủ axit từ dạ dày cũng có thể trào ngược lên cổ họng. Chải lưỡi sau khi đánh răng giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám thức ăn, dịch vị dạ dày còn sót lại trong những tưa lưỡi. Từ đó ngăn ngừa tình trạng hôi miệng, loại bỏ cảm giác khó chịu ở cổ họng và phòng tránh một số bệnh ở cổ họng do vi khuẩn hoặc axit dạ dày gây ra.
Cách thực hiện:
- Dùng bàn chải chải nhẹ nhàng lưỡi sau khi đánh răng xong rồi súc miệng lại lần nữa.
- Mỗi lần chải khoảng 2-3 phút và nên thực hiện mỗi ngày một lần.
Chà lưỡi sau khi đánh răng để loại bỏ vi khuẩn
4. Súc miệng bằng nước chuyên dụng
Làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày bằng nước súc miệng là cách làm tiện lợi mà cũng rất hiệu quả. Dòng nước súc miệng với thành phần chính là Nano bạc là gợi ý tốt nhất cho khách hàng. Nano bạc có tính kháng khuẩn tốt giúp loại bỏ vi khuẩn bám lại cổ họng đồng thời phục hồi lại phần niêm mạc bị tổn thương do vi khuẩn gây ra.
Cách thực hiện:
- Uống ngụm nước vừa phải sau đó ngửa cổ lên để nước giữ ở cổ họng.
- Sau khoảng 1 phút thì nhổ phần nước súc miệng đó ra ngoài.
- Nên thực hiện mỗi ngày 2 lần và thời gian thực hiện tốt nhất là trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
5. Làm sạch miệng bằng nước trà xanh
Các hoạt chất có trong trà xanh có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm và giảm viêm họng hiệu quả. Mặt khác, trà xanh có nguồn gốc từ thiên nhiên nên bảo vệ niêm mạc dạ dày đồng thời hỗ trợ tiêu hóa thức ăn cực tốt. Cách làm nước súc họng từ trà xanh cụ thể như sau:
- Dùng nước nóng pha với lượng trà nhất định.
- Hàm trà 3 - 5 phút để trà ngấm rồi từ từ rót ra cốc để cho nguội bớt.
- Sử dụng nước trà súc sạch vùng miệng và họng từ 20 - 30 giây.
- Cuối cùng súc miệng lại bằng nước ấm để giảm vị chát ở khoang miệng.
6. Uống nhiều nước ấm
Ngoài đảm nhận nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, nước cũng giúp làm sạch cổ họng khi bị trào ngược dạ dày rất tốt. Uống nhiều nước sẽ cuốn đi được hết tất cả dịch vị, mảnh thức ăn từ dạ dày trào ngược lên. Ngoài ra, nước cũng giúp trung hòa axit trong trong dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn từ từ hạn chế được tình trạng trào ngược dạ dày.
Bổ sung nhiều nước ấm để loại bỏ vi khuẩn đọng ở cổ họng
IV - Lưu ý để tăng hiệu quả làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày?
Quá trình làm sạch họng cần tiến hành cẩn thận, thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất. Vì vậy trong thời gian vệ sinh vùng họng người bệnh cần kết hợp những điều sau để nâng cao kết quả chữa trị:
- Hạn chế sử dụng đồ ăn gây kích ứng niêm mạc như đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ…
- Không sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá vì những thứ này sẽ gây hôi miệng, tạo môi trường tốt cho vi khuẩn ở vùng cổ họng phát triển.
- Không uống đồ uống có ga vì thức uống này gây đầy bụng, gây ợ hơi, ợ chua… điều này không có lợi cho người bị trào ngược dạ dày.
- Nên nằm sau khi đã ăn sau 2-3 tiếng và kê cao phần đầu khi nằm.
- Thực hiện những cách làm sạch họng ở trên thường xuyên, đều đặn để đạt hiệu quả tốt nhất.
Hy vọng 7 cách làm sạch cổ họng khi bị trào ngược dạ dày tại nhà giúp người bệnh cải thiện triệu chứng bệnh nhanh chóng. Cách làm sạch họng giúp giảm triệu chứng khó chịu và hạn chế những hậu quả nghiêm trọng do bệnh lý gây ra. Tuy nhiên khách hàng cần tìm hiểu nguyên căn gây ra bệnh để có biện pháp xử lý nhanh chóng, hiệu quả.
DS. Nhi
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/6-meo-lam-sach-hong-khi-bi-trao-nguoc-da-day-tai-nha-n22515.html