Máu nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không?

2024-01-05 15:12:56

Thịt gà là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chính vì thế mà nhiều người bị mỡ máu cao băn khoăn rằng: "Liệu máu nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không?". Thịt gà có thể là một phần quan trọng của chế độ ăn lành mạnh cho người mỡ máu khi được chế biến và tiêu thụ một cách hợp lý. Đọc bài viết sau để tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của thịt gà và cách sử dụng cho người bệnh mỡ máu.

I. Giá trị dinh dưỡng của thịt gà

Trước khi đi tìm câu lời và giải thích "máu nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không?" chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thành phần giá trị dinh dưỡng của thịt gà. Thịt gà cùng một số loại thịt gia cầm khác là nguồn thực phẩm mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng cho người dùng. Dinh dưỡng mà thịt gà đem lại rất phong phú bao gồm: 

  • Các khoáng chất như Kali (K), Magie (Mg), Kẽm (Zn), Sắt (Fe), Phốt pho (P), Selen (Se)...
  • Axit béo không no: Omega-3, Omega-6… 
  • Các loại Vitamin nhóm B (B1-B3, B6, B9, B12), Vitamin A…

Thịt gà cũng chứa một lượng lớn protein - đây là chất giúp cơ thể hình thành nên cấu trúc cho tế bào và đóng góp một phần đến phát triển nhận thức, não bộ chiều cao cân nặng của con người.

Tùy theo từng bộ phận của gà mà trữ lượng protein, calo và chất béo cung cấp sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

  • Ức gà là bộ phận mang lại lượng protein cao nhất và hàm lượng chất béo thấp nhất. Với 100 gram ức gà không da và không xương sẽ cung cấp 165 calo, 31 gram protein (chiếm 80% lượng calo) và 3,6 gram chất béo (chiếm 20% lượng calo).

  • Thịt đùi gà có lượng protein thấp hơn ức gà nhưng lại cho hàm lượng chất béo nhiều hơn. Trong 100 gram thịt đùi gà không da và không xương cung cấp 209 calo, 26 gram protein (chiếm 53% lượng calo) và 10,9 gram chất béo (chiếm 47% lượng calo).

  • Cánh gà: Trong 100 gram cánh gà không da và không xương cung cấp 203 calo trong đó có 30,5 gram protein (chiếm 64% lượng calo) và 8,1 gram chất béo (chiếm 36% lượng calo).
  • Má đùi gà có tỷ lệ hàm lượng protein và chất béo gần tương tự cánh gà: 100 gram má đùi không xương cung cấp 172 calo với 28,3 gram protein (chiếm 70% lượng calo) và 5,7 gram chất béo (chiếm 30% lượng calo).

>>> XEM THÊM: Mỡ máu có ăn được trứng gà không?

II. Mối liên quan giữa chế độ ăn và tình trạng máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ chỉ tình trạng xuất hiện sự bất bình thường về hàm lượng lipid ở trong máu như tăng cao nồng độ cholesterol xấu (LDL), tăng nồng độ triglyceride, giảm cholesterol tốt HDL hoặc tăng cholesterol toàn phần trong máu. Chế độ dinh dưỡng có những tác động đáng kể đến tình trạng máu nhiễm mỡ. Một số nguyên nhân phổ biến gây gia tăng tình trạng máu nhiễm mỡ bao gồm các đối tượng mắc bệnh béo phì, lười vận động, lạm dụng uống rượu nhiều đi kèm với chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, nhất là việc sử dụng quá nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa.

Những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol có trong các loại thịt gia súc như thịt bò, thịt cừu, thịt heo… là những loại thịt mà người bệnh mỡ máu không nên ăn vì có thể làm gia tăng tình trạng mỡ máu xấu. Các loại thịt chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích, thịt hộp, đồ chiên rán…chứa nhiều chất béo không tốt cũng nằm trong nhóm khuyến cáo người bệnh máu nhiễm mỡ cần tránh sử dụng. Vậy còn thịt gà thì sao? Người bị máu nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không? Câu trả lời sẽ có ngay tại phần tiếp theo.

Máu nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không

Thịt gà mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho người dùng. Máu nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không?

III. Máu nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không?

Từ những phân tích bên trên đã có thể trả lời câu hỏi máu nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không, thịt gà không có khả năng gây tăng mỡ máu bởi có lượng chất béo và cholesterol khá thấp. Bên cạnh đó, niacin và Vitamin B có trong thịt gà giúp bảo vệ và làm mềm mạch máu, ngăn việc tạo cặn cholesterol tại thành mạch.

Phần thịt trắng của gà, đặc biệt là phần ức, có hàm lượng chất béo và cholesterol thấp hơn phần thịt đỏ. Chính vì thế mà người bệnh mỡ máu hoặc huyết áp cao có thể sử dụng một lượng nhỏ thịt ức gà hoặc thịt trắng khác của gà ở phần đùi, cánh... trong khẩu phần hàng ngày. Bên cạnh đó, người bị máu nhiễm mỡ nên hạn chế ăn da gà (dễ gây da tăng hàm lượng lipid trong máu).

Bên cạnh thịt gà thì có hai loại thịt nữa đó chính là thịt cá và thịt thỏ - được cho là bộ ba "khắc tinh" đối với bệnh máu nhiễm mỡ. Cá có chứa lượng đạm cao và chất dinh dưỡng đa dạng với ưu điểm nổi trội là không làm tăng lượng chất béo trong cơ thể, không gây thừa cân. Trong khi đó, thịt thỏ lại chứa nhiều protein, hàm lượng chất béo thấp có khả năng giúp cơ thể giảm bớt được chất béo trung tính cũng như chlolesterol xấu, qua đó kiểm soát được lượng mỡ trong máu.

Máu nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không

Thịt gà, hịt cá và thịt thỏ - là bộ ba "khắc tinh" đối với bệnh máu nhiễm mỡ

>>> XEM THÊM: Hạ mỡ máu bằng thảo dược: 9 thảo dược dân gian dễ tìm hiệu quả cao

IV. Bị mỡ máu cao nên ăn thịt gà như thế nào?

1. Phần thịt gà nên chọn

Như đã đề cập ở trên, người bị máu nhiễm mỡ nên ưu tiên ăn phần thịt trắng của gà, đặc biệt là phần ức. Lý do là bởi phần thịt ức của gà giàu protein nhưng chứa ít calo và lượng chất béo trong thịt ức cũng tương đối thấp. Thịt trắng hoặc thịt ức gà sẽ phù hợp cho khẩu phần ăn của người bệnh máu nhiễm mỡ. Tuy nhiên thì phần da gà là chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol vì vậy mà người bị máu nhiễm mỡ cần hạn chế ăn da gà.

2. Cách chế biến

Cách chế biến thịt gà sẽ tác động thay đổi khá nhiều đến lượng chất béo và cholesterol có trong thực phẩm.  Trong đó tiêu thụ thức ăn có giàu chất béo bão hòa từ ý kiến chuyên gia sẽ làm tăng cholesterol xấu LDL trong máu. Chính vì vậy mà việc lựa chọn cách nấu cũng khá quan trọng với những ai đang bị mỡ máu cao. Các phương pháp nấu nướng như chiên, rán sẽ làm tăng lượng chất béo bão hòa và cholesterol trong thịt gà. 

Cùng xem những thay đổi về lượng cholesterol trong các cách nấu khác nhau khi chế biến 100g ức gà:

  • Chiên giòn: thành phầm thịt gà sẽ chứa khoảng 85 - 89mg cholesterol.
  • Thịt gà nướng chứa 84mg cholesterol.
  • Món hầm ức gà chứa 77mg cholesterol.

Như vậy có thể thấy món hầm có hàm lượng cholesterol thấp nhất. Vì vậy, người bị máu nhiễm mỡ nên hạn chế ăn thịt gà chiên, rán và chế biến thịt gà bằng các phương pháp lành mạnh như hấp, luộc, hầm. Các phương pháp này sẽ giúp giảm lượng chất béo bão hòa và cholesterol trong thịt gà từ đó giúp kiểm soát tốt tình trạng mỡ máu.

3. Kết hợp cùng các thực phẩm khác

Người bị mỡ máu cao vẫn có thể thưởng thức thịt gà, nhưng cần chế biến đúng cách. Bạn cũng có thể kết hợp thịt gà với các thực phẩm khác như thực phẩm giàu chất xơ, các loại ngũ cốc nguyên hạt hay những thực phẩm chứa chất béo không no như cá, dầu olive giúp giảm cholesterol xấu, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Khi kết hợp với chất xơ, món ăn sẽ giúp hấp thụ cholesterol trong ruột, còn ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm hấp thu cholesterol từ thức ăn, các loại hạt và dầu olive giúp tăng sản xuất cholesterol tốt.

Bạn cũng có thể kết hợp ức gà nướng trong salad rau củ để có một bữa ăn vừa ngon, vừa có lợi cho sức khỏe và tim mạch.

Máu nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không

Salad rau củ ức gà nướng phù hợp người mắc bệnh máu nhiễm mỡ

Trên đây là những thông tin cung cấp cho câu hỏi "máu nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không?" Đáp án là CÓ. Lựa chọn phần thịt trắng của gà cùng sự kết hợp với những thực phẩm khác nhiều chất xơ sẽ là những món ăn giàu protein, ít cholesterol phù hợp với người bị mỡ máu.

Lên đầu trang
Loading