Máu nhiễm mỡ có ăn được trứng vịt lộn không?

2024-07-31 16:25:14

Là món ăn ngon lại nhiều dưỡng chất, trứng vịt lộn trở thành một trong những món ăn được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng, bị máu nhiễm mỡ thì không nên ăn món ăn này vì trong trứng vịt lộn có lượng cholesterol cao. Vậy thực hư như thế nào? Máu nhiễm mỡ có ăn được trứng vịt lộn không?

I. Giá trị dinh dưỡng của trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn là một món ăn có hàm lượng dinh dưỡng rất dồi dào khi một quả có chứa tới khoảng 182 calo, ngoài ra còn chứa nhiều thành phần khác như protein (13,6 gam), chất béo (12,4 gam), canxi (82 mg), phốt pho (212 mg), cholesterol (600 mg)... cùng các loại vitamin A, C, B1…

Nhờ chứa nhiều dưỡng chất, trứng vịt lộn là món ăn giúp bồi bổ cơ thể, giảm tình trạng suy nhược, gầy gò, ngoài ra còn giúp tăng cường thị lực và sức đề kháng.

máu nhiễm mỡ có ăn được trứng vịt lộn

>>> XEM THÊM:  Người bị máu nhiễm mỡ có uống được mật ong không?

II. Máu nhiễm mỡ có ăn được trứng vịt lộn không? Nguyên tắc ăn trứng vịt lộn an toàn

Như đã phân tích ở phần giá trị dinh dưỡng, trứng vịt lộn tuy chứa nhiều thành phần dưỡng chất nhưng cùng với đó, lượng cholesterol có trong mỗi quả trứng cũng ở mức cao, khoảng 600 mg. Vì vậy mà nhiều người lo lắng người bệnh máu nhiễm mỡ có ăn được trứng vịt lộn không? Câu trả lời là đây là món ăn cần hạn chế với người bệnh máu nhiễm mỡ tuy nhiên không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn. Người bệnh vẫn có thể ăn nhưng cần ăn ở mức hợp lý và đúng cách, cụ thể là:

  • Về số lượng ăn: Không quá 2 quả/tuần. Vì nếu bạn ăn nhiều hơn mức này có thể gây ra béo phì và làm nặng hơn tình trạng máu nhiễm mỡ.
  • Về thời điểm ăn: Thời điểm tốt nhất bạn nên ăn chính là vào buổi sáng, không ăn vào buổi tối để tránh tình trạng bị đầy bụng, không tiêu.
  • Về cách ăn: Vì trứng vịt lộn là loại thức ăn có tính hàn, vì vậy khi ăn bạn nên kết hợp ăn cùng rau răm và gừng - 2 loại rau này khi ăn cùng trứng không chỉ giúp làm tăng hương vị món ăn mà còn giúp cân bằng nhờ có tính ấm.
  • Lưu ý, bạn nên ăn trứng vịt lộn ngay khi luộc xong để vừa đảm bảo độ ngon miệng cũng như các chất dinh dưỡng không bị mất đi, tuyệt đối không để trứng đã luộc qua đêm rồi mới ăn vì như vậy rất có thể gặp phải tình trạng bị nhiễm khuẩn, đau bụng.

III. Những trường hợp máu nhiễm mỡ không nên ăn trứng vịt lộn

Người bệnh máu nhiễm mỡ sẽ hoàn toàn không nên ăn trứng vịt lộn nếu đi kèm theo các bệnh lý khác như:

  • Bệnh đái tháo đường: Việc ăn trứng vịt lộn sẽ làm rối loạn lượng đường trong máu.
  • Bệnh tim mạch: Người bệnh có thể có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim do tắc mạch nếu ăn trứng vịt lộn.
  • Huyết áp cao: Vì trứng vịt lộn sẽ càng làm huyết áp người bệnh trở nên cao hơn nữa.
  • Bệnh gan: Người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau bụng, ăn không tiêu sau khi ăn trứng vịt lộn.
  • Bệnh gout: Trứng vịt lộn sẽ khiến cho các triệu chứng của bệnh như đau, sưng khớp càng trở nên trầm trọng hơn.

máu nhiễm mỡ có ăn được trứng vịt lộn

Người bệnh máu nhiễm mỡ ăn trứng vịt lộn cần tuân thủ một số nguyên tắc

>>> XEM THÊM: Máu nhiễm mỡ kiêng ăn gì để tránh biến chứng

IV. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh máu nhiễm mỡ 

Để cải thiện bệnh, người bệnh máu nhiễm mỡ cần được những quy tắc trong chế độ dinh dưỡng gồm:

  • Bổ sung thêm nhiều chất xơ: Có trong rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Uống đủ nước: Tối thiểu khoảng 2 lít mỗi ngày.
  • Bổ sung thêm protein nạc như các loại cá, gà, thịt nạc…
  • Hạn chế tối đa việc dùng rượu, bia, chất kích thích.
  • Hạn chế dùng nhiều muối trong chế biến món ăn.
  • Hạn chế 2 loại chất béo bão hòa và chuyển hóa: Cụ thể, bạn nên hạn chế dùng các loại thực phẩm như thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh, nội tạng, da, mỡ động vật và các loại bánh quy kem… thay vào đó, bạn nên sử dụng các loại chất béo không bão hòa, có trong các loại thực phẩm có lợi như dầu oliu, dầu hạt cải, các loại hạt… 

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kiểm soát tốt cân nặng của bản thân, việc tập thể dục đều đặn, hạn chế lo âu, căng thẳng kéo dài và nhớ kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Có thể thấy, trứng vịt lộn là một món ăn bổ dưỡng và người bệnh máu nhiễm mỡ vẫn có thể ăn được nếu ăn ở mức độ hợp lý tại những thời điểm thích hợp. Với người bị máu nhiễm mỡ nhưng có mắc thêm cả những bệnh lý nền, bệnh mạn tính khác thì tốt nhất không nên ăn trứng vịt lộn để có thể duy trì tốt sức khỏe của bản thân.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ