5 mẹo dân gian chữa rối loạn tiền đình hiệu quả, đơn giản

2024-03-04 10:26:31

Khi điều trị rối loạn tiền đình thì hầu hết các bác sĩ đều tư vấn bệnh nhân nên thực hiện thêm một số mẹo để chữa rối loạn tiền đình tại nhà, điều này nhằm tạo thêm yếu tố hỗ trợ thúc đẩy quá trình điều trị bệnh hiệu quả và nhanh hơn. Những mẹo dân gian chữa rối loạn tiền đình đơn giản chỉ là những bài tập, những động tác hoặc các loại thảo dược tự nhiên nên tính an toàn tương đối cao. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn một số phương pháp hỗ trợ giảm rối loạn tiền đình ngay tại nhà.

1. Mẹo chữa rối loạn tiền đình bằng cách kích thích máu lưu thông lên não

Như chúng ta đã biết thì thiếu máu lên não là một trong nhiều lý do cực kỳ phổ biến gây ra chứng rối loạn tiền đình, vì vậy từ xưa tới nay người ta đã sáng tạo ra một số mẹo giúp kích thích máu lưu thông lên não tốt hơn, giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của rối loạn tiền đình. Bạn có thể tham khảo một số mẹo dân gian dưới đây:

Động tác 1: Xoa cổ gáy

  • Ngồi thẳng lưng, dùng 2 tay ôm ra đằng sau gáy với mặt lòng bàn tay áp vào gáy.
  • Dùng 2 lòng bàn tay liên tục chà theo phương ngang ở sau gáy, từ trái qua phải và ngược lại. Thực hiện khoảng 1 phút.
  • Tiếp đó dùng các đầu ngón tay để miết, chà xát 2 bên sườn gáy. Có thể thực hiện từng bên mỗi lần hoặc cả hai bên cùng lúc. Tối thiểu mỗi bên 20 - 30 lần chà xát.

mẹo xoa cổ vai gáy chữa rối loạn tiền đình

Động tác 2: Cúi ngửa, nghiêng

  • Người bệnh ngồi thẳng người ngay ngắn ở trên ghế, để hai chân tạo thành một góc vuông với đùi. Lưng giữ thẳng, hai vai giữ nguyên.
  • Cằm cúi gập xuống phía dưới một cách tối đa, đồng thời từ từ hít vào một hơi thở thật sâu.
  • Ngửa cổ ra phía sau hết cỡ, được khoảng từ 10 - 15 giây thì nhẹ nhàng chuyển động từ từ về vị trí ban đầu đồng thời thở ra một cách từ từ đều đặn.
  • Tiếp theo giữ tư thế thẳng cổ, nghiêng từ từ đầu sang trái. Khi nghiêng kết hợp hít vào từ từ giữ nguyên từ 10 - 15 giây. Xong xuôi lại tiếp tục thở ra nhịp nhàng và trở về vị trí cũ, nghỉ ngơi khoảng 5 - 6 giây.
  • Tương tự nghiêng từ từ sang phải, nghiêng từ từ hít thở sâu, chậm rãi, đều đặn, giữ nguyên tư thế và nhịp thở đó từ 10 - 15 giây. Tiếp tục vừa từ từ thở ra một cách chậm rãi, đều đặn rồi trở về vị trí ban đầu. Mỗi động tác thực hiện hơn 10 lần trong khuôn khổ sức lực cơ thể cho phép.

phương pháp cúi ngửa trị rối loạn tiền đình

Động tác 3: Quay cổ

  • Các bạn ngồi ở tư thế giống như động tác cúi, ngửa, nghiêng. Vai giữ nguyên còn phần đầu nhẹ nhàng cúi xuống theo hướng vào thân.
  • Nhẹ nhàng quay tròn đầu theo chiều thuận kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ kết hợp hít vào, thở ra đều đặn. Sau đó chúng ta sẽ làm ngược lại, chúng ta sẽ làm mỗi chiều từ 10 - 20 lần.

mẹo quay đầu giảm rối loạn tiền đình

Động tác 4: Nằm ngửa

  • Các bạn nằm trên một mặt phẳng độ cứng vừa phải, toàn thân buông lỏng, đầu óc thư giãn không nghĩ ngợi.
  • Phần đầu không cần dùng gối, hai tay để xuôi dọc theo thân. Sau đó cố định phần gót chân, rướn thân người lên và cong người về phía trước như con tôm.
  • Duy trì nguyên tư thế này trong khoảng thời gian từ 1 - 2 phút rất tốt cho người bị tiền đình nhờ khí huyết lưu thông tới não bộ, vùng đốt sống cổ, vai, gáy được thư giãn.

động tác nằm ngửa chữa rối loạn tiền đình

Động tác 5: Nằm úp

  • Cả thân người thả lỏng nhẹ nhàng, hai tay xuôi dọc theo phía thân người. Lòng bàn tay ngửa lên, còn bàn chân duỗi ra hết mức, dùng lực của phần cằm đỡ chính cho đầu, mắt nhìn về phía trước.
  • Tư thế nằm này rất tốt cho sức khỏe não bộ. Các bạn cứ vậy nằm nguyên trong vòng từ 10 - 15 phút giãn cơ, đỡ đau mỏi cơ. Vùng cổ, gáy, đầu, não vận chuyển điều hòa khí huyết tốt, đỡ hẳn hoa mắt, chóng mặt.

Động tác 6: Xoay người

  • Các bạn đứng thẳng người sao cho thoải mái, hai tay buông xuôi dọc theo thân người.
  • Nhẹ nhàng xoay người sang trái rồi lại xoay người sang phải, ở mỗi động tác xoay dừng lại nghỉ ngơi từ 5 - 10 giây, tốc độ thực hiện vừa phải.
  • Mỗi lần xoay sang trái hay sang phải như trên, các bạn thực hiện từ 5 - 7 lần, nếu trong quá trình tập thấy chóng mặt thì nên dừng lại nghỉ ngơi chút ít rồi tiếp tục lặp lại.

đứng xoay người giảm rối loạn tiền đình

Động tác 7: Đi bộ giật cục

  • Bước nhanh tới phía trước 5 bước sau đó dừng lại đột ngột, dừng nghỉ từ 5 - 10 giây, sau đó lại tiếp tục tới phía sau. Người bệnh sẽ thấy hơi chóng mặt một chút nhưng cố gắng lặp đi lặp lại động tác từ 5 - 7 lần sẽ rất tốt.
  • Mục đích của mẹo trị rối loạn tiền đình này là giúp cho hệ thần kinh trung ương và ngoại biên hoạt động ổn định, vững vàng, điều hòa khí huyết vùng đầu, não, cơ thể tốt hơn. Khi có sự tác động đột ngột vào cơ thể cũng không lo ngại chóng mặt, mất thăng bằng.

Động tác 8:

  • Lấy tay chải hai bên đầu thuận theo chiều từ trên xuống dưới giúp máu lưu thông lên não tốt hơn.
  • Dùng tay gõ vào vùng quanh mang tai, giúp hỗ trợ các tinh thể canxi trong tai ổn định vị trí. Động tác khá đơn giản, hằng ngày bạn tập thói quen thực hành động tác này từ 3 - 5 lần sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
  • Dùng tay véo tai sao cho có cảm giác đau, mỗi lần làm từ 7 - 10 phút giúp giảm bớt chứng ù tai đáng kể.

Người bệnh nên kiên trì thực hiện các mẹo dân gian chữa rối loạn tiền đình trên hàng ngày để phát huy hiệu quả tốt nhất, giảm nhẹ triệu chứng tiền đình, cải thiện khả năng giữ thăng bằng, nâng cao chất lượng cuộc sống.

2. Mẹo trị rối loạn tiền đình bằng các loại cây thuốc nam

Để giảm bớt phần nào tác dụng phụ của tân dược, nhiều người bệnh lựa chọn phương thuốc “cây nhà lá vườn” để giảm đi những triệu chứng khó chịu của chứng rối loạn tiền đình. Với những ưu điểm an toàn, hiệu quả, thích hợp sử dụng lâu dài, một số cây thuốc nam cho hiệu quả trị bệnh rất tốt như mã đề, ngải cứu, tam thất, đinh lăng, bạch quả, đan sâm…

Cây mã đề

Cây mã đề là một vị thuốc có tính hàn, vị ngọt, không độc được dùng phổ biến theo kinh nghiệm dân gian để chữa trị hiệu quả chứng chóng mặt, hoa mắt…

Y học hiện đại cũng chỉ ra rằng trong cây thuốc này có chứa canxi, vitamin C cùng nhiều khoáng chất khác giúp giảm nhanh các cơn đau đầu, choáng váng, xây xẩm.

Dùng mã đề kết hợp với các vị thuốc như sinh địa, sơn chi tử, long đởm thảo, hoàng cầm, mẫu đơn bì, cúc hoa… đem sắc lên mỗi ngày uống một lần. Uống đều đặn cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm mới thôi.

Cây ngải cứu

Rau ngải cứu vô cùng quen thuộc có vị nồng, tính đắng với công dụng nổi bật là điều hòa lưu thông máu huyết lên não bộ, lên hệ tiền đình giúp những cơ quan này hoạt động ổn định, không bị rối loạn.

Rau ngải cứu khi chế biến thành món ăn hoặc sao khô lên dùng để điều trị hiệu quả rối loạn tiền đình. Sử dụng rất tốt trong những trường hợp bị choáng váng, xây xẩm khi đứng dậy, đau đầu do thời tiết thay đổi.

mẹo giảm rối loạn tiền đình bằng ngải cứu

Tam thất

Tam thất là một trong những bài thuốc nam giúp cải thiện những triệu chứng khó chịu của tiền đình như chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, mất ngủ… mà không tăng cường miễn dịch mạnh mẽ cho cơ thể.

Mọi người uống trà hoa tam thất mỗi ngày, kiên trì áp dụng trong khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Đinh lăng

Nghiên cứu chỉ ra rằng trong đinh lăng cũng chứa rất nhiều thành phần khoáng chất, dưỡng chất tốt cho sức khỏe tổng thể, nhất là trong việc điều trị chứng rối loạn tiền đình.

Những hoạt chất trong cây thuốc này giúp bổ khí huyết mang oxy và các dưỡng chất lên đến hệ tiền đình giúp phục hồi sức khỏe hệ tiền đình. Người bệnh có thể dùng đinh lăng tươi hoặc khô, pha trà hoặc ăn kèm cùng với những món ăn khác để trị bệnh.

Trên thực tế việc chữa rối loạn tiền đình bằng cây thuốc nam phải tốn rất nhiều thời gian để phát huy công dụng, đòi hỏi phải thật nhẫn nại. Ngoài ra cây thuốc chỉ phù hợp đối với những người đang ở trong giai đoạn bệnh nhẹ, mới chớm.

3. Mẹo giảm rối loạn tiền đình bằng thực phẩm

Quan tâm và điều chỉnh tới dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày cũng là một mẹo nhỏ để chữa rối loạn tiền đình rất hiệu quả, dưới đây là một số loại vitamin bạn cần chú ý bổ sung để đảm bảo cân bằng dưỡng chất cho cơ thể.

Vitamin B6

Thực phẩm giàu vitamin B6 cực kỳ tốt cho hệ thần kinh, ngoài ra còn tăng sức đề kháng mạnh mẽ phòng ngừa nhiều căn bệnh.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 như thịt gà, cá, trái cây như cam, táo, chuối, hạnh nhân, bơ, ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, bí ngô…

Vitamin C

Loại vitamin quen thuộc rất tốt cho sức khỏe, chữa chứng đau đầu, chóng mặt, đồng thời giúp tăng cường hấp thụ các khoáng chất vi lượng - là các vi dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của trí não, giảm căng thẳng.

Vitamin C tự nhiên có nhiều trong các loại trái cây họ nhà cam như bưởi, quýt, quả dứa, dâu tây, súp lơ, rau cải xanh.

cách bổ sung vitamin trị rối loạn tiền đình

Vitamin D

Loại vitamin này là một thành phần có ý nghĩa vô cùng quan trọng cải thiện, phòng ngừa hiệu quả chứng xơ cứng tai - triệu chứng điển hình khi tiền đình suy yếu.

Người bệnh có thể nạp nhiều vitamin D bằng cách ăn nhiều các loại cá, uống nhiều sữa hay tắm nắng.

Axit folic

Món ăn giàu axit folic có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc sản sinh các tế bào hồng cầu, phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt cho cơ thể. Ngoài ra còn đóng vai trò hình thành nên một số chất truyền dẫn thần kinh ở não bộ, giảm thiểu mắc các chứng bệnh thần kinh.

Thực phẩm dồi dào axit folic có ở gan các loại động vật như lợn, gà, súp lơ, ngũ cốc, bánh mì, măng.

Thực phẩm giàu Magie

Nguồn thực phẩm giàu Magie có tác dụng thư giãn thần kinh, điều hòa chức năng dây thần kinh giúp cải thiện đau đầu, căng thẳng rất tốt.

Trong thực đơn hằng ngày, người bệnh nên ăn nhiều hơn các loại hải sản, cá, thịt, rau tươi màu xanh, các loại hạt như đậu, lạc, vừng, quả bơ, chuối.

Lưu ý: Thực phẩm chứa nhiều chất béo nguy cơ cao tăng hàm lượng cholesterol làm rối loạn tiền đình trầm trọng thêm nên người bệnh cần hạn chế ăn.

4. Mẹo hết rối loạn tiền đình bằng cách bấm huyệt

Day bấm nhẹ vào các huyệt đạo có tác dụng điều hòa khí huyết, tăng cường lưu thông máu não trị chóng mặt, buồn nôn, đau đầu tai ù, mắt hoa, hồi hộp, mất ngủ…

Người bệnh thực hiện trong khoảng từ 15 - 30 ngày tùy theo mức độ nặng nhẹ, diễn biến của bệnh.

Các vị trí bấm huyệt tốt cho người bị rối loạn tiền đình như: Huyệt bách hội, huyệt phong trì, huyệt phong phủ, huyệt thái dương, huyệt hợp cốc, cặp huyệt nội quan và ngoại quan, huyệt giác tôn, huyệt thượng tinh.

Lưu ý: Trong quá trình bấm huyệt nếu thấy có những biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, mạch nhanh, sắc mặt tái nhợt, vã mồ hôi thì nên dừng lại. Sau đó người bệnh ngồi nghỉ ngơi, uống một cốc trà gừng ấm và lau mồ hôi giữ ấm cơ thể.

5. Mẹo chữa rối loạn tiền đình bằng việc thay đổi lối sống

  • Tập thói quen uống đủ nước mỗi ngày giúp cơ thể tỉnh táo, sảng khoái, tốt cho hệ tiền đình, não bộ cũng như toàn bộ hoạt động của cơ thể.
  • Đồ uống có cồn, hút nhiều thuốc lá, thói quen uống nhiều cà phê gây ảnh hưởng xấu tới hệ thống thần kinh, tiền đình, não bộ gây ra nhiều vấn đề tinh thần, tâm lý. Vậy nên mọi người cần có những cách giảm thiểu hiệu quả để giữ gìn sức khỏe.
  • Biết cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống để tâm trí luôn thoải mái, vui vẻ, bệnh tật không tìm đến.
  • Một giấc ngủ thực sự chất lượng có ý nghĩa to lớn đối với sức khỏe tiền đình. Thời gian cơ thể chìm vào giấc ngủ là lúc não bộ được nghỉ ngơi, phục hồi. Với những người mất ngủ, ngủ không trọn giấc sẽ làm tăng nặng thêm triệu chứng bệnh tiền đình.
  • Thường xuyên tập thể dục nhịp điệu, thiền, vũ đạo, khiêu vũ… rất tốt cho hệ tiền đình. Nhiều người cảm thấy dường như đã thoải khỏi hẳn những trải nghiệm đáng sợ của chóng mặt. Ngoài ra cảm nhận về những chuyển động hay không gian xung quanh tốt hơn nhiều so với trước đây.
  • Nếu có những khoảng thời gian rảnh, hãy tập các động tác yoga (tư thế trái núi, tư thế cây cầu, tư thế con cá…). Người bệnh cần kiên nhẫn tập luyện mỗi ngày sẽ giúp oxy lưu thông tới mọi cơ quan bộ phận, hệ tiền đình hoạt động bình thường ổn định, khắc phục triệu chứng đáng kể.

Mẹo dân gian chữa rối loạn tiền đình được rất nhiều người áp dụng. Đây đều là những cách thức đơn giản, hiệu quả, dễ thực hiện, tiện lợi. Chúc mọi người mau chóng thoát khỏi rối loạn tiền đình, sống vui sống khỏe mỗi ngày.

Lên đầu trang
Loading