Mệt mỏi khi mang thai phải làm sao? 5 Cách khắc phục cho mẹ bầu hiệu quả

2023-11-15 15:10:25

Mệt mỏi khi mang thai trạng thái xuất hiện phổ biến khi cơ thể có nhiều thay đổi trong giai đoạn mang bầu. Vậy làm cách nào để nhận biết cảm giác uể oải, thiếu sức sống khi mang bầu. Có cách nào để xua tan mệt mỏi, uể oải khi mang thai hay không? Tổng hợp những thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp đến khách hàng cụ thể ở bài viết dưới đây.

I - Tại sao mẹ bầu mang thai lại mệt mỏi?

Mang thai đánh dấu bước chuyển biến cùng nhiều thay đổi về nội tiết tố của người phụ nữ. Lúc này hệ thống tuần hoàn (huyết áp, nhịp tim), hệ nội tiết và cùng nhiều hệ cơ quan cần thích ứng với sự hiện diện của sinh linh bé bỏng.

Những thay đổi bất thường về nội tiết, cân nặng, trạng thái khiến mẹ bầu đối diện với cảm giác mệt mỏi khi mang thai. Điều này được lý giải cụ thể như sau:

1. Progesterone tăng cao

Hormone progesterone tăng cao ở thời điểm mang thai khiến mẹ bầu mệt mỏi, buồn nôn trong thai kỳ. Progesterone làm giãn nở cơ trơn ở ruột non cùng ruột già khiến mẹ mắc táo bón, mệt mỏi khi đi vệ sinh.

Mặt khác kích thước của thai nhi chi phối đến hệ thần kinh giao cảm khiến hệ thống cơ quan vận hành thiếu linh hoạt. Lúc này chức năng tiêu hóa bị sụt giảm gây tác động xấu đến việc thu nạp các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Mẹ bầu hấp thu giảm, ốm nghén liên tục gây mệt mỏi, thiếu sức sống.

nguyên nhân mẹ bầu mệt mỏi khi mang thai

Nồng độ Progesterone ở giai đoạn mang thai tăng lên đáng kể

2. Cơ thể thiếu sắt

Mệt mỏi khi mang thai là biểu hiện thường thấy ở những mẹ bầu bị thiếu sắt. Lúc này lượng sắt bị thiếu hụt nên không đủ nguyên liệu để sản xuất hồng cầu làm cho việc vận chuyển oxy, dưỡng chất ở cơ thể bị sụt giảm.

Cơ thể người mẹ sẽ bị “đói năng lượng” và có biểu hiện kiệt sức hoặc mệt mỏi kéo dài. Một số mẹ bầu thiếu sắt thiếu máu đi kèm với thể trạng yếu còn có thể ngất xỉu, đi đứng loạng choạng không vững…

3. Mẹ bị tiểu đường thai kỳ

Bất kỳ người mẹ mang thai nào cũng có thể đối mặt với nguy cơ tiểu đường ở thai kỳ. Đây là “thủ phạm” vô cùng nguy hiểm gây nên mệt mỏi, thể trạng suy giảm ở giai đoạn mang thai ở mẹ bầu.

Tiểu đường thai kỳ có sự liên quan trực tiếp đến rối loạn nội tiết tố, tác động tới hoạt động của insulin khiến đường huyết trong bị mất kiểm soát. Khi mắc tiểu đường thai kỳ mẹ dễ gặp biến chứng: sinh non, sẩy thai, nhiễm trùng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sụt cân quá mức, thai lưu…

cảm giác mệt mỏi khi mang thai

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sẽ có cảm giác mệt mỏi, uể oải

4. Hoạt động trao đổi chất kém

Mẹ bầu mệt mỏi khi mang thai còn bắt nguồn từ khả năng trao đổi chất kém hiệu quả. Lúc này cơ thể mẹ bị thiếu hụt năng lượng làm sức khỏe bị suy giảm đồng thời thai nhi không đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện.

5. Bị hạ đường huyết đột ngột

Uể oải khi mang thai có thể là dấu hiệu khi đường huyết đột ngột giảm. Không chỉ có vậy còn có một số biểu hiện kèm theo như: mặt mày xây xẩm, hoa mắt chóng mặt, tim đập nhanh, da tái nhợt nhạt…

II - Các dấu hiệu mệt mỏi khi mang thai

Cảm giác uể oải khi mang thai khiến chất lượng cuộc sống và sức khỏe mẹ bầu bị thụt giảm. Vì thế dựa trên các biểu hiện nhận biết dưới đây để mẹ có hướng cải thiện phù hợp.

1. Cơ thể uể oải, thiếu sức sống

Mẹ bầu mệt mỏi thường biểu hiện ngay ra bên ngoài với trạng thái chân tay yếu rã rời, cơ thể thiếu sức lực để hoạt động và sinh hoạt. 

Uể oải còn tác động tới tâm trạng, khiến mẹ bầu thiếu vui vẻ, tâm lý bất an và chán chường. Thậm chí, một số mẹ bầu còn có những suy nghĩ tiêu cực hoặc lo lắng quá mức đi kèm hành vi xấu tới bản thân và em bé trong bụng.

2. Buồn nôn hoặc nôn

Chị em đang mang bầu trong 3 tháng đầu thường có hiện tượng ốm nghén nên đi kèm với hiện tượng buồn nôn, nôn. Khi nôn, dạ dày sẽ tống đẩy thức ăn, nước uống mà mẹ đã bổ sung vào cơ thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Hiện tượng này kéo dài khiến cơ thể mẹ bầu bị bào mòn sức khỏe, kiệt quệ nghiêm trọng do thiếu chất. Nếu hiện tượng buồn nôn, nôn diễn biến nghiêm trọng trên 3 tháng thì sản phụ nên đến thăm khám để tránh sai lầm đáng tiếc.

cảm giác mệt mỏi khi mang thai

Mẹ bầu nôn nghén liên tục làm cho sức khỏe bị tác động

3. Hoa mắt, đau đầu

Mệt mỏi khi mang thai còn biểu hiện thông qua cơn đau đầu khó chịu kèm cảm giác hoa mắt, Lúc này hệ tuần hoàn trong cơ thể của người phụ nữ thường có xu hướng làm việc “hết công suất” để kịp thời cung cấp đủ máu cho cả mẹ và bé.

Thế nhưng, một số người phụ nữ lại rơi vào trạng thái thiếu máu, hệ thần kinh tăng hoạt động khiến mẹ bị đau đầu, đi đứng loạng choạng, hoa mắt và chóng mặt.

Không chỉ có vậy, hoa mắt và đau đầu có thể xảy ra ở các chị em đang mang bầu bị thiếu hụt chất dinh dưỡng gây thiểu năng tuần hoàn máu não. Vì vậy, chúng ta cần phải hết sức cảnh giác triệu chứng này ở phụ nữ đang mang thai.

4. Khó đi vào giấc ngủ

Sự thay đổi trong cơ thể khi mang thai như: trao đổi chất, thân nhiệt, nội tiết tố… sẽ khiến phụ nữ mang thai khó ngủ. Không những vậy, hiện tượng bị chuột rút vào ban đêm, tỉnh giấc vào giữa đêm để đi tiểu, tăng huyết áp trong thai kỳ làm cản trở tới giấc ngủ của chị em.

Giấc ngủ bị ảnh hưởng xấu lâu ngày sẽ khiến cho tính tình của người phụ nữ mang bầu. Họ sẽ trở nên cáu kỉnh, hay nóng giận hoặc thậm chí gây ra tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.

mẹ  bầu mất ngủ

Chất lượng giấc ngủ ở mẹ bầu giảm sút, khó đi vào giấc ngủ

5. Chân tay sưng phù

Mệt mỏi khi mang thai còn do tay chân bị sưng phù, đau nhức từ giai đoạn giữa hoặc cuối thai kỳ. Phần lớn phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao gặp phải trạng thái này nhiều hơn.

Phụ nữ có thể bị sưng phù chân tay kèm theo sự mệt mỏi, khó vận động hoặc đi lại. Nếu triệu chứng này diễn ra trong thời gian dài thì có thể gây nguy hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

6. Vùng lưng nhức mỏi

Đau lưng, lưng nhức mỏi xuất hiện ở hầu hết phụ nữ đang mang thai làm cho mẹ bầu trở nên mệt mỏi. Điều này xảy ra do kích thước thai nhi và trọng lượng nước ối tăng lên mạnh mẽ theo thời gian, chèn ép vào xương chậu, cột sống và thần kinh dọc theo sống lưng.

7. Đi tiểu liên tục

Phụ nữ mang thai thường đi tiểu nhiều lần trong ngày hơn so với người bình thường tạo cảm giác mệt mỏi cho mẹ bầu. Nhiều mẹ thấy bản thân đi tiểu quá nhiều lần nên ít uống nước, điều này có thể gây hại cho hệ tiết niệu và cản trở tới nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể của mẹ và bé.

Lâu dần, nếu mẹ không cung cấp đầy đủ nước cũng có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của em bé trong bụng. Việc đi tiểu liên tục là do bàng quang chịu áp lực của thai nhi dẫn đến cảm giác buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần.

mệt mỏi đau đầu khi mang thai

Mẹ bầu có tần suất đi vệ sinh liên tục trong ngày

8. Đại tiện khó khăn

Mệt mỏi khi mang thai còn nhận biết thông qua tình trạng táo bón. Điều này có thể là do chế độ ăn uống của mẹ bầu thiếu chất xơ, hoặc do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ gây ra.

Khi táo bón, các chất độc và cặn bã thừa trong đường tiêu hóa không được thoát ra ngoài. Chúng có thể ngấm ngược trở lại và gây hại cho cơ thể. Từ đó làm cho mẹ cảm thấy rất mệt mỏi.

Nếu sự bất thường về đại tiện như táo bón diễn ra trong thời gian dài. Mẹ nên hỏi thêm ý kiến của bác sĩ để có biện pháp điều chỉnh kịp thời tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

III - Mẹ bầu mệt mỏi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nếu tình trạng mệt mỏi chỉ diễn ra thỉnh thoảng, không thường xuyên thì không tác động đến tốc độ trưởng thành của thai nhi. Tuy nhiên trạng thái mệt mỏi liên tục trong khoảng thời gian dài thì sẽ tạo ra nhiều cản trở như:

  • Giảm dưỡng chất tới nuôi dưỡng thai nhi: Mệt mỏi ở mẹ bầu có thể dẫn đến suy giảm trao đổi chất ở cả mẹ và bé, kéo theo là dưỡng chất từ cơ thể người mẹ chuyển tới thai nhi bị ngưng trệ. Khi diễn ra thời gian dài sẽ khiến bé sinh ra bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
  • Gây rối loạn tâm lý, giảm sự phát triển tinh thần ở thai nhi: Mệt mỏi có thể làm cho tâm lý của người mẹ bị chi phối lớn. Mẹ rất dễ cáu giận hoặc nổi nóng khiến cho thai nhi có cảm xúc tiêu cực, gây trở ngại cho việc phát triển thể chất của em bé.
  • Biểu hiện của thiếu sắt, thiếu máu: Sự mệt mỏi khi mang thai là triệu chứng điển hình cho thấy cơ thể mẹ đang bị thiếu máu hoặc thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Khi đó, em bé trong bụng mẹ sẽ đối mặt với nguy cơ bị dị tật hoặc kém phát triển, nhẹ cân hơn so với bình thường.

Và vì vậy, mẹ nên cảnh giác với triệu chứng mệt mỏi, nếu thấy kéo dài từ 7 ngày trở lên thì mẹ nên đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, điều trị.

IV - Cách giảm mệt mỏi khi mang thai hiệu quả

Cảm giác uể oải khi mang thai có thể điều chỉnh nhanh chóng nếu mẹ bầu vận dụng các biện pháp hợp lý. Dưới đây là một số điều mà mẹ bầu nên áp dụng:

1. Đảm bảo chế độ ăn uống phù hợp

Khi mẹ mang bầu, mẹ nên đa dạng thực phẩm cần tiêu thụ để đáp ứng đầy đủ năng lượng và đủ chất để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ không nên ăn nhiều quá mức vì sẽ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm trong thai kỳ (tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim mạch…).

Duy trì chế độ ăn uống có sự cân bằng về tỷ lệ thành phần dinh dưỡng, ăn uống đủ chất là giải pháp quan trọng giúp mẹ không còn sự mệt mỏi.

Đặc biệt, mẹ cần tách nhỏ thành 5 - 6 bữa/ngày để tránh gây cảm giác chán ngấy hoặc tạo áp lực lên hệ tiêu hóa. Mẹ có thể mang theo trái cây hoặc các loại hạt ngũ cốc theo bên mình để tiện bổ sung khi cần.

Ngoài ra, mẹ nên cần chú trọng việc bổ sung sắt để hạn chế thiếu máu do thiếu sắt gây ra mệt mỏi. Tốt hơn hết là mẹ nên sử dụng sản phẩm cung cấp sắt theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, cũng cần hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm, đồ ăn không tốt cho sức khỏe, gây hại cho cơ thể và sinh ra sự mệt mỏi. Chẳng hạn như: đồ ăn quá mặn, chứa nhiều đường ngọt, chất kích thích…

chế độ ăn cho mẹ bầu mệt mỏi khi mang thai

Mẹ bầu cần xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học, an toàn

2. Nghỉ ngơi khoa học

Mẹ bầu hiện đại có hàng loạt công việc cần phải giải quyết mỗi ngày, chẳng hạn như việc nội trợ trong gia đình, việc làm kiếm tiền bên ngoài… Vì thế để giảm mệt mỏi khi mang thai mẹ bầu cần biết cách cách cân bằng hợp lý giữa nghỉ ngơi và làm việc để hạn chế mệt mỏi và kiệt sức.

Hãy lên kế hoạch cụ thể mỗi ngày, và sắp xếp theo một lịch trình cụ thể để có thêm nhiều thời gian để ngủ nghỉ, ổn định sức khỏe và giảm bớt uể oải khi mang thai.

Mẹ cần được ngủ đủ giấc, ít nhất mỗi ngày khoảng 6 - 7 giờ đồng hồ để phục hồi năng lượng, giúp cho thai nhi phát triển tốt và khỏe mạnh. Khi nằm ngủ, mẹ nên nằm nghiêng về một phía để hô hấp dễ dàng hơn, tạo cảm giác thoải mái khi ngủ nghỉ.

Không những vậy, mẹ nên dùng một miếng đệm mềm hoặc gối mềm để kê chân, để hạn chế nhức mỏi và đau nhức xương khớp sau khi tỉnh dậy.

3. Gia tăng đủ nước cho cơ thể

Nước uống giúp giảm sự căng thẳng mệt mỏi cho bà bầu hiệu quả. Các mẹ nên uống đầy đủ nước trong suốt thai kỳ, mỗi ngày ít nhất khoảng 2 lít nước. Loại nước lành mạnh mà mẹ bầu có thể uống đó là: Nước ép trái cây, nước lọc, nước canh…

4. Tập thể dục đúng cách, đều đặn

Mệt mỏi khi mang thai có thể được cải thiện khi mẹ bầu tích cực tập thể dục hay vận động nhẹ nhàng. Mẹ nên thường xuyên vận động mỗi ngày khoảng 30 phút để tăng lưu thống máu, tạo cảm giác thoải mái cho người phụ nữ đang mang thai.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng tập thể dục đúng cách cũng sẽ giúp tăng cường chuyển hóa trong cơ thể người mẹ, tạo điều kiện cho thai nhi phát triển vượt trội.

bài tập thể dục cho bà bầu

Mẹ bầu cần tập luyện, rèn luyện sức khỏe thường xuyên

5. Hạn chế các hoạt động tốn nhiều sức

Càng hoạt động quá mức hoặc lao động vất vả sẽ càng làm gia tăng triệu chứng kiệt sức khi mang thai. Vì vậy, hãy chú ý quan tâm đến sức khỏe và hạn chế hoạt động quá nặng nhọc mẹ nhé. Thay vào đó, mẹ có thể nhờ mọi người xung quanh để giúp đỡ cho bản thân.

Mang thai là hành trình gian khổ nhưng vĩ đại người phụ nữ trải qua trong cuộc đời. Mặc dù mẹ bầu có xuất hiện cảm giác mệt mỏi khi mang thai nhưng dù khó khăn thì mẹ sẵn sàng chịu đựng để thiên thần nhỏ sẽ chào đời khỏe mạnh. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức liên quan đến chứng uể oải khi mang bầu và đối phó hiệu quả.

Lên đầu trang
Loading