Mỡ máu cao có uống được nước dừa không?

2024-09-23 13:49:51

Người bị mỡ máu cao có uống được nước dừa không? Nước dừa là một thức uống mát lành và bổ dưỡng. Kể cả đối với những người bị mỡ máu cao, nước dừa vẫn là lựa chọn tốt nếu uống điều độ và đúng cách. Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

I. Những lợi ích sức khỏe của nước dừa

Không chỉ là thức uống giải khát thơm ngon, nước dừa còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, cụ thể như sau:

  • Tăng cường năng lượng: Là thức uống có chứa chất điện giải và hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể, hạn chế mệt mỏi và mất nước. Ngoài ra, so với những thức uống thể thao khác, nước dừa nhiều chất điện giải và kali hơn, đồng thời ít carbohydrate hơn, vừa hỗ trợ hồi phục thể lực, vừa giảm thiểu nguy cơ tăng đường huyết.
  • Giải độc cơ thể: Cơ chế giải độc cơ thể của nước dừa chính là nhờ việc cung cấp nước và lượng lớn chất chống oxy hóa có trong nó.
  • Tốt cho sức khỏe tim mạch: Hàm lượng kali cao cùng các acid béo không no trong nước dừa giúp kiểm soát chỉ số cholesterol trong máu như tăng cholesterol HDL (cholesterol tốt) và giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu), từ đó hỗ trợ tim mạch và làm giảm nguy cơ mắc các loại bệnh tim mạch khác nhau. 
  • Tốt cho da: Với hàm lượng vitamin, cytokinin, chất chống oxy hóa cao, nước dừa không chỉ hỗ trợ dưỡng ẩm mà còn góp phần giúp làn da được trẻ hóa, chống lại các dấu hiệu lão hóa và làm sáng da một cách tự nhiên. Nước dừa còn có thể sử dụng như toner, thoa lên da giúp cân bằng độ PH cho da và làm dịu da.  Ngoài ra, vitamin C trong nước dừa cũng kích thích tổng hợp collagen một cách tự nhiên, góp phần giúp làn da khỏe hơn.
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Các nghiên cứu đã chỉ ra, uống một ngụm nước dừa cũng giúp bạn dịu tâm lý, cảm thấy thư giãn và xua tan căng thẳng, mệt mỏi, uể oải.
  • Hỗ trợ tiêu hóa tốt: Mangan trong nước dừa giúp cơ thể điều hòa nhu động ruột, từ đó đẩy lùi tình trạng đầy hơi và táo bón. Ngoài ra, uống nước dừa cũng sẽ trung hòa được acid trong dạ dày, giúp hệ tiêu hóa luôn thoải mái và không còn cảm giác khó chịu.
  • Cân bằng huyết áp: Lượng Kali dồi dào trong nước dừa có thể giúp kiểm soát huyết áp, từ đó hỗ trợ kiểm soát sức khỏe tim mạch, bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng đột quỵ.
  • Ngăn hình thành sỏi thận: Nước dừa có khả năng lợi tiểu, uống nước dừa với lượng vừa phải giúp loại bỏ clo và citrate trong nước tiểu, từ đó có thể giúp cơ thể ngăn ngừa hình thành sỏi thận.

Mỡ máu cao có uống được nước dừa không

Nước dừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe trong đó có tốt cho sức khỏe tim mạch

XEM THÊM: Mỡ máu cao làm tăng huyết áp có đúng không?

II. Mỡ máu cao có uống được nước dừa không?

Như đã đề cập, nước dừa có khả năng giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt giúp cho tình trạng mỡ máu cao được cải thiện đáng kể, cùng nhiều lợi ích sức khỏe khác. Chính vì thế, người bệnh mỡ máu cao hoàn toàn uống được nước dừa. Theo các nghiên cứu được công bố bởi Thư viện Y học Quốc gia của Mỹ (National Library of Medicine, NLM), việc tiêu thụ nước dừa với một lượng nhất định mang lại hiệu quả giảm lượng cholesterol xấu và triglyceride tương tự thuốc Lovastatin (một loại thuốc hạ mỡ máu nhóm statin). Bên cạnh đó, nước dừa cũng làm giảm đi khả năng hoạt động của các enzyme tham gia quá trình sinh tổng hợp mỡ trong gan, từ đó cũng giảm thiểu lượng mỡ thừa tại gan.

Tuy nhiên thì người bệnh máu nhiễm mỡ chỉ nên uống nước dừa ở một lượng nhất định vì nồng độ natri trong nước dừa khá cao trong khi những người mắc bệnh mỡ máu cần hạn chế hấp thụ muối vào cơ thể. Lưu ý, ngoài nước dừa, người bị mỡ máu cao không nên sử dụng các sản phẩm từ dừa khác như dầu dừa và nước cốt dừa bởi những thứ này giàu chất béo bão hòa, làm tăng mức cholesterol có hại trong cơ thể.

III. Những trường hợp không nên uống nước dừa

Tuy mang lại nhiều lợi ích, nhưng không phải ai cũng nên uống nước dừa. Trong một số trường hợp, thức uống này có thể gây ra những tác dụng không mong muốn, cụ thể:

  • Người bị dị ứng với dừa hoặc các loại hạt: Người bị bị ứng với dừa cần tuyệt đối tránh uống nước dừa để phòng ngừa nguy cơ dị ứng như nổi mẩn ngứa, khó thở, sốc phản vệ. Ngoài ra, cơ thể có thể nhầm lẫn thành phần protein trong nước dừa với glycinin của đậu nành hay các loại hạt khác. Vì vậy, đối với những người bị dị ứng đạm trong các loại hạt như đậu này, hạt óc chó… nên hạn chế sử dụng nước dừa.
  • Người bị tiểu đường: Nước dừa chứa hàm lượng đường cao (2,61g đường trong 100g nước dừa), tương đương với nửa thìa cà phê đường. Vì thế người bị tiểu đường nên hạn chế uống nước dừa, không nên sử dụng thường xuyên.
  • Người mắc bệnh lý thận: Ta đều biết nước dừa chứa hàm lượng lớn Kali (250mg/100g nước dừa). Người bị bệnh thận thường bị tăng kali máu, uống thêm nước dừa dễ dẫn tới bị tăng kali máu quá mức gây rối loạn nhịp tim, thậm chí nguy hiểm hơn là ngừng tim.
  • Người cơ thể hàn, dễ bị cảm lạnh: Những người cơ thể hàn nên chú ý khi uống nước dừa vì nước dừa cũng có tính hàn, uống nước dừa dễ bị cảm lạnh và tăng nguy cơ mắc các bệnh khác thuộc thể hàn như trĩ, huyết áp thấp, thấp khớp, mệt tim do lạnh…
  • Người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy: Nước dừa là loại nước điện giải và có tác dụng hỗ trợ lưu thông của nhu động ruột. Người bị rối loạn tiêu hóa hay tiêu chảy, nên hạn chế uống không quá 1 quả dừa mỗi ngày, tránh uống quá nhiều trong một lần để không làm tình trạng bệnh trở nên tệ đi.
  • Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu: Theo dân gian, bà bầu uống nước dừa đẻ con sẽ được trắng trẻo, bụ bẫm. Tuy nhiên, 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm, các mẹ bầu cần chú ý hạn chế uống nước dừa vì loại nước này cũng chứa hàm lượng chất béo cao (khoảng 2%), khi uống nhiều dễ gây cảm giác đầy bụng, bị khó tiêu… làm cho tình trạng ốm nghén mệt mỏi hơn. Đến tháng thứ 4, mẹ bầu đã hết ốm nghén có thể yên tâm sử dụng tối đa 1 quả mỗi ngày.

THAM KHẢO THÊM: Ăn tỏi đen có giảm mỡ máu không?

IV. Những lưu ý khi uống nước dừa với người bệnh mỡ máu cao

Người bệnh mỡ máu cao có thể uống nước dừa, nhưng để đảm bảo sức khỏe và để tránh ảnh hưởng đến tình trạng bệnh, cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Chú ý lượng nước dừa tiêu thụ, mỗi lần uống nước dừa chỉ nên uống tối đa 1 quả và không quá 2 quả mỗi tuần.
  • Nên uống ngay khi vừa mua dừa về. Nếu bảo quản tủ lạnh cũng không nên để quá 2 tuần.
  • Tốt nhất nên uống nước dừa nguyên chất ngay trong quả dừa, không cần thêm đường hay đá.
  • Thời điểm tốt nhất để uống nước dừa là buổi trưa. Ngoài ra không nên uống vào buổi tối vì nước dừa có thể gây lạnh bụng, khó tiêu.
  • Khi trở về từ trời nắng, không nên uống ngay nước dừa vì dễ bị đầy bụng, lạnh người, thậm chí nghiêm trọng hơn có thể gây sốt.
  • Trước khi hoạt động, tập luyện không nên uống nước dừa vì loại nước này có thể làm giảm tính linh hoạt, dẻo dai của cơ xương khớp, dễ gây chấn thương trong quá trình vận động.

Tóm lại, người bị mỡ máu cao vẫn có thể uống được nước dừa. Ngoài tác dụng giảm lượng cholesterol và triglycerid trong máu, nước dừa còn đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe người dùng. Dù vậy, chúng ta vẫn nên chú ý về lượng tiêu thụ, tình trạng cơ thể cùng với những yếu tố khác để tránh tối đa những tác động ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ