Người bệnh mỡ máu có ăn được lạc không?

2024-07-23 17:14:06

Người mắc bệnh mỡ máu cao luôn cần kiểm soát chặt chẽ các loại thực phẩm dung nạp vào cơ thể như giảm lượng chất béo, tăng cường chất xơ... Trong đó lạc (đậu phộng) là một loại thực phẩm thông dụng được biết là có chứa nhiều dầu và chất béo. Chính vì thế mà đã có nhiều người thắc mắc liệu người bệnh mỡ máu có ăn được lạc không? Câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

I. Bị bệnh mỡ máu có ăn được lạc không?

Người mắc bệnh mỡ máu có thể ăn lạc nhưng cần ăn với một liều lượng vừa phải. Với cách tiêu thụ hợp lý, lạc - nguồn chất béo không bão hòa đơn, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ này sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người bệnh máu nhiễm mỡ. 

  • Các axit béo không no (axit oleic, omega 6) có trong lạc giúp giảm cholesterol xấu bằng cách tăng cường bài tiết cholesterol qua mật (phân hủy và loại bỏ cholesterol LDL).
  • Phytosterols, resveratrol, flavonoid và vitamin E có trong lạc đều là những chất chống oxy hóa cũng có tác dụng giảm mức LDL và tăng cholesterol tốt HDL
  • Vitamin B9 hay axit folic không trực tiếp làm giảm mỡ máu, nhưng góp phần giảm nguy cơ biến chứng tim mạch do mỡ máu cao bằng cách giảm mức homocysteine - một loại axit amin có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Những người bị bệnh mỡ máu cần hạn chế sử dụng các sản phẩm mỡ động vật và nên ưu tiêu sử dụng dầu thực vật thay thế, trong đó có dầu lạc. Tuy nhiên, do lượng calo trong dầu lạc cao, người bị mỡ máu nên sử dụng một cách điều độ để tránh tiêu thụ quá nhiều calo, có thể dẫn đến tăng cân và các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe.
  • Lạc có chứa chất xơ và protein, giúp tiêu hóa chậm và tạo cảm giác no lâu, có thể hỗ trợ giảm cân và kiểm soát mỡ máu.

Do đó, người bệnh máu nhiễm mỡ vẫn có thể ăn lạc nhưng cần tiêu thụ lạc với liều lượng hợp lý kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc giảm mỡ máu. Lưu ý lạc rang muối thường sẽ chứa hàm lượng natri cao hơn so với lạc thô hoặc luộc. Tiêu thụ lượng natri nhiều quá mức có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả mức cholesterol và huyết áp.

mỡ máu có ăn được lạc không

XEM THÊM: Uống lá vối có giảm mỡ máu không? 

II. Người bệnh mỡ máu nên ăn lạc như thế nào?

Người mắc bệnh máu nhiễm mỡ chỉ nên sử dụng một lượng chất béo khoảng từ 15% đến 20% / tổng năng lượng mỗi ngày trong đó axit béo không no chiếm 2/3. Trong đó axit béo không no có trong cá béo, dầu thực vật và các loại hạt bao gồm hạt lạc.

Chính vì vậy mà khi sử dụng lạc, cũng cần được tiêu thụ một cách phù hợp để đảm bảo sức khỏe. Trong 100g lạc tươi cung cấp khoảng 256 calo, trong khi 28,4g lạc rang khô đã chứa đến 166 calo. Người bệnh mỡ máu cao không nên tiêu thụ quá nhiều lạc vượt mức cho phép, vì có thể dẫn đến ảnh hưởng không tốt do dung nạp quá nhiều calo vào cơ thể. Lượng lạc tối đa nên tiêu thụ trong 1 tuần là 250g.

III. Gợi ý một số cách chế biến món ăn từ lạc cho người mắc bệnh mỡ máu

Bạn có thể tham khảo dưới đây một số cách chế biến lạc giúp đa dạng thực đơn cho người bệnh mỡ máu:

  • Lạc luộc 

Lạc luộc là một phương pháp chế biến dù đơn giản nhưng lại tốt cho người bệnh mỡ máu cao. Món ăn này không sử dụng dầu mỡ như các cách chế biến chiên xào nên hạn chế được việc nạp thêm dầu mỡ vào cơ thể.

  • Sữa lạc

Sữa lạc cũng là một thức uống mà người bệnh máu nhiễm mỡ có thể sử dụng. Sử dụng 400g lạc và 300ml sữa tươi là nguyên liệu để làm sữa lạc. Thực hiện các bước nhưu ngâm lạc khoảng 3 tiếng, sau đó xát vỏ, đun sôi, xay nhuyễn với nước rồi lọc bỏ bã và đun thêm 10 phút. Thêm sữa vào đun cho đến khi sôi trở lại là bạn có thể sử dụng. 

  • Bơ lạc

Món bơ lạc vốn là món ngon và bổ dưỡng yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên thì loại bơ lạc bán sẵn có thể chứa nhiều đường, chất bảo quản hoặc muối không tốt cho sức khỏe của người bệnh mỡ máu cao. Chính vì thế nếu yêu thích món ăn này bạn có thể tự chế biến tại nhà.

Chuẩn bị nguyên liệu 400g lạc đem rang lên rồi xát bỏ vỏ, giã nhỏ. Sau đó xay nhuyễn với hỗn hợp nửa thìa muối, 2 thìa mật ong và 2 thìa dầu cho vào sau cùng xay cho đến khi mịn là có thể sử dụng được. Cất tủ lạnh bảo quản ăn dần.

mỡ máu có ăn được lạc không

Người bệnh mỡ máu có ăn được lạc không? Mỡ máu cao ăn bơ lạc, sữa lạc

  • Lạc rang

Lạc rang cũng có hương vị thơm ngon giúp thực đơn ăn uống phong phú hơn. Với tình trạng đang bị mỡ máu cao, thì khi chế biến không nên rang cùng muối, nên rang và ăn lạc còn cả vỏ.

  • Canh lạc với bí đỏ

Bí đỏ chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp giảm cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa hình thành mảng bám ở thành mạch máu. Bí đó cũng chứa nhiều chất chống oxy mạnh và vitammin khi kết hợp với lạc sẽ tăng cường hiệu quả giảm mỡ máu xấu.

Nguyên liệu nấu canh bí đỏ lạc gồm có 300g bí đỏ, 100g lạc. Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột rồi đem sắt miếng. Lạc ngâm trong nước trong khoảng từ 30 phút - 1 tiếng. Đun bí đỏ với lạc cùng nước lọc đến khi chín nhừ, nêm nếm vừa miệng là có thể thưởng thức.

  • Làm nguyên liệu phụ gia giảm cho các món ăn

Các món ăn như salad, nộm có thể thêm hạt lạc rang đã được bỏ vỏ, đập dập để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng.

mỡ máu có ăn được lạc không

Món salad, nộm cho người bệnh máu nhiễm mỡ

ĐỌC THÊM: Bài thuốc quý giảo cổ lam giảm mỡ máu

IV. Một số lưu ý khi ăn lạc đối với người bệnh máu nhiễm mỡ

Bên cạnh khẩu phần ăn đã đề cập bên trên người bệnh mỡ máu cần lưu ý một số điểm sau khi ăn lạc:

  • Lựa chọn lạc chất lượng tốt, còn mới, không có mùi dầu, không bị mốc, mối mọt hay nảy mầm để tránh ngộ độc.
  • Nên giữ nguyên phần vỏ lụa của lạc khi chế biến hoặc khi ăn vì trong vỏ lụa có chứa nhiều chất có lợi như flavonoid giúp giảm lượng mỡ xấu trong máu.
  • Những đối tượng không nên ăn lạc gồm có người dị ứng lạc, người có hệ tiêu hóa yếu, những người đang bị phù…
  • Hạn chế dùng muối và dầu mỡ khi chế biến lạc vì đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mỡ máu cao.

Ngoài ra để cải thiện tốt tình trạng bệnh máu nhiễm mỡ, người bệnh cũng cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng vì đây chính là nguyên nhân chính cũng là yếu tố then chốt tác động đến việc kiểm soát mỡ máu. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

  • Hạn chế các đồ ăn hay thực phẩm chiên rán, đồ xào, thức ăn nhanh, nội tạng động vật, thịt đỏ, trứng… vì chúng có hàm lượng cholesterol cao.
  • Nên ăn các hoa quả giàu chất xơ và các chất chống oxy hóa sẽ giúp giảm nồng độ chất béo và cholesterol trong máu. Các loại trái cây người bệnh mỡ máu nên ăn gồm có: Chuối, cam, cà chua, bơ, đu đủ...
  • Hạn chế ăn mặn, các loại đồ ăn sẵn, đóng hộp… Nên tự chế biến thức ăn tại nhà để kiểm soát lượng muối, dầu mỡ và chất béo nạp vào cơ thể và lượng muối tiêu thụ nên ở mức nhỏ hơn 5g/ngày là tốt nhất.
  • Tránh sử dụng rượu bia vì những loại đồ uống này ảnh hưởng trực tiếp đến gan. Khi gan không thể chuyển hóa và loại bỏ các chất béo có hại, cơ thể sẽ dễ bị mỡ máu cao.
  • Không nên dùng nhiều đồ ngọt, chứa nhiều đường vì đường làm tăng nồng độ triglyceride trong máu. Các thực phẩm chứa nhiều đường cần hạn chế như: bánh kẹo, nước ngọt, kem, các loại thực phẩm chế biến sẵn có nhiều đường... 
  • Chú ý thời gian ăn uống hợp lý: Nên ăn đúng giờ, tránh ăn muộn gần giờ ngủ. Ăn muộn gần thời gian ngủ sẽ khiến cơ thể không thể tiêu hóa và chuyển hóa cholesterol dẫn đến tăng nồng độ mỡ máu.

mỡ máu có ăn được lạc không

Bị bệnh mỡ máu có ăn được lạc không?

THAM KHẢO: Viên giải độc Ngự Y Mật Phương Nhất Nhất 9

Đến đây chắc hẳn bạn đã có đáp án cho câu hỏi: "Người bệnh mỡ máu có ăn được lạc không?". Lạc là thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên người bệnh mỡ máu cần lưu ý tiêu thụ lạc một cách phù hợp. Đồng thời, việc chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày với người bệnh mỡ máu cũng vô cùng quan trọng. 

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ