Người bệnh máu nhiễm mỡ có ăn được sữa chua không?

2024-08-23 13:29:34

Là loại đồ uống yêu thích, thơm ngon của rất nhiều người, sữa chua cũng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng liệu sữa chua có là một lựa chọn tốt cho người bệnh máu nhiễm mỡ không? Mỡ máu cao có ăn được sữa chua không? Tìm câu trả lời trong nội dung dưới đây.

I. Giá trị dinh dưỡng của sữa chua 

Sữa chua (yaourt, yogurt) là một thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện sức khỏe hệ đường ruột. Sữa chua được tạo nên từ sữa bò tươi là chủ yếu (hoặc từ sữa pha theo công thức) sau quá trình lên men lactic sữa. Đúng như tên gọi, sữa chua có vị chua nhẹ đặc trưng, màu trắng, kết cấu sánh dẻo.

Thông thường, trong 100 gam sữa chua được làm từ sữa tươi nguyên chất sẽ có các thành phần như sau:

Thành phần

Lượng chất dinh dưỡng trong 100 gam

Calori

61

Nước

88%

Protein

3,5 gam

Carb

4,7 gam

Đường

4,7 gam

Chất xơ

0 gam

Chất béo

3,3 gam

Cụ thể về các thành phần dinh dưỡng trong sữa chua:

  • Protein: Bao gồm whey hoặc casein, cả 2 đều nhiều axit amin. Casein (chiếm khoảng 80% protein trong sữa chua) giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi, phốt pho của cơ thể. Còn Whey (chiếm khoảng 20% protein trong sữa chua) lại là thành phần giúp giảm cân và hạ đường huyết nhờ chứa nhiều axit amin chuỗi nhánh.
  • Chất béo: Lượng chất béo trong sữa chua sẽ tùy thuộc vào sữa chua được làm từ loại sữa gì, có thể từ 0,4% cho tới 3,3% hoặc hơn và hầu hết (70%) chúng là chất béo bão hòa.
  • Carb: Ở dạng lactose và galactose.
  • Giàu các vitamin và khoáng chất như: Canxi, vitamin B12, phốt pho, riboflavin… đều có lợi và rất cần thiết cho sức khỏe.
  • Lợi khuẩn (Probiotics): Sữa chua có chứa lợi khuẩn axit lactic và bifidobacteria, có tác dụng giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa, giảm táo bón và tiêu chảy, giảm cholesterol, tăng cường miễn dịch.
mỡ máu có ăn được sữa chua không

Bệnh mỡ máu có ăn được sữa chua không?

XEM THÊM: 6 công thức bí đỏ chữa mỡ máu đơn giản, hiệu quả 

II. Người bệnh mỡ máu có ăn được sữa chua không?

Người bệnh máu nhiễm mỡ có thể ăn sữa chua. Việc dùng loại sữa chua phù hợp ở mức độ hợp lý còn có thể giúp người bệnh giảm chất béo trung tính Triglyceride, cholesterol xấu, cholesterol tổng thể và tăng cholesterol tốt HDL cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý hoặc sử dụng quá nhiều, người bệnh có thể sẽ gặp phải tình trạng như bị thừa cân, ảnh hưởng xấu tới tiêu hóa, gia tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ, rối loạn lipid máu tăng nặng hơn, tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.

Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc trong việc dùng sữa chua như thế nào cho hợp lý cũng như nên lựa chọn loại sữa chua nào. Cụ thể, những loại sữa chua phù hợp với người bệnh bị mỡ máu cao gồm:

  • Sữa chua không hoặc ít béo.
  • Sữa chua không đường.
  • Sữa chua dạng đặc.
  • Các loại sữa chua vừa chứa nhiều protein, vừa ít béo như sữa chua Hy Lạp, sữa chua Iceland.

Người bệnh cũng cần hạn chế hoặc không chọn các loại sữa chua sau:

  • Chứa nhiều đường, chất phụ gia.
  • Chứa nhiều chất béo bão hòa, sữa chua nguyên kem, bơ, pho mai.

III. Mỡ máu cao ăn lượng sữa chua như thế nào là hợp lý?

Hiện tại vẫn chưa có kết luận chính xác nhất về việc người bị mỡ máu cao nên ăn lượng sữa chua bao nhiêu là phù hợp. Tuy nhiên, theo kết quả từ nhiều nghiên cứu cho thấy người bệnh mỡ máu cao chỉ nên dùng khoảng từ 200 đến 300 gam sữa chua mỗi ngày. Cụ thể là ăn ở mức vừa phải khoảng từ 1 - 2 hũ mỗi ngày. Liều lượng sữa chua dung nạp vào cơ thể của người bệnh máu nhiễm mỡ cũng sẽ còn phụ thuộc vào loại sữa chua (như có hay không chất béo, đường hay nguyên kem), tình trạng máu nhiễm mỡ hay sức khỏe tổng thể hiện tại...

Tốt hơn hết, người bệnh cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ dinh dưỡng để xác định được lượng chính xác nhất. Vì dựa trên tình trạng sức khỏe, mục tiêu, khả năng dung nạp lactose của từng người sẽ đánh giá được nên dùng bao nhiêu là hợp lý.

mỡ máu có ăn được sữa chua không

XEM THÊM: [Mách bạn] Công thức quét sạch mỡ máu bằng chanh tỏi gừng

IV. Một số loại sữa khác tốt cho người bệnh máu nhiễm mỡ

Ngoài sữa chua thì một số loại sữa sau cũng sẽ rất tốt cho người bệnh máu nhiễm mỡ, cụ thể:

  • Sữa đậu nành: Do có nguồn gốc từ thực vật nên sữa đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành không chứa cholesterol nên sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát lượng cholesterol  trong máu, và phòng ngừa bệnh tim mạch.
  • Sữa tỏi: Trong tỏi có chứa allicin có tác dụng giảm cholesterol xấu trong máu, ngừa xơ vữa động mạch và cục máu đông. Cách làm sữa tỏi đơn giản như sau bạn bóc 10 nhành tỏi nhỏ đem băm nhỏ rồi đun cùng 500ml sữa ít béo và 250ml nước lọc đun sôi và khuấy đều tay, để nguội bớt là có thể sử dụng.
  • Sữa hạnh nhân: Tốt cho tim mạch, làm giảm cholesterol.
  • Sữa gạo: Mặc dù có nguồn gốc từ thực vật là gạo nhưng sữa gạo lại chứa lượng canxi cao tương đương khi so sánh với sữa bò. Loại sữa này cũng không chứa cholesterol hay chất béo bão hòa nên rất tốt cho mạch máu và xương khớp, hỗ trợ làm sạch máu một cách tự nhiên
  • Sữa yến mạch: Thêm một loại sữa thực vật khác tốt cho người bệnh máu nhiễm mỡ đó chính là sữa yến mạch, cũng không chứa chất béo bão hòa và không có cholesterol nên rất an toàn với người bệnh. Ngoài ra hàm lượng vitamin B cao trong loại sữa này thúc đẩy quá trình chuyển hóa thức ăn trong cơ thể thành năng lượng cho vận động và giúp ổn định cân bằng mỡ máu.

Tóm lại, người bệnh máu nhiễm mỡ có thể ăn sữa chua. Điều quan trọng là người bệnh cần cân nhắc nên dùng như thế nào cho hợp lý và như dùng loại nào để tốt và phù hợp nhất với sức khỏe của bản thân. Ngoài ra sử dụng sữa chua bạn cũng nên kết hợp với một chế độ ăn uống lối sống lành mạnh để có thể hỗ trợ cải thiện tốt tình trạng máu nhiễm mỡ.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ