7 món ăn giải cảm hạ sốt với hiệu quả chữa bệnh tức thì

2024-03-01 11:23:18

Dinh dưỡng là cách tốt để loại bỏ nhanh chứng bệnh cảm sốt và phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Vậy nên các món ăn giải cảm hạ sốt được lựa chọn chế biến trong giai đoạn này nhằm cân bằng thể trạng hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến người bệnh các món ăn tốt, dễ chế biến để cung cấp dưỡng chất tuyệt vời cho sức khỏe nhé!

I - Chọn món ăn giải cảm hạ sốt nên chú ý gì?

Mặc dù có nhiều món ăn cung cấp các chất tốt cho người bị cảm sốt nhưng người bệnh cần thận trọng khi lựa chọn. Vậy nên để có món ăn bổ dưỡng giúp bệnh nhân chuyển biến tốt thì cần dựa trên tiêu chí dưới đây:

  • Đồ ăn cần ở dạng mềm lỏng, giàu chất dinh dưỡng: giúp người bệnh dễ ăn, không cần nhai nuốt nhiều đồng thời không tạo áp lực đến cơ quan tiêu hóa. Mặt khác món ăn cần đáp ứng đủ nhóm chất để cải thiện đề kháng, bồi bổ thể trạng nhanh chóng.
  • Tránh ăn món chứa chất kích thích: khi bị cảm sốt nếu ăn đồ cay nóng, chứa chất kích thích sẽ suy giảm miễn dịch, làm cho tác nhân gây bệnh phát tán mạnh mạnh mẽ.
  • Chú ý đến nhiệt độ của món ăn: Các loại đồ uống, thức ăn có nhiệt độ ấm nóng là ưu tiên hàng đầu vì cân bằng thân nhiệt của cơ thể. Món ăn ấm còn kích thích tuyến mồ hôi hoạt động nhiều để làm mát da, hạ sốt, bài tiết chất độc ra ngoài cơ thể nhanh chóng.
  • Nguyên liệu nấu ăn đáp ứng chất lượng, an toàn: Khi dùng nguyên liệu nấu ăn kém chất lượng kém khiến sức khỏe giảm sút thậm chí khiến chứng bệnh cảm sốt trở nặng.
  • Chế biến đồ ăn sạch sẽ: Đảm bảo vệ sinh trong tất cả các công đoạn trong việc nấu nướng sẽ giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, suy giảm miễn dịch cho người bệnh. Điều này cũng góp phần không nhỏ giúp phục hồi sức khỏe cho người bệnh, ngăn chặn bệnh nặng thêm.
chọn món ăn giải cảm hạ sốt cần chú ý gì

Cần chọn món ăn có nhiệt độ ấm, kết cấu mềm - loãng cho người bệnh

II - Bật mí món ăn giải cảm hạ sốt giúp nhanh khỏi bệnh

Lựa chọn các món ăn giảm bệnh cảm sốt cần đáp ứng các tiêu chí an toàn, phù hợp với thể trạng. Dưới đây là gợi ý các món ăn mà người bệnh nên sử dụng trong thời điểm mắc bệnh:

1. Canh khổ qua nhồi thịt

Thịt có nhiều protein giúp tăng sản sinh năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ nâng cao sức lực để giảm mệt mỏi cho người bệnh. Khổ qua là dược liệu tốt giúp giảm sốt cao, thanh nhiệt giải độc và loại bỏ nhanh yếu tố gây bệnh cảm.

Khi kết hợp khổ qua và thịt giúp chuyển biến bệnh theo hướng tích cực và phòng ngừa bệnh trở nặng. Cách chế biến món khổ qua nhồi thịt như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 2 lạng thịt băm, 3 quả mướp đắng, 1 quả trứng vịt, mộc nhĩ, tỏi, hành tím và gia vị.
  • Ngâm mộc nhĩ với nước nóng sau đó rửa sạch và thái nhỏ. Bóc vỏ hành tím, tỏi và đập giập hoặc cắt nhỏ thành từng miếng mỏng.
  • Đập trứng vịt vào bát sau đó cho thịt băm, mộc nhĩ, hành tím, tỏi và các gia vị trộn cùng.
  • Cắt đôi theo chiều ngang của mướp đắng rồi khéo léo dùng dao loại bỏ phần ruột phía trong.
  • Dùng dụng cụ để đưa phần nhân đã chuẩn bị vào phía trong quả mướp đắng.
  • Đổ nước cùng chút muối vào nồi đun sôi sau đó cho mướp đắng đã được nhồi thịt đặt vào trong.
  • Nấu mướp đắng từ 10 - 12 phút sau đó điều chỉnh gia vị phù hợp.
  • Sau khi tắt bếp thì để canh khổ qua bớt nóng rồi múc ra tô để sử dụng.

2. Rau củ quả hầm xương

Rau củ quả hầm xương là món ăn giải cảm hạ sốt dễ chế biến mà vẫn đầy đủ các dưỡng chất phục hồi sức khỏe. Nước rau củ hầm từ xương heo - nguyên liệu giàu canxi, protein thúc đẩy sản xuất năng lượng cho cơ thể và ổn định đề kháng chống lại bệnh cảm.

Ngoài ra, các loại rau củ quả cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất (vitamin nhóm B, vitamin C, D, A, E) giúp bồi bổ khí huyết, nâng cao hệ miễn dịch và giảm sốt. Ngoài ra, rau củ còn chứa nhiều chất xơ giúp tăng nhu động ruột, hạn chế táo bón và đào thải độc tố ra ngoài nhanh.

Cách nấu canh rau củ quả hầm xương tiến hành như sau:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu: 500 gam xương lợn, khoai tây, củ dền, 1 củ cà rốt, 1 củ su su, hành lá, gia vị.
  • Rửa sạch xương lợn, chia thành miếng vừa ăn rồi trần sơ hoặc luộc qua với nước.
  • Gọt vỏ các loại củ, sau đó mang đi làm sạch và cắt miếng nhỏ.
  • Phần xương sau khi làm sạch cho vào nồi ninh với nước trong khoảng 20 - 30 phút.
  • Cuối cùng thêm khoai tây, củ dền, cà rốt, su su vào nồi và nấu tiếp từ 5 - 7 phút.
  • Thêm gia vị để vừa ăn sau đó tắt bếp, múc canh ra bát để sử dụng.
món canh giải cảm hạ sốt

Canh rau củ quả giàu chất xơ, vitamin giúp người bệnh khỏe mạnh

3. Cháo thịt tía tô

Khi người bệnh cảm lên cơn sốt, mệt mỏi thì nên ăn cháo tía tô để tăng bài tiết mồ hôi, hạ sốt và cung cấp năng lượng. Tía tô có chứa methanol giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus gây bệnh và phát tán phong hàn cực tốt.

Thịt nạc cung cấp các dưỡng chất như protein, kẽm, vitamin nhóm B, sắt, đồng, vitamin A có thể nâng cao sức khỏe để bệnh nhanh hồi phục. Vì vậy món ăn giải cảm hạ sốt từ tía tô, thịt nạc là lựa chọn hoàn hảo dành cho người bệnh.

Để thực hiện món cháo thịt tía tô thì bạn nên tuân thủ theo các bước như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 1 bát gạo, 2 lạng thịt băm, 1 nắm lá tía tô, hành lá, cà rốt và khoai tây mỗi thứ 1 củ, gia vị (nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm, muối).
  • Vo sạch gạo sau đó ngâm nước từ 1 - 2 tiếng để gạo nhanh chín khi nấu.
  • Rửa sạch thịt, xay nhỏ hoặc băm nhuyễn rồi tẩm ướp thịt với nước mắm, hạt tiêu.
  • Khoai tây, cà rốt loại bỏ vỏ sau đó cắt thành từng miếng nhỏ.
  • Rửa sạch hành lá, tía tô và thái nhỏ các loại rau đó.
  • Cho gạo vào nồi cùng nước và nấu thành cháo trong 30 phút hoặc đun nhừ tùy theo sở thích. Tiếp đó cho thêm cà rốt và khoai tây đã chuẩn bị nấu khoảng 10 phút.
  • Điều chỉnh gia vị phù hợp rồi thêm tía tô và hành lá vào nồi khuấy đều tắt bếp.
  • Múc cháo ra bát và ăn khi cháo còn ấm.

4. Canh rong biển với đậu hũ

Món ăn giải cảm hạ sốt với 2 nguyên liệu chính là rong biển và đậu hũ gợi ý dành cho người bệnh muốn hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Các nghiên cứu chỉ ra, rong biển nâng cao đề kháng, cải thiện tiêu hóa và kích thích cảm giác ăn ngon.

Đậu hũ non chứa nhiều chất béo, protein, canxi, magie, photpho, kẽm, sắt giúp ổn định thể trạng, rút ngắn thời gian virus gây bệnh cảm. Vì vậy khi phối hợp rong biển và đậu hũ non nên thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 2 miếng đậu hũ non, 20 gam rong biển, 2 lạng thịt băm, 1 củ hành tím và các loại gia vị.
  • Rửa sạch đậu hũ, ngâm rong biển 10 - 15 phút sau đó cắt khúc vừa ăn.
  • Ướp thịt cùng bột ngọt, hạt tiêu cùng với nước mắm từ 5 - 7 phút.
  • Đun sôi khoảng 900 ml nước, sau đó cho thêm thịt băm vào nồi, đun sôi tiếp trong 10 phút. Mở vung và vớt hết phần bọt nổi trên bề mặt để nước canh có màu sắc hấp dẫn.
  • Cuối cùng thêm rong biển, đậu hũ non vào nồi nấu khoảng 5 phút.
  • Điều chỉnh gia vị hợp lý rồi tiến hành múc canh ra tô để sử dụng.
các món ăn giải cảm hạ sốt

Canh rong biển thanh nhiệt, loại bỏ nhanh yếu tố gây hại cơ thể

5. Cháo gà

Cháo gà là món ăn giải cảm hạ sốt cực tốt để ổn định sức khỏe khi ốm yếu, mệt mỏi. Cháo gà có nhiều protein giúp hồi phục tổn thương của cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch cho người bệnh.

Ngoài ra, cháo gà còn cung cấp vitamin nhóm B6 thúc đẩy việc trao đổi chất, tăng sản sinh năng lượng để người bệnh nhanh vượt qua chứng cảm. Dưới đây là các bước thực hiện món cháo gà hấp dẫn, bổ dưỡng như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 800 gam ức gà, 50 gam nấm hương, 300 gam gạo, 2 củ hành tím, 1 củ cà rốt, 1 củ gừng, hành lá, gia vị.
  • Gọt sạch vỏ gừng, hành tím và cà rốt sau đó cắt miếng vừa ăn.
  • Phần ức gà khử sạch mùi bằng gừng, chút rượu và tiến hành luộc sơ ức gà để chế biến thuận tiện.
  • Ngâm nấm hương với nước sau đó cắt thành miếng vừa, thịt gà sau khi luộc sơ thì xé theo chiều dọc.
  • Vo gạo sạch và cho gạo nào nồi ninh trong vòng 30 phút. Sau đó, cho thêm ức gà, cà rốt, nấm hương vào trong nồi nấu từ 5 - 7 phút.
  • Tiếp tục thêm hành lá và gia vị vào nồi đun nhỏ lửa khoảng 3 phút thì tắt bếp.

6. Cháo bí đỏ đậu xanh

Nếu đang cảm thấy trong người mệt mỏi, người nóng bừng do sốt thì bạn có thể ăn cháo bí đỏ đậu xanh. Theo đó, bí đỏ giàu vitamin A, vitamin C, chất đạm, chất béo cùng các khoáng chất có khả năng ổn định đề kháng, ngăn chặn nhiễm trùng từ virus.

Đậu xanh là nguyên liệu có tính chất thanh nhiệt, làm mát cơ thể nên hạ sốt hiệu quả. Ngoài ra, đậu xanh còn có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu và rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Cách chế biến món ăn giải cảm hạ sốt từ bí đỏ và đậu xanh như sau:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu: 100 gam gạo nếp, 300 gam bí đỏ, 100gr đậu xanh, gia vị.
  • Gạo, đậu xanh làm sạch rồi ngâm 2 - 3 tiếng để nấu cháo nhanh chín.
  • Loại bỏ phần vỏ, hạt của bí đỏ sau đó rửa sạch, thái khúc vừa ăn.
  • Cho gạo, đậu xanh vào nồi đun 20 phút sau đó thêm bí đỏ vào nấu cùng đến khi quyện đều.
  • Trước khi tắt bếp thì điều chỉnh gia vị hợp lý sau đó múc ra bát để sử dụng.
món ăn giải cảm

Cháo bí đỏ mềm mịn, dễ ăn mà cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể

7. Canh trứng nấu cà chua

Trứng là nguồn thực phẩm giàu năng lượng giúp người bệnh đủ sức chống đỡ với các loại virus gây bệnh. Cà chua có nhiều vitamin A, vitamin C nhằm ổn định đề kháng, cải thiện giấc ngủ để hồi phục nhanh chóng.

Món canh trứng cà chua có cách nấu nhanh chóng nên tiết kiệm thời gian cho người bệnh. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện món canh trứng nấu cà chua như sau:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu: 2 quả trứng gà, 1 quả cà chua, 1 củ hành tím, 1 vài nhánh hành lá, gia vị.
  • Hành lá, cà chua làm sạch sau đó thái phù hợp để chế biến, trứng gà tách vào bát rồi đánh đều.
  • Đổ dầu ăn và cà chua vào nồi xào chín rồi thêm nước vào nấu sôi.
  • Tiếp đó cho phần trứng gà đã chuẩn bị vào nồi nước khuấy liên tục.
  • Đợi cho đến khi hỗn hợp này sôi lại thì thêm hành lá cùng với gia vị phù hợp.

Hy vọng các thông tin về món ăn giải cảm hạ sốt đã cung cấp ở bài viết giúp người bệnh có nhiều gợi ý trong lựa chọn món ăn. Việc chế biến các món ăn đúng cách, khoa học trong giai đoạn cảm sốt có vai trò quan trọng đối với việc hồi phục, nâng cao thể trạng người bệnh.

Lên đầu trang
Loading