Ăn mướp đắng có giảm mỡ máu không?

2024-09-16 10:18:40

Mướp đắng là loại thực phẩm tuy có vị đắng nhưng lại có nguồn dinh dưỡng dồi dào có lợi cho sức khỏe tổng thể. Có nhiều thông tin cho rằng mướp đắng có khả năng hỗ trợ giảm mỡ máu cho những người bị mỡ máu cao. Vậy thực hư thông tin này thế nào, ăn mướp đắng giảm mỡ máu không? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc này.

I. Lợi ích sức khỏe của mướp đắng

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, là loại quả có vị đắng, bề ngoài sần sùi và thuôn dài. Trong Đông y, mướp đắng có tính hàn mát, vị đắng, có hiệu quả về thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, hạ đường huyết và giúp hỗ trợ tiêu hóa.

Mướp đắng là thực phẩm có chứa nhiều chất xơ nhưng ít calo cùng nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin C, canxi, magie, kali, kẽm… Mướp đắng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể như sau:

  • Ngăn ngừa ung thư: Trong mướp đắng chứa nhiều beta-caroten là chất chống oxy hóa và cũng là chất tổng hợp vitamin A. Beta-caroten và vitamin A giúp hỗ trợ ngăn ngừa u lympho không Hodgkin. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra chiết xuất mướp đắng có giá trị cao trong việc ức chế các tế bào ung thư.
  • Hạn chế tình trạng thiếu máu, thiếu sắt: Mướp đắng chứa nhiều sắt và folate (vitamin B9) giúp bổ sung sắt trong máu và hỗ trợ tái tạo bổ sung tế bào hồng cầu.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Lượng chất xơ dồi dào trong mướp đắng có thể giúp cơ thể hấp thụ glucose vào máu chậm hơn, ngăn sự tăng đột biến của lượng đường trong máu. Ngoài ra polypeptide-P giúp điều chỉnh, hạ thấp bớt lượng đường trong máu đối với những bệnh nhân tiểu đường.
  • Giảm cholesterol: Nhiều nghiên cứu về chiết xuất mướp đắng đã chỉ ra khả năng giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Nhờ đó, mướp đắng cũng có khả năng cân bằng tình trạng rối loạn mỡ máu do cholesterol xấu tăng cao trong cơ thể.
mướp đắng giảm mỡ máu

XEM THÊM: Mỡ máu cao làm tăng huyết áp có đúng không?

II. Ăn mướp đắng có giảm mỡ máu?

Trong mướp đắng chứa nhiều chất hỗ trợ trao đổi chất, đồng thời giúp cải thiện tình trạng mỡ máu cao như charantin, polypeptide-p, vitamin C, vicine và momordicin:

  • Charantin giúp giảm lượng cholesterol xấu và triglyceride nhờ khả năng ức chế tổng hợp những chất này, đồng thời hỗ trợ chuyển hóa cholesterol thành acid mật để đào thải khỏi cơ thể dễ dàng hơn.
  • Momordicin có  khả năng kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể bằng cách ức chế cholesterol trong ruột, đồng thời điều chỉnh lượng cholesterol trong máu, giảm thiểu cholesterol xấu và gia tăng cholesterol tốt.
  • Vitamin C có thể bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương bởi các gốc tự do, ngăn ngừa hình thành xơ vữa động mạch.
  • Chất xơ có khả năng hấp thụ đường và cholesterol trong ruột giúp giảm béo hiệu quả, ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa lipid trong máu.

Mướp đắng có thể được ăn tươi, làm nộm, salad hoặc ăn xào, luộc, thậm chí dùng để nấu canh. Tuy nhiên, cần chú ý khi chế biến mướp đắng giảm mỡ máu để đạt hiệu quả cao. Việc xào mướp đắng ở nhiệt độ quá cao có thể làm giảm khả năng phân hủy chất béo. Ngoài ra, có thể uống nước mướp đắng ép mỗi ngày hoặc dùng mướp đắng khô pha trà, sắc uống để tăng hiệu quả giảm mỡ máu hơn.

mướp đắng giảm mỡ máu

Mướp đắng chứa nhiều chất hỗ trợ trao đổi chất và giúp cải thiện tình trạng mỡ máu cao

THAM KHẢO THÊM: Rau cần tây giảm mỡ máu có hiệu quả không?

III. Một số lưu ý khi ăn mướp đắng giảm mỡ máu

Có thể sử dụng mướp đắng như một phương pháp giúp giảm mỡ máu. Tuy nhiên vẫn cần lưu ý một số tác dụng phụ, tương tác thuốc khi sử dụng phương pháp này:

  • Tác dụng phụ: Mướp đắng hầu như không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên theo ghi nhận vẫn có một số trường hợp bị chuột rút, đau bụng, đau đầu, tiêu chảy… trong quá trình dùng mướp đắng giảm mỡ máu.
  • Tương tác thuốc: Mướp đắng có thể có những tương tác với một số loại thuốc chữa tiểu đường và các bệnh lý khác.Vì thế trước khi sử dụng mướp đắng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia.

Ngoài ra, không phải ai cũng có thể sử dụng mướp đắng để giảm mỡ máu. Một số đối tượng cần lưu ý không nên tiêu thụ mướp đắng như:

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: Mướp đắng có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi hoặc chất lượng sữa của người mẹ.
  • Trẻ em: Mướp đắng có thể không phù hợp với trẻ nhỏ vì hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu và non nớt.
  • Những người bị huyết áp thấp, nhịp tim không đều: Không nên sử dụng vì mướp đắng có thể làm hạ huyết áp.
  • Người đang gặp vấn đề về đường tiêu hóa: Những người có các triệu chứng như đau bụng, nôn và buồn nôn không nên sử dụng mướp đắng. Đặc biệt, những người bị chảy máu, viêm loét dạ dày hay đang bị tiêu chảy, mắc chứng ruột kích thích càng cần chú ý không sử dụng loại quả này.
  • Những người trước hoặc sau phẫu thuật: Hạn chế sử dụng mướp đắng để không làm ảnh hưởng đến khả năng hồi phục.

Trên đây là những thông tin về mướp đắng cũng như những lưu ý khi sử dụng mướp đắng giảm mỡ máu. Mướp đắng có thể được dùng để giảm mỡ máu, tuy nhiên cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng để có hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ