Ngâm lá gì để co búi trĩ? 6 loại lá thảo dược giúp búi trĩ co lại

2023-10-16 14:54:59

Ngâm lá gì để co búi trĩ? Búi trĩ dù mang kích thước lớn hay nhỏ đều để lại cho người bệnh cảm giác vô cùng khó chịu. Muốn xử lý các búi trĩ này, khiến chúng co lại, nhiều người đã áp dụng các phương pháp dân gian như ngâm lá thảo dược. Cụ thể như sau!

I - Ngâm rửa hậu môn trong nước lá có làm búi trĩ co lại không?

Dù không phải phương pháp chữa trị chính thống, nhưng ngâm lá làm co búi trĩ là cách làm dân gian vẫn được nhiều người áp dụng và có thể đem tới hiệu quả nhất định (kết quả đem lại phụ thuộc vào cơ địa từng người). Cụ thể, cách làm này giúp:

  • Giảm sưng, viêm đau, ngứa rát tại khu vực hậu môn, đồng thời hỗ trợ thành mạch tại những vùng tổn thương ở hậu môn có thể nhanh phục hồi. Chính điều này sẽ giúp cho búi trĩ co lại dễ dàng hơn.
  • Tiết kiệm chi phí: Những loại lá dùng để ngâm hậu môn đều là những nguyên liệu thiên nhiên dễ kiếm, phổ biến, nên người bệnh có thể lựa chọn để chữa bệnh trĩ tại nhà, giúp kiểm soát cơn đau do búi trĩ gây ra tốt hơn.

Tuy nhiên, ngâm lá co búi trĩ chỉ nên được dùng làm phương pháp hỗ trợ. Người bệnh vẫn cần phải áp dụng thêm những biện pháp y khoa khác để tăng khả năng co, thụt búi trĩ và hạn chế các triệu chứng đau rát do búi trĩ gây ra.

Tìm hiểu thêm: Top 13 loại lá dùng để xông búi trĩ hiệu quả nhất

II - Người bị trĩ nên ngâm lá gì để búi trĩ co lại?

Bệnh trĩ thường có nguy cơ tái phát cao, với những biểu hiện bệnh diễn ra dai dẳng. Do vậy, để kiểm soát được chứng bệnh này ngay tại nhà, bạn có thể dùng thêm những cách ngâm lá co búi trĩ dưới đây, song song với việc dùng thuốc, thủ thuật y khoa khác:

1. Ngâm lá trầu không

Lá trầu không là nguyên liệu dễ kiếm, giá thành rẻ nên được nhiều người dùng làm nước ngâm hậu môn. Đặc biệt, theo Đông y thì lá trầu không còn có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, cải thiện tiêu hóa rất tốt, giúp giảm đau do bệnh trĩ hiệu quả.

Muốn chuẩn bị lá trầu không ngâm hậu môn, bạn hãy lựa chọn những lá trầu tươi, sau đó ngâm qua với nước muối để loại bỏ tạp chất. 

Tiếp đến bạn chỉ cần cho lá trầu đun cùng khoảng 4 lít nước. Đợi đến khi nước sôi thì bạn đổ nước ra chậu, chờ nước bớt nóng là có thể dùng để rửa hậu môn, giúp búi trĩ dần co lại và giảm đau rát do bệnh trĩ gây ra.

Cũng quan tâm: Mẹo dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ ngay tại nhà

Ngâm lá trầu không để co búi trĩ tại nhà

Ngâm rửa hậu môn bằng lá trầu không đều đặn để búi trĩ co lại

2. Ngâm lá rau diếp cá

Theo y học hiện đại, rau diếp cá chứa thành phần flavonoid giúp tăng độ bền thành mạch và giảm nguy cơ sa búi trĩ rất tốt. Mặt khác, trong Đông y, loại rau này mang vị cay, tính hàn, giúp tiêm viêm, sát khuẩn… hiệu quả.

Đó là lý do bạn có thể ngâm rau diếp cá làm co búi trĩ. Muốn vậy, hãy chuẩn bị một phần rau diếp cá tươi, rửa sạch rồi giã nát phần rau này, vắt lấy nước. Sau cùng, bạn chỉ cần pha nước cốt rau diếp cá với nước ấm, muối và dùng để ngâm rửa hậu môn.

Chú ý: Đừng vội bỏ đi phần bã rau diếp cá, hãy dùng chúng để đắp lên hậu môn khoảng 30 phút, cho các dược chất thấm đều tại vùng tổn thương ở hậu môn, làm dịu cảm giác đau rát.

Tìm hiểu: Rau diếp cá chữa bệnh trĩ như thế nào?

Ngâm lá diếp cá để búi trĩ co lại, teo dần

Để làm búi trĩ teo dần, co lại có thể ngâm nước rau diếp cá

3. Ngâm lá cúc tần

Lá cúc tần có thể giúp sát trùng, tiêu ứ và giảm đau hiệu quả, nên được nhiều bệnh nhân bị trĩ ưa chuộng sử dụng tại nhà. Cách ngâm lá cúc tần chữa bệnh trĩ cũng khá đơn giản, chỉ gồm:

  • Nguyên liệu: Ngoài lá cúc tần, bạn nên chuẩn bị thêm các thảo dược khác là lá ngải cứu, lá lốt, lá sung (tất cả các nguyên liệu này đều chuẩn bị mỗi loại là 100g), cùng vài lát nghệ tươi.
  • Sau đó, bạn hãy đem lá cúc tần và các thảo dược này đi rửa sạch với nước. 
  • Tiếp đến, bạn cho lá cúc tần và thảo dược vừa rửa vào nồi chứa 2 lít nước, đem đun sôi trong khoảng 10-15 phút thì tắt bếp, pha loãng với 1 chút nước lạnh hoặc để nguội một chút thì đem đi ngâm hậu môn.

4. Ngâm lá thầu dầu tía

Ngâm lá thầu dầu tía thường xuyên có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh trĩ, làm giảm cơn đau nhức, khó chịu do các búi trĩ gây ra. Cách chuẩn bị nước ngâm từ lá thầu dầu tía gồm có:

  • Chuẩn bị lá thầu dầu tươi, đem rửa sạch với nước, rồi bạn cho lá thầu dầu vào nồi nước, đun sôi khoảng 10 phút (đun lá thầu dầu cùng 2 lít nước).
  • Sau khi các hoạt chất trong lá thầu dầu đã hòa tan trong nước nhờ quá trình đun sôi này, bạn chỉ cần đợi nước nguội bớt là có thể dùng nước lá thầu dầu ngâm và rửa hậu môn.

Khám phá thêm về những cách dùng cây thầu dầu tía để chữa bệnh trĩ tại đây.

5. Ngâm lá cây rau sam

Các thành phần trong lá cây rau sam mang tính hàn, có vị chua, thường được dùng để làm mát cơ thể, đào thải độc tố. Đặc biệt, lá cây rau sam thường được dùng để chữa bệnh trĩ bằng cách sau:

  • Chuẩn bị 20g rau sam tươi, cùng với đó là một thìa cà phê muối hạt.
  • Sau đó bạn rửa sạch rau sam tươi, rồi đun sôi cùng với 2 lít nước. Bạn hãy đợi đến khi nước sôi thì để bếp nhỏ lửa lại, đun thêm 10 phút cho các dược chất trong lá rau được tiết ra và hòa vào nước.
  • Cuối cùng, bạn cho muối vào khuấy đều, đun sôi thêm 5 phút thì cho nước ra chậu, để nước bớt nguội là bạn đã có được chậu nước lá cây rau sam ngâm hậu môn, chữa bệnh trĩ lành tính, hiệu quả.

Co búi trĩ tự nhiên bằng cách ngâm nước đun từ cây rau sam

Ngâm và rửa khu vực bị trĩ bằng nước cây rau sam

6. Ngâm nước lá ngái

Đặc điểm của lá ngái là có thể kháng khuẩn, giảm sưng và phòng ngừa viêm nhiễm các búi trĩ tại khu vực hậu môn. Thế nên, nếu bạn đang chịu những cơn đau âm ỉ do búi trĩ gây ra, hãy ngâm hậu môn bằng nước lá ngái để giảm đau theo cách sau:

  • Chuẩn bị 200g lá ngái, rửa sạch rồi thái thành từng phần nhỏ.
  • Sau đó bạn cho vào nồi đun khoảng 2 lít nước, cùng với 1 thìa muối tinh. Bạn đun nước lá ngái trong 10 phút thì tắt bếp, cho rau chậu để xông hậu môn. 
  • Chú ý, xông tới khi nào nước chỉ còn ấm thì bạn vớt lá ngái ra, chắt bỏ phần bã và lấy nước để ngâm rửa hậu môn.

Xem thêm: Lá ngái chữa bệnh trĩ có hiệu quả không?

Bệnh trĩ nên ngâm nước lá ngái mỗi tuần

Ngâm lá ngái là phương pháp dân gian làm búi trĩ co lại hiệu quả

III - Những lưu ý khi ngâm búi trĩ trong nước lá?

Khi sử dụng các loại lá để ngâm hậu môn, làm co búi trĩ, bạn hãy lưu ý các vấn đề sau để đảm bảo tác động tích cực đến các tổn thương tại hậu môn mà không làm tình trạng bệnh tệ hơn:

  • Bạn hãy chọn mua các phần lá tươi, vì chúng chứa nhiều tinh chất hơn các phần lá đã ngả vàng, bị héo.
  • Luôn rửa sạch lá trước khi dùng để tránh vi khuẩn, cặn bẩn còn bám lại, khi tiếp xúc với các búi trĩ sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Bạn tuyệt đối không tiến hành thụt rửa quá sâu bên trong hậu môn vì có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trực tràng.
  • Để tránh bị đau búi trĩ, người bệnh cũng không nên rặn mạnh mỗi khi đi ngoài.
  • Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý kiểm soát chế độ ăn, kết hợp với những giải pháp như ngâm hậu môn, dùng thuốc để búi trĩ co lại nhanh hơn, hạn chế cơn đau do búi trĩ gây ra.
Tìm hiểu thêm: Những cây thuốc nam chữa bệnh trĩ

Câu hỏi “ngâm lá gì để co búi trĩ?” đã được giải đáp. Những cách thức này sẽ giúp người bệnh thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, đối với các ca bệnh trĩ nặng, bạn nên tuân thủ theo đúng phác đồ trị bệnh trĩ của chuyên gia, tránh gặp biến chứng do bị trĩ kéo dài.

Lên đầu trang
Loading