Người suy nhược, mệt mỏi có nên truyền nước không?

2024-04-17 09:16:15

Hiện nay hễ khi người mệt mỏi, suy nhược, sau ốm dậy, ăn ngủ kém… có xu hướng truyền nước để nhanh khỏi. Vậy người mệt mỏi có nên truyền nước không là câu hỏi được nhiều khách hàng quan tâm. Trong trường hợp truyền nước thì đối tượng uể oải, suy nhược nên truyền dịch gì?

I - Người mệt mỏi có nên truyền nước không?

Truyền dịch là cách chuyển các chất cần thiết vào trong cơ thể thông qua ống truyền và kim tiêm vào tĩnh mạch. Việc truyền nước cần được đề nghị, giám sát chặt chẽ của bác sĩ hoặc các chuyên gia. Trong thời gian truyền dịch nên tuân thủ chính xác quy tắc về liều lượng, tốc độ truyền phù hợp để tránh gây rối loạn chuyển hóa phù tim, thận… 

Khi cơ thể mệt mỏi, đuối sức nhiều người lựa chọn truyền nước để ổn định thể trạng, nâng cao tinh thần. Trên thực tế, truyền nước được chỉ định cho các bệnh nhân mệt mỏi, cơ thể mất nước, không có khả năng uống nước kèm hiện tượng nôn mửa. Ngoài ra có một số đối tượng nên truyền nước như:

  • Người bị mất nước ở thể nặng, đi tiểu ít, miệng khô, da khô, hơi thở có mùi.
  • Mệt mỏi đuối sức, ăn uống hấp thụ kém, hoa mắt đi đứng loạng choạng, dễ bị té ngã.
  • Cơ thể không đủ khả năng thu nhận dưỡng chất do mắc bệnh lý nền thì cần truyền dịch để bù đắp.

Các đối tượng mệt mỏi ở thể nhẹ, vẫn bổ sung các chất qua việc ăn uống bình thường thì tránh truyền dịch. Bạn chỉ cần ăn uống khoa học, cung cấp đủ nước để bù đắp dưỡng chất bị mất giúp cơ thể loại bỏ mệt mỏi nhanh chóng.

Việc người bệnh tự thực hiện truyền nước ở nhà và không có chỉ định từ đội ngũ chuyên môn dẫn tới nhiều rủi lớn đối với sức khỏe như: 

  • Sốc phản vệ: có thể xảy ra sau khoảng nửa tiếng sau khi truyền gây nên chứng suy hô hấp, nhiễu loạn tuần hoàn nguy hại đến tính mạng. Các biểu hiện ban đầu khi sốc phản vệ là khó thở, mồ hôi túa ra nhiều,chân tay lạnh, nhịp tim nhanh, mạch yếu, huyết áp tụt, mặt mũi tái nhợt…
  • Nhiễm trùng: quá trình truyền nước không đúng cách thì kim tiêm sẽ đi trực tiếp vào tĩnh mạch mở ra con đường để vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng cao.
  • Tắc mạch: Dịch truyền quá đặc, tốc độ nhỏ giọt nhanh, khí ở dây truyền tiến vào lòng mạch… dẫn tới hiện tượng tắc mạch.
người mệt mỏi có nên truyền nước không

Người mệt mỏi nhưng vẫn ăn uống bình thường thì không nên truyền dịch

II - Khi mệt mỏi nên truyền nước gì hiệu quả?

Dịch truyền là tổ hợp chứa nhiều các chất khác nhau và chia thành các nhóm cơ bản. Chẳng hạn như nhóm dịch truyền cung cấp chất dinh dưỡng, bổ sung lượng nước và chất điện giải thiếu hụt, nhóm dùng để bù hoạt chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra mệt mỏi, suy nhược mà sẽ có mỗi loại dịch truyền khác nhau. Người bệnh lưu ý nếu không lựa chọn đúng loại và số lượng dịch truyền có thể gây ra một số tác hại.

1. Dung dịch nước muối (NaCl 0,9%)

Dịch truyền NaCl 0,9% có vị mặn giống nước biển, không chứa calo nên chỉ bổ sung nước, chất điện giải cho cơ thể. Dung dịch nước muối có áp suất thẩm thấu cân bằng với áp suất dịch ở cơ thể nhưng không gây tan hồng cầu.

Trong đó Na có ion dương thực hiện nhiệm vụ ổn định lượng nước, chất điện giải, áp suất thẩm thấu dịch. Còn Cl với điện tích âm tiến hành công việc bài tiết nước tiểu trong cơ thể.

Các đối tượng đuối sức quá độ, suy nhược triền miên, mất nước do tiêu chảy, người nóng sốt... cần truyền NaCl để ổn định chỉ số muối, đường, điện giải. Ngoài ra, dịch truyền còn tránh tiêu hao Na(+) và Clo (-) khi có chế độ ăn thiếu muối, mệt mỏi quá mức vì bài tiết mồ hôi.

suy nhược cơ thể có nên truyền nước không

Dịch truyền NaCl cung cấp nước và chất điện giải cho người mệt mỏi

2. Dung dịch đường (Glucose)

Đường Glucose khi truyền sẽ được cơ thể tiếp nhận tại đường ruột hiệu quả. Sau khi xâm nhập, đường Glucose biến đổi thành nước và carbon dioxyd cung cấp đến cơ thể nguồn năng lượng lớn. Vì vậy người mệt mỏi không thể ăn uống, kiệt sức hoàn toàn được chỉ định truyền đường để hồi phục thể trạng.

Bên cạnh việc gia tăng năng lượng thì đường Glucose còn chứa dưỡng chất cần thiết cho người mất máu, mất nước, tiêu chảy liên tục. Mặt khác truyền đường Glucose còn đào thải độc tố, điều trị bệnh Ceton và là trung gian truyền thuốc vào cơ thể.

3. Dung dịch điện giải

Dịch truyền chứa các chất như Na+, K+, Ca2+, Mg2+ giúp cung cấp các chất điện giải bị mất do bị tiêu chảy, nôn mửa nhiều hay đổ mồ hôi. Ngoài ra, nhóm chất điện giải còn đẩy nhanh chu trình trao đổi hóa học, vận hành các nhóm cơ linh hoạt, hiệu quả cao.

Khi được cung cấp chất điện giải, trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống được cải thiện triệt để. Đồng thời tinh thần trở nên phấn chấn, các vận động được triển khai linh hoạt, dễ dàng nhất.

4. Dung dịch vitamin

Vitamin là chất có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động trao đổi chất và tăng khả năng hấp thu. Nếu cơ thể không thể bổ sung vitamin qua đường ăn uống thì dùng dịch truyền là lựa chọn hợp lý.

Dịch truyền chứa vitamin giúp cơ thể xua tan mệt mỏi, cải thiện tâm trạng và tăng hoạt động trao đổi chất. Từ đó cơ thể có nguồn năng lượng nội sinh dồi dào để duy trì các vận động và thu nhận các chất quan trọng. Thông thường dịch truyền chứa các nhóm vitamin C, vitamin B5, B12 để hỗ trợ chức năng cơ thể.

người mệt mỏi có nên truyền nước không

Dịch truyền chứa vitamin làm tăng hoạt động chuyển hóa của cơ thể

III - Gợi ý các biện pháp cải thiện mệt mỏi hiệu quả

Khi thấy trong người đuối sức, suy nhược người bệnh không nên tùy tiện truyền dịch. Việc truyền nước cần được tiến hành khoa học dưới sự chỉ định và giám sát của đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao. Bên cạnh cách truyền nước xua tan mệt mỏi bạn có thể vận dụng biện pháp dưới đây: 

1. Sử dụng Viên Suy nhược Ngự Y Mật Phương

Đông y coi người mệt mỏi với trạng thái suy nhược là bệnh bắt nguồn từ cơ địa. Khi tạng phủ bị suy yếu, âm dương mất cân bằng, khí huyết bị thiếu hụt dẫn đến hư nhược, tinh thần ủ rũ, thân thể uể oải không đủ sức lực để thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Vậy nên hướng điều trị mệt mỏi đúng đắn nhất đó là phải xuất phát từ căn nguyên của bệnh này. Hiện nay Viên suy nhược Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 giúp bổ huyết, hoạt huyết, ổn định lục phủ ngũ tạng, từ từ thay đổi cơ địa người bệnh trở về bình thường, khỏe mạnh.

  • Sau khoảng từ 2 - 3 tuần giảm hẳn hoặc hết các triệu chứng người mệt mỏi, yếu ớt, tăng năng lượng cho cơ thể.
  • Người luôn cảm thấy khỏe khoắn, tăng sức bền, ít khi bị ốm đau, bệnh tật.
  • Ngủ ngon sâu giấc hơn, sáng dậy người tỉnh táo, sảng khoái, đầu óc tập trung minh mẫn.
  • Người bệnh ăn tốt, hấp thụ hiệu quả các chất dinh dưỡng tạo nên nền tảng sức khỏe ổn định.

Người dùng yên tâm bởi Viên suy nhược có nguồn gốc từ bài thuốc Ngự y mật phương, là Quốc bảo y học thời Nguyễn. Sản phẩm thuộc nhóm Đông y thế hệ 2 với tác dụng ưu việt so với Đông y truyền thống trên thị trường. Người suy nhược, yếu sức triền miên dùng đủ liệu trình sẽ thấy cơ thể chuyển biến tích cực nhất.

mệt mỏi uống thuốc gì

Viên Suy nhược giúp thay đổi cơ địa người bẹnh mệt mỏi, cải thiện sức khỏe tốt

2. Rèn luyện thể dục

Các bộ môn thể thao cùng các bài tập thể dục khi được thực hiện khoa học, đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm mệt mỏi, uể oải. Việc tập thể dục, thể thao thúc đẩy lưu lượng máu tới các hệ cơ quan đặc biệt não bộ nhằm duy trì sự tỉnh táo.

Ngoài ra, rèn luyện cơ thể còn sản sinh Endorphin tạo sự hưng phấn, vui tươi cho mọi người. Đối với người mệt mỏi, suy yếu nên lựa chọn chế độ tập luyện phù hợp với sức khỏe đồng thời chọn các bộ môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe... 

3. Nghỉ ngơi hợp lý

Người có trạng thái mệt mỏi, sức khỏe suy yếu còn xuất phát từ việc nghỉ ngơi thiếu khoa học. Vậy nên tạo dựng thói quen sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp người bệnh tái tạo năng lượng, ổn định sức khỏe toàn diện.

Vậy nên bạn cần ngủ nghỉ khoảng 7 - 8 tiếng/ngày để khôi phục phần sức bị tiêu hóa. Bên cạnh đó sắp xếp thời gian học tập, làm việc khoa học để tránh tinh thần căng thẳng, tâm trạng bất an lo âu. Đồng thời tăng giao lưu kết nối với bạn bè, tâm sự với người thân để thư giãn đầu óc, tránh mệt mỏi về cảm xúc.

người mệt mỏi nên làm gì

Cần tạo dựng không gian nghỉ ngơi thoải mái để có năng lượng cao

4. Chế độ ăn uống hợp lý

Dinh dưỡng khoa học giúp cơ thể thu nhận các dưỡng chất để nâng cao sức khỏe, cải thiện cảm giác mệt mỏi. Mọi người có thể tuân thủ thực đơn dinh dưỡng dưới đây:

  • Nên ăn các loại súp, món canh chế biến từ thịt gà vì chứa nhiều vitamin B6, gelatin cùng nhóm chất có lợi với sức khỏe. Các dưỡng chất tuyệt vời này giúp đường ruột khỏe mạnh, phục hồi nhanh những tổn thương của đường tiêu hóa.
  • Cung cấp nhiều loại hoa quả giàu vitamin C, E, D, chất kháng viêm để nâng cao sức khỏe, chống lại bệnh tật như kiwi, dâu tây, cam, dừa, hồng xiêm...
  • Các món ăn từ cá tươi, động vật có vỏ như cua, sò, tôm, trai rất giàu omega - 3 tốt cho sức đề kháng. Trong các nguyên liệu đó chứa lượng kẽm lớn giúp hệ miễn dịch vận hành tốt đủ sức chống chọi các vi khuẩn, virus gây hại xâm nhập.

Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin hữu ích tới người đọc xoay quanh vấn đề người bị mệt mỏi có nên truyền nước hay không. Tuy nhiên bài viết cũng nhấn mạnh việc truyền nước cần được tiến hành tại các đơn vị y tế uy tín và dưới sự giám sát của đội ngũ chuyên môn. Đồng thời người bệnh có thể vận dụng các biện pháp khác để nâng cao thể trạng, xua tan mệt mỏi hiệu quả.

Lên đầu trang
Loading