I - Tại sao đau dạ dày nên ăn các món canh?
Hiện tượng đau dạ dày cho thấy cơ quan tiêu hóa đang bị tổn thương gây nên nhiều hệ lụy đến sức khỏe và cuộc sống. Các biểu hiện nhân biết cơn đau dạ dày chủ yếu là buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng... Vì vậy tìm cách chữa trị chứng đau dạ dày là điều cần thiết để tránh biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Hiện nay, điều chỉnh thực đơn dinh dưỡng kết hợp song song với dùng thuốc đặc trị được khách hàng vận dụng. Đa số người bệnh dạ dày thích ăn những món canh tốt cho dạ dày vì những lý do như:
- Canh có cấu trúc mềm, dễ tiêu hóa: Các món canh chế biến từ các nguyên liệu như rau, củ, thịt cá… làm giảm tác động lên dạ dày từ đó thức ăn được tiêu hóa dễ dàng và nhanh chóng.
- Cung cấp dinh dưỡng: Nguyên liệu nấu canh đa dạng với tổ hợp dưỡng chất phong phú giúp cơ thể bổ sung dinh dưỡng cần thiết.
- Giữ ấm cho cơ thể: Người bị đau dạ dày dễ dàng bị mất nước hơn người bình thường, ăn canh giúp cung cấp lượng nước để giữ ẩm cho cơ thể.
- Dễ điều chỉnh các nguyên liệu: Bạn có thể nêm nếm các gia vị, nguyên liệu trong món canh để phù hợp với khẩu vị và tình trạng sức khỏe của bản thân. Ví dụ tránh được các gia vị cay nóng, các nguyên liệu khó tiêu không tốt cho dạ dày.
Tuy hầu hết các món canh đều có lợi cho người bị đau dạ dày nhưng bạn cũng cần nhớ nên tránh những loại canh có gia vị quá cay, quá mặn và hạn chế thêm các gia vị có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày như: ớt, tỏi, hạt tiêu…
Ăn canh giúp cơ thể được giữ ấm, giảm tải công việc cho dạ dày
II - Những món canh tốt cho dạ dày bạn nên thử
Lựa chọn các món canh thơm ngon giàu dinh dưỡng mà còn cải thiện bệnh dạ dày là tiêu chí của nhiều khách hàng. Vì vậy hãy bỏ túi 5 loại canh hấp dẫn dưới đây nhé:
1. Canh gà hầm hạt sen
Món canh kết hợp thịt gà và hạt sen tạo vị ngọt thanh, đủ các chất mà có lợi đến chức năng dạ dày. Do đó người bệnh đang chống chọi với cơn đau bao tử hãy thêm món canh gà hầm hạt sen vào thực đơn theo hướng dẫn dưới đây:
Nguyên liệu: 1 con gà, 150g hạt sen, 100g nấm hương, hành tím, tỏi, hành lá, rau mùi tàu mỗi thứ một ít, gia vị nêm nếm.
Cách thực hiện:
- Gà làm sạch sẽ, chặt nhỏ rồi ướp cùng với: hành, tỏi băm, rượu trắng, hạt nêm, muối trong thời gian 30 - 45 phút.
- Tiếp đó đem hạt sen đi bóc vỏ, nhặt sạch tâm sen bên trong để bớt đắng.
- Nấm hương, nấm rơm, mùi tàu, hành lá làm sạch rồi chia thành từng khúc nhỏ.
- Cho dầu ăn, hành tỏi vào phi vàng rồi lần lượt đổ thịt gà đã chuẩn bị vào xào săn lại.
- Khi thịt gà đã chắc thịt thì thêm nước lọc, nấm, hạt sen vào nấu cùng.
- Đun canh gà hạt sen bằng lửa vừa trong thời gian 30 - 45 phút để các nguyên liệu chín mềm.
- Điều chỉnh gia vị cho vừa miệng sau đó thêm hành lá, mùi tàu vào nồi canh.
- Tắt bếp và múc canh gà ra bát cho bớt nóng rồi sử dụng phù hợp.
Canh gà hầm với hạt sen tốt cho hệ tiêu hóa
2. Canh đu đủ sườn non
Một trong những món canh tốt cho dạ dày không thể không kể đến canh đu đủ kết hợp vùng sườn non. Bởi lẽ đu đủ là giống quả có 2 hoạt chất là chymopapain và papain giúp kiểm soát quá trình tiết acid trong dạ dày.
Vì vậy mà ăn đu đủ có thể cải thiện trạng thái nóng rát và đau tức vùng thượng vị. Ngoài ra đu đủ còn giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, hạn chế táo bón và ngăn ngừa thức ăn ứ lại lâu trong dạ dày, làm giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.
Nguyên liệu: 400g sườn non, 500g đu đủ cương, cà rốt, hành lá, nấm rơm và gia vị nêm nếm.
Cách thực hiện:
- Đu đủ, cà rốt bào sạch vỏ và cắt thành miếng nhỏ và rửa sạch dưới vòi nước lớn.
- Sườn chia thành miếng vừa ăn rồi trần qua nước sôi, vớt ra và ướp gia vị.
- Phi thơm hành tỏi băm rồi thêm sườn non vào đảo đều đến khi sườn săn lại thì thêm nước vừa đủ.
- Dùng muỗng to để vớt bọt trong thời gian nấu để canh trong, không có mùi hôi.
- Khi nước sôi thì cho cà rốt vào trước tiên đun sôi một lúc rồi tiếp đến thêm đu đủ.
- Đợi nồi canh sôi khoảng 7 - 10 phút rồi nêm nếm gia vị phù hợp.
- Cuối cùng múc canh ra bát và trang trí thêm rau thơm, hành lá là có thể sử dụng.
Đu đủ hầm xương cung cấp chất kháng viêm có lợi cho dạ dày
3. Canh khoai tây nấu bạch cập
Khoai tây là loại củ chứa nhiều nước, chất xơ, protein, đường, chất béo… giúp bồi bổ cơ thể, thúc đẩy hệ miễn dịch, ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, lượng tinh bột kháng có trong khoai tây thực hiện nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, cân bằng lượng đường máu cực tốt.
Bạch cập là vị thuốc thường dùng trong Y học cổ truyền giúp giảm sưng đau, phù nề nhanh chóng. Các chất nhầy, bletilla manna, glycogen có khả năng tái tạo vết loét tại dạ dày hiệu quả. Do đó canh khoai tây kết hợp với bạch cập nằm trong danh sách những món canh tốt cho dạ dày không nên bỏ lỡ.
Nguyên liệu: Nước ép khoai tây, bạch cập mỗi thứ 100g, mật ong.
Cách thực hiện:
- Khoai tây ép lấy nước, bạch cập tán nhỏ thành bột mịn.
- Đặt phần nước khoai tây lên bếp đun sối rồi cho bột bạch cập, muỗng mật ong để nấu chung.
- Khi nước canh sôi lại thì tắt bếp để cho bớt nguội rồi cất trữ vào dụng cụ cần thiết.
- Món canh này bạn chỉ cần dùng 1 muỗng 1 lần, uống 3 lần 1 ngày.
4. Canh nấm hầm với thịt heo
Canh nấm hầm với thịt heo không chỉ bổ dưỡng mà còn giúp kích thích vị giác và hỗ trợ tiêu hóa. Người có các dấu hiệu bệnh dạ dày ăn khoa học sẽ giảm tải áp lực cho hệ tiêu hóa, cung cấp dưỡng chất có lợi cho cơ thể.
Nguyên liệu: 500g thịt lợn, 1 túi nấm kim châm, giá đỗ, cà chua, rau thơm, hành lá và gia vị nêm nếm.
Cách thực hiện:
- Thịt lợn rửa sạch chia thành miếng vừa ăn và trần qua nước sôi.
- Nấm kim châm, hành lá, rau thơm đem rửa sạch cắt vừa ăn.
- Xào sơ thịt lợn cùng với cà chua, chút gia vị để ngấm rồi đổ nước vào nấu trong thời gian 20 phút.
- Nồi nước thịt sôi lại thì cho nấm, giá đỗ vào nấu cùng 5 - 7 phút sau đó điều chỉnh gia vị và tắt bếp.
Canh nấm kèm các rau củ hầm với thịt heo tốt cho dạ dày
5. Súp bí đỏ thịt lợn
Một trong những món canh tốt cho dạ dày mà người bệnh không nên bỏ lỡ đó là súp bí đỏ thịt lợn. Theo chuyên gia, bí đỏ có nhiều tác dụng với sức khỏe như chống lão hoá, tái tạo các tế bào máu, phòng ngừa bệnh tim mạch.
Súp bí đỏ có kết cấu mềm, đặc sánh nên dễ tiếp nhận qua hệ tiêu hóa mà còn tạo nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Người bệnh đau dau dạ dày khi chế biến súp bí đỏ với thịt lợn hãy áp dụng theo cách dưới đây:
Nguyên liệu: Thịt lợn xay, bí đỏ mỗi thứ 500g, hành tím, gia vị.
Cách thực hiện:
- Bí đỏ loại bỏ sạch vỏ và hạt sau đó chia thành miếng phù hợp.
- Hành tím băm nhỏ và phi thơm rồi cho thịt lợn xay và gia vị vào xào đến lúc thịt gần chín.
- Thêm nước vừa đủ ăn và đun sôi trong 15 phút.
- Thêm bí đỏ đun đến khi bí mềm ra, thêm rau thơm và nêm lại gia vị là có thể thưởng thức.
III - Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người đau dạ dày
Ngoài việc chọn những món canh tốt cho dạ dày để trạng thái bệnh chuyển biến tích cực thì người bệnh nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Người bệnh cần chú ý đến các vấn đề cụ thể dưới đây:
Không ăn quá no
Ăn quá nó khiến dạ dày phải làm việc quá tải để tiêu hóa thức ăn, lâu dần dấu hiệu đau dạ dày trở nên nặng hơn. Người bệnh nên tách nhỏ thành nhiều bữa để ăn trong ngày để tránh bụng đói và giúp dạ dày được nghỉ ngơi nhiều hơn.
Ăn đúng giờ, khoa học
Quá trình tiết acid ở dạ dày diễn ra theo chu kỳ cố định trong ngày. Cụ thể đến giờ ăn acid trong dạ dày sẽ sản sinh để thực hiện các chức năng tiêu hóa như phân loại, nghiền nát, hấp thu dưỡng chất. Khi dạ dày bị trống thì lượng acid dịch vị sẽ gây tổn hại đến niêm mạc khiến ổ viêm trở nên nghiêm trọng.
Người bệnh dạ dày nên tuân thủ thời gian ăn uống
Ăn chín uống sôi
Người bệnh ngoài việc ăn những món canh tốt cho dạ dày thì nên loại bỏ các món ăn tái, món ăn sống ra khỏi bữa ăn. Phần lớn trong đồ ăn tái, sống có nhiều vi khuẩn còn tồn tại sẽ tổn hại niêm mạc dạ dày khiến bệnh trở nặng. Vì vậy ăn chín uống sôi là phương châm dinh dưỡng cần thiết mà người bệnh nên tuân thủ nghiêm túc.
Ăn chậm nhai kỹ
Điều này sẽ giảm bớt công việc cho dạ dày, giúp dạ dày làm việc ít hơn, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những thức ăn quá thô. Mặt khác nhai kỹ còn giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất nhiều nhất để chuyển hóa thành năng lượng phục vụ cuộc sống.
Chế độ ăn hợp lý
- Ưu tiên các món ăn được chế biến dạng mềm để hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng.
- Nên bổ sung sữa hoặc các chế phẩm từ sữa hàng ngày để trung hòa acid dịch vị.
- Tăng cường ăn các loại rau, củ, quả tươi để gia tăng vitamin, khoáng chất nhằm cải thiện chức năng của lớp niêm mạc.
- Tránh dùng món ăn được chiên rán với các chất béo khó tiêu, tổn hại đến chức năng dạ dày.
- Loại bỏ nhóm thực phẩm khiến dạ dày bị bào mòn nghiêm trọng như đồ ăn cay, đồ nóng, rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
- Không ăn đồ muối chua, dưa chua, đồ ăn lên men, đồ quá mặn…
Trên đây là những món canh tốt cho dạ dày mà bạn không nên bỏ lỡ trong khẩu phần dinh dưỡng. Việc chọn những món ăn phù hợp sẽ giúp bạn phần nào cải thiện được dấu hiệu đau dạ dày, đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh để cải thiện sức khỏe tổng thể.
DS. Nhi
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/5-mon-canh-an-cuc-tot-cho-nguoi-benh-dau-da-day-ban-nen-biet-n22476.html