I - Những món cháo tăng sức đề kháng cho trẻ
Cháo là món ăn giàu dinh dưỡng, dễ ăn và giúp bé luôn có sức đề kháng tốt. Không chỉ có vậy, nguyên liệu trong cháo giúp bổ sung năng lượng, điều hòa thân nhiệt (làm ấm cơ thể trẻ khi trời lạnh) và tăng cường sự phát triển cho bé.
Dưới đây là một số món cháo ngon, bổ dưỡng mà bé không nên bỏ lỡ:
1. Cháo cà rốt thịt bò
Vitamin C có trong cà rốt giúp cải thiện hệ miễn dịch từ đó tránh khỏi nhiễm trùng nhiễm khuẩn. Ngoài ra, vitamin C từ cà rốt còn gia tăng việc sản xuất collagen, phục hồi tổn thương và duy trì sức khỏe ổn định cho trẻ.
Mặt khác, thịt bò có chứa kẽm - nhân tố quan trọng giúp hệ miễn dịch của em bé vận hành hiệu quả. Không chỉ có vậy, thịt bò còn có chứa palmiotelic và linoleic giúp bảo vệ cơ thể, chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh.
Vì vậy thịt bò và cà rốt là một trong những món cháo tăng sức đề kháng cho trẻ thông qua việc gia tăng chức năng miễn dịch để chống lại mầm bệnh nguy hiểm. Cách làm món cháo cà rốt thịt bò như sau:
- Các nguyên liệu như: cà rốt, gạo nếp, gạo tẻ, thịt bò, gia vị.
- Rửa sạch thịt bò với rượu gừng để giảm mùi hôi sau đó thái và băm nhỏ.
- Gọt sạch vỏ cà rốt, cắt loại củ thành từng miếng với kích thước tương đương hạt lựu.
- Trộn lẫn hai loại gạo với nhau, đem đi vo cẩn thận và đặt lên bếp nấu.
- Khi gạo đã chín kỹ, mẹ cho thịt bò, cà rốt vào nồi cháo khuấy đều từ 7 - 10 phút.
- Điều chỉnh gia vị theo khẩu vị của bé (khi bé trên 1 tuổi) sau đó tắt bếp, múc cháo ra tô để bớt nóng.
Thịt bò nấu với cà rốt mang đến món ăn có đầy đủ dưỡng chất
2. Cháo nấm rơm thịt gà
Nấm rơm là loại nấm được trồng phổ biến ở nước ta đem lại nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe của trẻ. Nguyên liệu có hoạt chất ergothioneine - tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng nhiễm khuẩn, bảo vệ cơ thể trước mầm bệnh.
Ngoài ra, thịt gà là thực phẩm giúp bé cải thiện đề kháng nhờ sở hữu dưỡng chất như kẽm, vitamin B6, selen. Ngoài ra, sử dụng thịt gà còn là cách giúp bé phòng ngừa bệnh truyền nhiễm trong thời tiết giao mùa hoặc khi trời lạnh.
Đặc biệt thịt gà còn chứa hàm lượng protein ở mức cao giúp ổn định thể chất và trí não cho em bé. Vì vậy cháo nấm rơm thịt gà nằm trong những món cháo tăng sức đề kháng cho trẻ cha mẹ nên biết.
Cách chế biến món cháo thịt gà nấm rơm hấp dẫn dành cho bé như sau:
- Chuẩn bị các nguyên liệu như: thịt gà, nấm rơm, hành lá, gạo, chanh, gia vị.
- Dùng chanh và muối xoa lên bề mặt thịt gà để giảm bớt mùi hôi của thịt.
- Loại bỏ đuôi của nấm rơm rồi dùng nước muối để ngâm nấm rơm trong vài phút. Vớt nấm rơm ra khỏi nước muối và rửa lại nhiều lần bằng nước.
- Rửa sạch hành lá, thái thành từng đoạn nhỏ.
- Vo gạo rồi chắt kiệt nước sau đó mang gạo đi rang đến khi gạo chuyển sang màu vàng.
- Đổ gạo, thịt gà vào nồi cùng lượng nước phù hợp, sau đó đun sôi trong 15 - 20 phút phút.
- Tắt bếp nhưng vẫn đậy kín vung vài phút để cháo gà chín nhừ rồi vớt gà ra tô thái hoặc xé thành miếng.
- Cuối cùng thêm nấm rơm, điều chỉnh gia vị vào đun trong 7 - 10 phút thì tắt bếp.
3. Cháo cà chua và sữa
Cà chua là nguyên liệu giàu vitamin C giúp sản sinh tế bào miễn dịch, phòng ngừa các bệnh lý về đường hô hấp và bệnh truyền nhiễm.
Sữa cũng là thực phẩm chứa vitamin D, vitamin E, vitamin nhóm B (điển hình là B6 và B12) giúp cải thiện đề kháng toàn diện cho trẻ. Ngoài ra, sữa còn bảo vệ cơ thể của trẻ nhỏ, giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng để trẻ em cao lớn và thông minh hơn.
Mẹ có thể sử dụng cà chua kết hợp cùng với sữa để nấu thành món cháo cho bé, vừa lạ miệng vừa giúp bé khỏe mạnh hơn. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách nấu cháo cà chua sữa cho bé như sau:
- Các nguyên liệu như: ½ quả cà chua, 1 nắm gạo, 200ml sữa, 1 thìa dầu ăn.
- Rửa sạch cà chua, vo gạo để rửa trôi lớp bụi bẩn bên ngoài hạt gạo.
- Đổ gạo vào xoong cùng với nước sau đó đặt lên bếp nấu chín nhừ.
- Chà chua xào với sữa ở ngoài cho chín mềm sau đó đổ vào nồi cháo nấu trong 5 - 7 phút.
- Múc cháo ra bát cho nguội rồi cho bé thưởng thức.
Cà chua nấu cùng với sữa tạo nên món cháo màu sắc ấn tượng, dinh dưỡng cao
4. Cháo đậu xanh bí đỏ
Cháo bí đỏ nấu với đậu xanh là một trong những món cháo tăng sức đề kháng cho trẻ vượt trội. Đậu xanh là loại thực phẩm có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch cho bé hiệu quả nhờ có chứa hợp chất phosphatidylethanolamine, phosphatidylcholine.
Ngoài ra, đậu xanh cung cấp nhiều dưỡng chất như lipid, vitamin B1, vitamin A… giúp em bé luôn phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt bí đỏ chứa beta-carotene (tiền chất của vitamin A) giúp bé hạn chế khả năng bị vi khuẩn, virus tấn công.
Vitamin C có trong bí đỏ cũng giúp tăng cường chức năng của tế bào miễn dịch, phục hồi các tổn thương trong cơ thể. Không những vậy, bí đỏ còn chứa folate, sắt và vitamin E, giúp sức khỏe của em bé được tốt hơn.
Cách nấu cháo đậu xanh bí đỏ được thực hiện như sau:
- Các nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị: bí đỏ, đậu xanh, đường trắng, muối, hạt nêm.
- Rửa sạch đậu xanh, ngâm trong vài giờ đồng hồ để giảm độ cứng của hạt đậu.
- Gọt vỏ bí đỏ và rửa bí để bớt nhựa sau đó thái thành từng miếng vừa ăn.
- Cho đậu xanh vào nồi ninh với nước trong khoảng 20 - 30 phút. Nếu thấy bọt nổi nhiều lên bề mặt nước thì dùng môi để vớt phần bọt này ra ngoài.
- Đổ thêm bí đỏ vào nồi đậu xanh nấu nhừ thành hỗn hợp đặc sánh.
- Cuối cùng, mẹ cho thêm các loại gia vị đã chuẩn bị vào nồi rồi tắt bếp.
5. Cháo đậu đỏ hạt sen
Đậu đỏ là loại ngũ cốc lành tính giúp cho em bé khỏe mạnh hơn, đậu đỏ có chứa vitamin B6 và vitamin B1 giúp tăng cường hàng rào bảo vệ cơ thể của trẻ nhỏ. Hạt sen có khả năng làm dịu thần kinh giúp trẻ nhỏ ngủ sâu giấc, tái tạo năng lượng để có thể khỏe mạnh.
Mẹ nên kết hợp đậu đỏ với hạt sen để tạo nên những món cháo tăng sức đề kháng cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm. Để nấu cháo đậu đỏ hạt sen đúng cách, mẹ có thể làm theo các bước dưới đây:
- Chuẩn bị nguyên liệu: gạo, hạt sen, đậu đỏ, dầu olive.
- Làm sạch đậu đỏ, ngâm khoảng 8 giờ trong nước trươc khi nấu.
- Tách bỏ tâm sen, rửa hạt sen và ngâm khoảng 1 - 2 giờ trong nước.
- Vo sạch gạo rồi đổ vào nồi cùng với nước sau đó thêm hạt sen đậu đỏ vào nồi nấu mềm.
- Sau khi các thực phẩm chín mềm thì điều chỉnh gia vị hợp với tuổi của con.
- Cuối cùng tắt bếp múc cháo ra bát đựng cho đỡ nóng rồi để bé ăn.
Cháo đậu đỏ nấu cùng hạt sen mềm mịn, tươi mát dành cho bé
II - Chú ý khi nấu cháo tăng sức đề kháng cho bé
Để chế biến những món cháo tăng sức đề kháng cho trẻ hấp dẫn, đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì mẹ bầu nên lưu ý những vấn đề như sau:
- Nguyên liệu nấu cháo cần tươi ngon và không chứa hóa chất tác động tới sức khỏe của trẻ. Mẹ cần dùng thực phẩm rõ ràng về nguồn gốc và chọn mua tại các siêu thị, đại lý uy tín.
- Khi sơ chế nguyên liệu nên rửa tay sạch cẩn thận và khử khuẩn dụng cụ nấu nước cho bé để tránh vi khuẩn gây hại cho bé.
- Khẩu phần cháo khi nấu cần đủ chất béo, protein, tinh bột, vitamin và khoáng chất và phù hợp với độ tuổi của con để bé được thu nhận dưỡng chất trọn vẹn.
- Trẻ nhỏ mới bắt đầu giai đoạn ăn dặm mẹ cần nấu cháo loãng, nghiền nhỏ nguyên liệu để giúp bé dễ ăn và tiêu hóa. Khi bé lớn hơn thì mẹ có thể nấu cháo đặc hơn để bé dần thích nghi với việc ăn thô sau này.
- Trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi nên tránh nêm gia vị vào cháo để không tác động đến hệ tiêu hóa. Trẻ từ 9 - 12 tháng, mẹ có thể thêm nước mắm nhưng ưu tiên vị nhạt để tránh giảm chức năng thận của bé.
- Cháo khi bé không sử dụng hết nên lưu trữ vào tủ lạnh để tránh bị ôi thiu hoặc nhiễm khuẩn. Mẹ nên đậy kín bát cháo và để trong ngăn mát tủ lạnh, khi nào cần dùng tới thì mẹ lại hâm nóng lại cho em bé.
- Cháo đã được nấu chín thì chỉ nên cho trẻ dùng trong 24 giờ, tránh cho em bé dùng cháo đã để lâu có thể gây hại cho đường tiêu hóa.
Những món cháo tăng sức đề kháng cho trẻ được giới thiệu ở bài viết giúp mẹ có nhiều lựa chọn trong xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho con. Cung cấp dinh dưỡng khoa học là cách tốt nhất để bé ăn ngon miệng, ít ốm vặt và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm.