I. Thế nào là nhiệt miệng?
Nhiệt miệng xảy ra rất phổ biến không kể độ tuổi, đối tượng. Đây là bệnh lành tính, không quá nguy hiểm nhưng gây bất tiện trong ăn uống, trò chuyện, vệ sinh răng miệng. Cảm giác đau xót tăng lên khi ăn các món chua, cay, mặn, nóng…
Tùy thuộc vào cơ địa của từng người, mức độ bệnh nặng nhẹ mà có thể khỏi nhanh hay lâu. Thông thường các nốt nhiệt miệng có thể tự khỏi và không để lại sẹo trong khoảng từ 1 - 2 tuần. Dấu hiệu của nhiệt miệng được nhận biết dễ dàng, khi bạn thấy bên trong khoang miệng xuất hiện những vết loét nho nhỏ như hạt đỗ, có bờ rõ rệt sưng đỏ màu vàng nhạt hoặc đỏ gây đau rát và xót, rất dễ tái phát.
Các vết loét do nhiệt miệng hình thành và phát triển ở trên môi, má, nướu, dưới lưỡi… hoặc bất cứ ở vị trí nào bên trong khoang miệng.
II. Vì sao nóng trong người nhiệt miệng?
Theo y học phương Đông thì âm hư sẽ sinh ra nội nhiệt. Nóng trong người do âm hư bởi một số nguyên nhân như: Chức năng của các tạng phủ suy yếu, hoạt động kém không đào thải được hết các độc tố ra ngoài. Lâu dần theo thời gian các độc tố tích tụ lại, biểu hiện thành các chứng nhiệt miệng, mụn nhọt, ợ nóng. Còn theo y học hiện đại sẽ bắt nguồn từ những nguyên nhân về chế độ ăn uống, cách sinh hoạt. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra nóng trong người nhiệt miệng gồm có:
- Chức năng gan suy giảm: Khi gan - nhà máy thải độc của cơ thể hoạt động không tốt sẽ không thể loại bỏ được những chất độc hại ra ngoài. Khi các độc tố tích tụ nhiều trong cơ thể gây ra các triệu chứng nhiệt miệng, da nổi mụn, mẩn đỏ, ngứa ngáy. Nhiệt miệng do chức năng gan yếu thường dai dẳng, nhiều vết loét chưa kịp lành đã mọc lên ở nhiều chỗ khác và thường đi kèm hôi miệng.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Khi hàng rào miễn dịch của cơ thể bị suy yếu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus xâm nhập vào gây viêm nhiễm niêm mạc miệng, hình thành nên các vết loét nhiệt.
- Chế độ ăn uống: Ăn nhiều đồ cay, nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ, uống nhiều bia rượu, hút nhiều thuốc lá… khiến cơ thể sinh nhiệt, gây nóng trong dễ khiến cho vùng da mỏng ở trong niêm mạc bị viêm loét.
- Thiếu chất dinh dưỡng: Chế độ ăn uống thường ngày bị thiếu hụt vitamin, thiếu chất cũng gây nóng trong nhiệt miệng, viêm lợi ở nhiều người. Đặc biệt là khi thiếu Vitamin B2, Vitamin B9, B12, C và một số khoáng chất cần thiết như sắt, kẽm.
- Một số nguyên nhân khác: Một số bệnh lý răng miệng sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu… nếu không được điều trị cẩn thận và dứt điểm, hoặc vệ sinh răng miệng không kỹ hay chải răng quá mạnh làm xây xước khoang miệng tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút… xâm nhập tấn công gây loét miệng. Căng thẳng, mệt mỏi, hay thức khuya, thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai dẫn đến sự thay đổi về hormone khiến thân nhiệt cơ thể thay đổi một cách không kiểm soát được. Những nguyên nhân này cũng khiến nhiệt miệng ‘ghé thăm”.
Nóng trong người gây nhiệt miệng
>>> XEM THÊM: Nhiệt miệng có lây không? Cách chữa vét loét nhanh lành
III. Cách chữa nóng trong người nhiệt miệng
Nóng trong người nhiệt miệng gây ra nhiều bất tiện trong việc ăn uống, sinh hoạt thường ngày khiến nhiều người phải “khốn khổ”, không biết cần phải chữa trị theo cách nào. Hãy cùng tìm hiểu các cách chữa nóng trong người nhiệt miệng.
1. Giảm nhanh khó chịu vết loét nhiệt miệng
Để làm dịu đi tình trạng nóng trong người nhiệt miệng, rất nhiều người đã chọn cách “quay về với tự nhiên” với các nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm, cách thực hiện cũng đơn giản.
1.1. Sử dụng nước muối
Nước muối với đặc tính sát khuẩn cao, an toàn và lành tính, giúp tiêu diệt và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn, virus giúp khô nhanh những vết viêm loét. Vì vậy việc súc miệng nước muối hằng ngày giúp làm giảm đi tình trạng đau rát, khô nhanh các vết loét nhiệt miệng.
Các bạn có thể pha nước muối dùng hằng ngày để súc miệng theo các bước sau:
- Hòa tan và khuấy đều khoảng 5 gram muối biển cùng với 250ml nước ấm.
- Sử dụng dung dịch nước muối để súc miệng, ngậm lâu trong miệng khoảng 20 - 40 giây rồi nhổ ra.
- Thực hiện súc miệng đúng cách sao cho nước muối trôi sâu bên trong cổ họng. Thực hiện khoảng từ 4 - 5 lần sẽ thấy các vết loét khô lại dần.
1.2. Sữa chua làm dịu đau rát do nhiệt miệng
Trong sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt là lợi khuẩn lactobacillus có thể tiêu diệt được vi khuẩn H.pylori gây ra nhiệt miệng và một số loại vi khuẩn gây các bệnh đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó món sữa chua lỏng, mềm, mát còn giúp làm dịu đi cảm giác đau rát khi bị nhiệt miệng. Mỗi ngày các bạn nên ăn khoảng từ 1 - 2 hộp sữa chua sẽ giúp ngăn ngừa nhiệt miệng hữu hiệu lại tốt cho đường tiêu hóa.
Giảm nóng trong người nhiệt miệng với sữa chua
1.3. Lành nhanh vết loét nhiệt với mật ong
Mật ong có công dụng hữu hiệu giúp ức chế sự phát triển của các loại nấm, vi khuẩn chống lại viêm nhiễm, kháng khuẩn cực kỳ tốt giúp bớt đi tình trạng sưng đỏ. Đồng thời thúc đẩy làm lành vết thương, hỗ trợ nhanh lành vết loét mau chóng.
Mật ong cũng giúp giảm đau rất tốt, làm dịu đi cảm giác bỏng rát do nhiệt miệng gây ra.
Các bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị nhiệt miệng với mật ong như sau.
- Cho một lượng vừa đủ mật ong trực tiếp lên vết loét miệng, thực hiện khoảng 4 - 5 lần/ ngày để cải thiện nhanh chóng.
- Pha cốc mật ong nóng, các bạn có thể pha mật ong cùng với trà cho dễ uống. Các bạn có thể nhấp môi từ từ từng chút một để mật ong thẩm thấu vào vết loét miệng. Ngoài ra các bạn cũng có thể súc miệng bằng mật ong.
- Dùng mật ong kết hợp với tinh bột nghệ giúp nhân đôi hiệu quả nhờ tinh bột nghệ kháng khuẩn, giúp mau lành vết thương. Mật ong và tinh bột nghệ tạo thành một hỗn hợp đặc sệt rồi đắp trực tiếp lên vết loét. Nên để duy trì khoảng 3, 4 phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch. Thực hiện mỗi ngày khoảng 2 -3 lần để cho kết quả tốt nhất.
1.4. Lành loét miệng cực nhanh bằng cỏ mực
Cỏ mực hay còn có tên gọi khác là nhọ nồi, là cây thuộc họ hàng nhà cúc. Loại cây dân dã này thường mọc nhiều nơi làng quê với dược tính nổi bật giúp kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả, nhanh chóng.
Cách thực hiện cũng khá đơn giản:
- Dùng lá cỏ mực xay nhuyễn hoặc giã nát, cho vào mảnh vải bọc lấy vắt lấy nước hoặc dùng rây chắt lọc nước cốt.
- Sau đó thoa nước cốt này lên vùng bị viêm loét để trị nhanh nhiệt miệng.
- Mỗi ngày các bạn thực hiện đều đặn 3 - 4 lần để các nốt nhiệt miệng mau chóng lành lại.
Chữa nóng trong người nhiệt miệng với cỏ mực
1.5. Nước khế chua
Trong quả khế chua quen thuộc có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cùng nguồn vitamin dồi dào như vitamin C, B1, B2, B3, K giúp kháng khuẩn, thanh lọc cơ thể giải độc, ngăn ngừa và chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Nhờ vậy mà nước khế chua rất tốt cho các vết viêm loét miệng.
Cách dùng khế chua chữa nhiệt miệng hiệu quả như sau:
- Chọn lấy vài ba trái khế chua tươi ngon, sau khi loại bỏ hạt đi thì đem giã nát rồi đun sôi cùng với nước trong nửa tiếng để chắt lấy phần nước nguội rồi sử dụng.
- Ngậm nước khế chua trong miệng khoảng từ 5 - 6 phút, súc miệng mạnh rồi nhổ ra. Sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.
- Phần bã khế còn lại các bạn có thể ngậm từ từ và nuốt dần. Làm nhiều lần trong ngày giúp cơ thể thanh nhiệt, mong chóng lành lại các vết loét do nhiệt miệng gây ra.
Nóng trong người nhiệt miệng uống nước khế chua
>>> XEM THÊM: Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả
2. Chữa nóng trong người
Nóng trong người nhiệt miệng cần phải tiến hành hạ nhiệt cơ thể để có cảm giác dễ chịu hơn. Mọi người có thể bổ sung các loại thức uống “cây nhà lá vườn” dưới đây giúp cơ thể thanh mát, dễ chịu hơn.
2.1. Bột sắn dây
Theo y học dân gian, bột sắn dây vị ngọt thanh, tính bình giúp thanh nhiệt cơ thể tốt, làm mát từ bên trong. Nhờ đó góp phần làm giảm nhanh các vết loét do nhiệt miệng. Bên cạnh đó bột sắn dây còn có tác dụng chữa trị hiệu quả cảm sốt, nhức đầu, mụn nhọt, khát nước.
Cách thực hiện khá đơn giản theo các bước như sau:
- Chuẩn bị bột sắn dây cùng với cốc nước sôi để nguội.
- Pha loãng bột sắn dây cùng với nước, tuyệt đối không nên cho đường vào khiến bột sắn dây bị giảm tác dụng.
- Khuấy đều hỗn hợp lên và có thể dùng trực tiếp.
Đối với trẻ em hay những người có đường tiêu hóa yếu thì tốt nhất cần nấu chín bột chứ không nên để ăn sống. Bởi khi chế biến thủ công, bột sắn dây có thể không lọc hết được tạp chất nên rất dễ bị nhiễm khuẩn gây đau bụng, tiêu chảy. Mẹ bầu chú ý nên hạn chế sử dụng kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe và em bé.
Các bạn kiên trì thực hiện mỗi ngày khoảng từ 3 - 4 lần, mỗi lần dùng khoảng từ 20 - 25 gram. Các bạn có thể tăng/ giảm liều lượng sao cho phù hợp. Cần sử dụng liên tục thì các vết loét sẽ giảm dần.
2.2. Trà bí đao thanh nhiệt, giải độc
Trà bí đao là một thức uống tự nhiên, nhờ tính hàn giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể rất tốt cho sức khỏe với nhiều công dụng hữu hiệu, trong đó giúp chữa nhiệt miệng tốt.
Cách thực hiện cũng rất đơn giản:
- Chuẩn bị 3kg bí đao cùng 50g hạt chia.
- Tiếp theo đó các bạn gọt vỏ, rửa sạch, loại hết các hạt rồi thái bí đao thành từng miếng nhỏ như ngón tay sau đó nấu cùng với 2 lít nước sao đến khi sôi thì thả quả la hán vào.
- Tiếp tục giảm nhiệt độ nồi nấu trong 1,5 - 2 giờ cho tới khi nước chuyển sang màu nâu đen thì pha thêm chút nước lọc vào.
- Về phần hạt chia hãy ngâm chúng trong nước lọc để hạt chia nở ra và thêm từ 1 -2 muỗng thìa cà phê hạt chia để uống.
Nóng trong nhiệt miệng uống trà bí đao
2.3. Chữa nóng trong nhiệt miệng với nước cam, chanh tươi
Cam và chanh tươi đều là những loại quả có chứa hàm lượng vitamin C cao giúp chuyển hóa độc tố cơ thể ra ngoài đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus.
Không chỉ vậy chanh, cam còn làm mát, thanh nhiệt, giải độc giảm đi chứng nóng trong gây nhiệt miệng. Nước cam còn có chứa thành phần các chất Folate, vitamin B hỗ trợ hình thành các tế bào mới góp phần giúp các vết loét nhanh chóng nên được sử dụng khá phổ biến.
Bạn chỉ cần pha một chút nước chanh, cam với một chút đường để uống hằng ngày sẽ thấy tình trạng nhiệt miệng giảm đi nhanh chóng, đồng thời bổ sung nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể.
2.4. Nước râu ngô giải nhiệt nóng trong người
Theo Đông y, râu ngô vị ngọt tính mát giúp thanh lọc, hạ nhiệt cơ thể, làm mát rất tốt. Còn trong y học hiện đại thành phần của nước râu ngô chứa nhiều khoáng chất, vitamin. Nhờ những dược tính ưu việt trên mà nước râu ngô giúp chữa trị nóng trong người nhiệt miệng rất tốt.
Các bạn có thể dùng râu ngô sắc lấy nước để uống hằng ngày: Rửa sạch râu ngô để cho ráo nước, thả đun sôi cùng với nước trong khoảng 20 - 30 phút, thêm chút đường vào khuấy đều lên rồi tắt bếp. Mọi người cũng có thể nấu nước râu ngô cùng với các vị thảo dược khác như rễ tranh, kim tiền thảo, mía lau, mã đề… giúp tăng thêm hiệu quả chữa bệnh.
Các bạn để trong ngăn mát tủ lạnh rồi uống dần dần, mỗi ngày khoảng từ 2 - 3 lần.
Giải nhiệt nóng trong người nhiệt miệng với nước râu ngô
2.5. Nước rau má
Rau má có tính hàn giúp làm mát cơ thể rất tốt. Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, trong rau má chứa nhiều vitamin, khoáng chất cùng với lượng chất xơ dồi dào. Đặc biệt là hàm lượng Triterpenoids có trong rau má được coi là một hoạt chất quý giá giúp tái sinh mô, thúc đẩy nhanh lành các vết loét.
Các bạn có thể uống nước rau má đều đặn mỗi ngày bằng cách xay sinh tố hoặc nấu lên uống giải nhiệt. Bên cạnh đó mọi người cũng có thể chế biến rau má thành các món ngon hằng ngày giúp thanh mát, giải nhiệt như rau má xào thịt bò, thịt dê, canh rau má tôm tươi, canh rau má nấu cùng nấm…
Nước rau má giải nhiệt nóng trong người nhiệt miệng
IV. Lưu ý khi chữa nhiệt miệng do nóng trong
Để chữa nóng trong do nhiệt miệng phát huy tối đa công dụng chữa trị cũng như giúp ngăn ngừa sự tái phát của bệnh. Mọi người cần nằm lòng những điều dưới đây:
- Hằng ngày chúng ta cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách, tránh việc đánh răng quá mạnh làm tổn thương đến nướu hay niêm mạc miệng gây chảy máu.
- Súc miệng bằng nước muối cũng giúp kháng khuẩn tốt, giảm viêm nhanh chóng, có thể các bạn sẽ thấy hơi xót và rát một chút nhưng sau đó các vết loét sẽ nhanh lành hơn.
- Hạn chế tối đa những thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ. Điều này rất cần thiết, nếu không kiêng khem cẩn thận, các vết loét sẽ nặng hơn.
- Hằng ngày cần bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, khoảng từ 1 - 2 lít nước, nên bổ sung thêm các loại nước hoa quả, sinh tố để bổ sung vitamin, tăng cường miễn dịch mạnh mẽ.
- Nên ăn các món ăn thanh mát, giải nhiệt cơ thể như các món rau luộc, củ quả, trái cây.
- Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh stress căng thẳng giúp nhiệt miệng mau khỏi hơn.
Tuy nhiên nếu tình trạng nặng thêm, các nốt nhiệt miệng không những không khỏi mà còn mọc thêm gây đau rát, khó ăn uống hay trò chuyện. Đồng thời có các triệu chứng sốt cao, tiêu chảy… kèm theo thì cần tìm ra hướng chữa trị đúng đắn, kịp thời.
Nhiệt miệng nóng trong người có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, đặc biệt nếu do chức năng gan suy giảm thì áp dụng các cách trên sẽ không đem lại hiệu quả triệt để. Lúc này cần lọc máu, giải độc cho gan, giải độc toàn thân, loại bỏ các độc tố trong cơ thể ra bên ngoài chính là cách tốt nhất để loại bỏ nhiệt miệng.
Thanh nhiệt, giải độc định kỳ không chỉ giúp cơ thể đào thải độc tố toàn diện mà còn thanh lọc máu, loại bỏ tạp chất trong máu rất có lợi cho sức khỏe.
Trên đây cách chữa nóng trong người nhiệt miệng nhanh khỏi. Các bạn nhớ cần chăm sóc và chữa trị đúng cách để tránh dẫn đến các triệu chứng như viêm, tấy đỏ, đau buốt hay sốt...