Hướng dẫn dùng nước tía tô giải cảm đúng cách

2024-08-02 11:00:26

Dân gian từ lâu đã lưu truyền bí quyết chữa các bệnh cảm (cảm lạnh, cảm cúm) bằng lá tía tô với nhiều cách sử dụng khác nhau, trong đó có uống nước lá tía tô. Mời các bạn cùng tìm hiểu tác dụng và cách dùng của loại nước tía tô giải cảm trong bài viết sau.

nước tía tô giải cảm

I. Vì sao nước tía tô giải cảm hiệu quả?

Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens, họ Bạc hà (Lamiaceae). Cây tía tô thuộc dạng nhỏ, thân hình vuông, lá mọc đối, mép lá có khía răng cưa. Khi vò nát, lá tía tô có mùi thơm đặc biệt. Lá tía tô giải cảm hiệu quả nhờ những lý do sau đây:

Theo quan điểm của Y học cổ truyền, lá tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng hành khí, hóa trung. Các thầy thuốc từ xa xưa đã dùng lá tía tô để trị các bệnh cảm mạo, nhưng không có mồ hôi. Lá tía tô cũng  đem đến công dụng cải thiện triệu chứng cho người bệnh cảm như nhức đầu, ngạt mũi, ho sổ mũi, nôn mửa, đau bụng…

Y học cổ truyền Trung Hoa cũng dùng lá tía tô để kích thích bài tiết mồ hôi và trừ hàn, chữa cảm hàn, khắc phục triệu chứng ho, nôn mửa do bệnh cảm.

Theo nghiên cứu y học hiện đại gần đây, loại dược liệu này chứa flavonoid có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ và tăng cường sức đề kháng. Nhờ đó mà giúp chống lại các loại vi rút gây bệnh cảm hiệu quả. Và vì vậy, lá tía tô có thể tăng cường phục hồi và thúc đẩy quá trình chữa lành bệnh nhanh hơn. Ngoài ra, lá tía tô còn kích thích quá trình sản xuất dopamine, giúp làm dịu căng thẳng và an thần. Nhờ vậy mà có thể giúp điều hòa cảm xúc và giúp người bệnh dễ ngủ hơn. Tác dụng này là rất cần thiết để giúp người bệnh sớm vượt qua bệnh cảm.

Bên cạnh những lợi ích đem lại cho người bệnh cảm, lá tía tô còn mang lại nhiều tác dụng hiệu nghiệm với sức khỏe tổng thể như:

  • Giảm cholesterol: Lá tía tô có tác dụng cân bằng tốt lượng cholesterol trong máu, cụ thể giúp giảm cholesterol xấu LDL và tăng cholesterol tốt HDL, giúp khơi thông dòng máu, tăng cường sức khỏe tim mạch, hạn chế các biến chứng liên quan đến bệnh tim mạch (xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim).
  • Tăng cường tiêu hóa: Với hàm lượng flavonoid ở mức cao, thảo dược này có thể giúp tăng cường tiêu hóa, hạn chế buồn nôn và đầy hơi. Không những vậy, thành phần tinh dầu có trong loại lá còn giúp làm dịu viêm dạ dày và đường tiêu hóa.
  • Bảo vệ đường hô hấp: Từ nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng lá tía tô có chứa các thành phần như axit rosmarinic, axit linoleic có tác dụng giống như “tấm lá chắn” bảo vệ đường hô hấp và giúp giảm triệu chứng của bệnh viêm phế quản, cảm cúm, hen suyễn...
  • Phòng ngừa sâu răng: Lá tía tô có chứa thành phần luteolin giúp kìm hãm sự tấn công của vi khuẩn gây sâu răng. Bên cạnh đó, tía tô còn giúp hạn chế các vấn đề bất thường liên quan đến răng miệng nhờ công dụng kháng khuẩn, giảm khả năng sinh sôi của các vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
  • Tăng cường sức đề kháng cho da: Theo nghiên cứu, chiết xuất từ lá tía tô có khả năng chống nắng cho da, bảo vệ da trước tác động của ánh nắng mặt trời và ngăn ngừa ung thư da. Không những thế, tía tô còn giúp khắc phục tình trạng da bị mụn trứng cá, và các loại mụn khác.

XEM THÊM: Các loại lá xông hơi giải cảm hiệu quả tại nhà

II. Cách dùng lá tía tô giải cảm

1. Uống nước lá tía tô

Đây là một trong những cách chữa bệnh cảm không ra mồ hôi đơn giản mà hiệu nghiệm. Cách bước làm nước lá tía tô thực hiện như sau: Rửa sạch một nắm lá tía tô (khoảng từ 15-20g), sau đó đem nghiền nát và cho vào một chiếc bát sứ. Bước kế tiếp, rót nước sôi vào bát và khuấy đều và chắt lấy phần nước để uống.

Hoặc nếu không có nhiều thời gian, có thể ngâm rửa sạch lá tía tô và ăn sống. Nhưng cần chú ý, cần ngâm rửa sạch lá tía tô để tránh rối loạn tiêu hóa.

Uống nước lá tía tô giải cảm

Uống nước lá tía tô giải cảm hiệu quả

2. Bài thuốc sắc lá tía tô kết hợp hành hoa giải cảm

Theo Đông Y, hành hoa có tác dụng tăng cường bài tiết mồ hôi, bồi bổ khí huyết nên có thể dùng để giảm nhẹ các triệu chứng của cảm cúm. Bên cạnh đó, tinh dầu chứa trong loại thảo dược này còn có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, giúp người bệnh ăn uống ngon miệng và dễ hấp thu hơn. Nhờ vậy giúp người bệnh đỡ mệt mỏi và sớm lấy lại sức khỏe bình thường.

Sự kết hợp giữa hành hoa và lá tía tô có thể giúp tăng hiệu quả chữa trị bệnh cảm. Cách sử dụng hành hoa cùng với lá tía tô để giúp giải cảm như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá tía tô (khoảng 15g), hành hoa (khoảng 20g) rồi đem rửa sạch rồi thái nhỏ 
  • Có thể cho vào nồi nước đun sắc lấy nước uống hoặc hãm lấy nước uống như hãm trà.
  • Nên uống khi nước còn ấm sẽ giúp cơ thể hấp thu được các dưỡng chất tốt hơn và có thể làm ấm cơ thể hiệu quả hơn.
Sắc lá tía tô kết hợp hành hoa giải cảm

Sắc lá tía tô kết hợp hành hoa giải cảm

Ngoài ra bạn còn có thể dùng lá tía tô và hành hoa cho vào nấu cháo, xông hơi, làm salad hoặc nấu canh... cũng có công dụng giải cảm rất tốt. Đây là các món ăn giúp người bệnh dễ tiêu hóa, hỗ trợ quá trình giải cảm, hạ sốt thông qua tăng bài tiết mồ hôi. Cách nấu cháo tía tô rất đơn giản như sau:

  • Bạn cần có nguyên liệu như: Gạo tẻ, hành, lá tía tô, gừng, và gia vị.
  • Vo sạch gạo, nên ngâm gạo khoảng 2-3 giờ. Tiếp theo đó, bạn cho gạo vào nồi và nấu cháo.
  • Thêm tía tô, gừng, hành vào nồi và tiếp tục đun trong một thời gian ngắn.
  • Tắt bếp và như vậy bạn đã nấu xong món cháo tía tô.
XEM THÊM: Hướng dẫn chi tiết cách cạo gió bằng bạc tại nhà

3. Giải cảm với trà lá tía tô, vỏ quýt và gừng

Ngoài hành hoa, bạn có thể sử dụng lá tía tô cùng với gừng, vỏ quýt có thể giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh cảm. Vỏ quýt có chứa tinh dầu limonen có tác dụng chống viêm, giúp khắc phục các biểu hiện bệnh cảm (sổ mũi, hắt hơi). Bên cạnh đó, gừng có tác dụng chống lại sự phát triển của vi rút gây bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Kết hợp các loại dược liệu này còn có thể nâng cao sức đề kháng, giảm các triệu chứng của bệnh cảm (giảm ho, hạ sốt), giúp cho người bệnh cảm nhanh chóng khỏi bệnh.

Cách chữa bệnh cảm cùng với lá tía tô, vỏ quýt và gừng như sau:

  • Chuẩn bị lá tía tô, vỏ quýt đã phơi khô và chút gừng.
  • Rửa sạch các nguyên liệu này, thái nhỏ lá tía tô và gừng.
  • Cho tất cả nồi, thêm chút nước nóng và đun sôi, có thể thêm đường để hương vị hấp dẫn hơn.
Công thức trà lá tía tô, vỏ quýt và gừng giải cảm

Công thức trà lá tía tô, vỏ quýt và gừng giải cảm

III. Một số lưu ý khi dùng nước tía tô giải cảm

Trong quá trình sử dụng nước lá tía tô để chữa bệnh cảm thì bạn cần lưu ý một số điểm sau để có kết quả chữa bệnh tốt:

  • Lựa chọn lá tía tô tươi: Nguyên liệu sử dụng phải đảm bảo chất lượng, nghĩa là bạn nên chọn lá tía tô tươi, không bị úa vàng hoặc bị nát. Hàm lượng thành phần dưỡng chất trong lá tía tô tươi sẽ ở mức cao nhất.
  • Rửa sạch lá tía tô: Trước khi dùng lá tía tô để làm nước uống hoặc kết hợp vào các món ăn thì bạn nên rửa sạch, có thể ngâm bằng nước muối để tăng cường diệt khuẩn và loại bỏ bớt hóa chất độc hại (nếu có).
  • Không dùng quá nhiều: Mặc dù lá tía tô có nhiều tác dụng cho bệnh cảm, nhưng không vì thế mà bạn lạm dụng chúng vì có thể tác động xấu tới cơ thể. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng chỉ nên sử dụng lá tía tô với lượng 20-30 gam/ngày.
  • Sử dụng nước lá tía tô khi còn ấm: Nhiệt độ ấm của nước lá tía tô sẽ hỗ trợ làm tăng hiệu quả chữa trị bệnh cảm.
  • Nên uống lá tía tô sau bữa ăn: Việc dùng loại đồ uống này khi bụng rỗng có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và dạ dày.
  • Thận trọng với tương tác thuốc: Các thành phần hợp chất có trong nước lá tía tô có thể phản ứng với một số loại thuốc. Do vậy, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nước lá tía tô nếu bạn đang sử dụng loại thuốc điều trị nào đó.

Nếu sử dụng lá tía tô mà bệnh không thuyên giảm, thì bạn nên đến cơ sở y tế để khám bệnh và áp dụng cách chữa bệnh theo phác đồ của bác sĩ. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý những đối tượng sau đây không nên dùng nước lá tía tô:

  • Phụ nữ đang mang bầu: Việc uống nước lá tía tô không đúng cách có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Do đó, bà bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi muốn dùng loại nguyên liệu này.
  • Người bị dị ứng với tía tô: Biểu hiện của người dị ứng với lá tía tô thường là khó thở, nổi mẩn ngứa, nổi mề đay. Nếu bạn cũng có tình trạng như vậy như dùng loại đồ uống này thì nên tạm ngưng sử dụng, và đến các bệnh viện uy tín để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và khắc phục đúng cách.
  • Người bệnh cảm nóng: Nếu uống nhiều nước lá tía tô có thể gây nóng trong, và làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh cảm.

Mong rằng với những kiến thức đã được chia sẻ về nước tía tô giải cảm nêu trên đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về một biện pháp chữa bệnh cảm đơn giản, an toàn. Hy vọng rằng bạn sẽ sớm khỏi bệnh cảm cúm, cảm lạnh và ngày càng khỏe mạnh hơn.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ