I - Khi đang bị sốt có được xông hơi không?
Xông hơi là mẹo dân gian sử dụng hơi nước nóng thoát ra từ các dụng cụ với mục đích ổn định thân nhiệt. Ngoài ra, xông hơi giúp chống lại các tác nhân gây bệnh và đem lại cảm giác thoải mái cho người bệnh.
Vậy bị sốt có nên xông không - đối với người bệnh đang bị sốt hoàn toàn có thể xông hơi hạ sốt bởi những ưu điểm nổi bật như:
- Xông hơi giúp lượng mồ hôi thoát ra bên ngoài từ đó giảm nhiệt độ trên bề mặt da. Ngoài ra, xông hơi còn "giải phóng" hoạt động của các mạch máu dưới da giúp đẩy nhanh tốc độ thoát nhiệt của cơ thể.
- Việc tăng tiết mồ hôi khi xông hơi là con đường đào thải chất độc hại và tác nhân gây sốt cao (vi khuẩn, virus) để người bệnh nhanh khỏi.
- Xông hơi sử dụng tinh dầu thảo dược giúp thư giãn thần kinh, hạn chế căng thẳng mệt mỏi cho người bệnh. Khi tinh thần người bệnh phát triển theo hướng tích cực tạo động lực để rút ngắn thời gian hạ sốt.
Tuy nhiên không phải bất cứ trường hợp nào khi bị sốt cũng thực hiện xông hơi. Theo chuyên gia, đối tượng sốt cao không rõ lý do, sốt xuất huyết, sốt phát ban, sốt virus KHÔNG NÊN xông hơi.
Những người thuộc nhóm sốt trên khi xông hơi sẽ khiến cơ thể bị mất lượng nước lớn dẫn đến suy nhược cơ thể. Một số đối tượng bị mất nước nghiêm trọng sẽ xảy ra hậu quả ngất xỉu, rối loạn hệ tuần hoàn, đột quỵ.
Vì vậy, khi đang bị sốt cao mà chưa rõ nguyên nhân thì bệnh nhận cần lập tức đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, xét nghiệm để chẩn đoán chính xác. Dựa trên kết quả kiểm tra từ bác sĩ thì người bệnh mới quyết định có nên thực hiện xông hơi hạ sốt hay không.
Người bị bệnh sốt thông thường có thể xông hơi để giảm sốt nhanh
II - Các loại xông hơi hạ sốt phổ biến
Khi vấn đề "sốt có nên xông không" được sáng tỏ thì người bệnh sẽ hướng đến các phương pháp xông hơi hiệu quả nhất. Hiện nay, xông hơi khô và xông hơi ướt là 2 cách hạ sốt, cân bằng thân nhiệt được nhiều người vận dụng.
Xông hơi ướt
Người bệnh được ngồi trong không gian được bao quanh các tấm kính cường lực giúp giữ nhiệt. Khu vực phòng xông được lắp đắt máy xông hiện đại, thiết kế tối giản để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người bệnh.
Thông thường độ ẩm trong phòng xông hơi có thể lên tới 100% để điều hòa thân nhiệt và hạ sốt nhanh. Ngoài ra người bệnh có thể tự xông hơi ướt tại nhà nếu đáp ứng đủ điều kiện về môi trường và nước xông.
Xông hơi ướt được đánh giá có khả năng lưu thông khí huyết, cải thiện chức năng miễn dịch để bệnh nhanh khỏi. Biện pháp còn đẩy lùi vi khuẩn hoặc dịch nhầy tích tụ trong đường hô hấp để giảm triệu chứng cho người bệnh.
Xông hơi khô
Cách thức xông sử dụng đá hoặc là sỏi đã được nung nóng (không được vượt quá 50 độ C) sau đó đổ nước lạnh vào viên đá hoặc sỏi để bốc hơi.
Người bệnh tiến lại gần viên đá đang bốc hơi nóng để cơ thể bài tiết mồ hôi và giảm thân nhiệt. Cách xông này giúp loại bỏ vi khuẩn hoặc mầm bệnh thông qua cơ chế đổ mồ hôi hoặc tiết dịch nhầy từ mũi.
Loại đá được sử dụng cho phương pháp xông hơi khô
III - Hướng dẫn cách xông hơi hạ sốt nhanh, hiệu quả
Xông hơi là cách hiệu quả để điều chỉnh thân nhiệt cho người đang bị sốt. Để phương pháp xông hơi đạt được hiệu quả và an toàn cho người bệnh thì cần tuân thủ cách thực hiện dưới đây:
1. Bài thuốc từ các loại lá xông cho người bị sốt
Người bị sốt có nên xông không thì câu trả lời là có, vì vậy hãy lựa chọn nguyên liệu xông từ thiên nhiên để giảm thân nhiệt, hạn chế mệt mỏi. Các loại lá cây được sử dụng để hạ sốt bao gồm: sả, bưởi, lá chanh, tía tô, bạc hà, long não...
- Lá bưởi: Loại thảo dược chứa nhiều loại tinh dầu tự nhiên như alpha - pinen, limonene, alpha - terpineol có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Khi dùng làm nguyên liệu xông giúp cơ thể chống lại cơn sốt do vi khuẩn.
- Sả: Nguyên liệu có tác dụng điều hòa thân nhiệt, ức chế sự phát triển vi khuẩn gây hại đến cơ thể và hạn chế căng thẳng, mệt mỏi.
- Gừng: Gia vị quen thuộc trong chế biến món ăn với khả năng tiêu viêm, diệt khuẩn cực tốt. Gừng chứa gingerol và shogaol giúp cải thiện đề kháng, giảm nhanh biểu hiện ho - sốt - ngạt mũi hiệu quả.
- Kinh giới: Loại rau chứa d. menton và d. limone giúp kích thích bài tiết mồ hôi từ đó hạ thân nhiệt nhanh chóng. Bên cạnh đó, kinh giới còn kìm hãm hoạt động của vi khuẩn, giảm đau nên phù hợp với người bệnh đang bị sốt, nhiễm khuẩn và đau đầu hoặc nhức mỏi các bộ phận trên cơ thể.
- Bạc hà: Nếu người bệnh bị sốt có triệu chứng ho, sổ mũi nhiều lần thì có thể dùng ngay bạc hà để cải thiện tình trạng này. Trong bạc hà có chứa menthol, khi người bệnh hít lá bạc hà sẽ tiết mồ hôi và thân nhiệt giảm nhanh chóng.
Người đang bị sốt có thể dùng các dược liệu trong tự nhiên để nấu nước
2. Cách nấu nước và xông để hạ sốt
Sau khi lựa chọn các nguyên liệu để xông hạ sốt thì người bệnh có thể nấu nước và thực hiện xông. Các bước được thực hiện cụ thể như sau:
- Lựa chọn những loại lá cây tươi và sau đó rửa sạch, cho vào nồi đun sôi 10 - 12 phút.
- Cân đối nước trong nồi còn khoảng 40 - 50 độ C thì tiến hành xông hơi. Khi xông cần thực hiện ở phòng kín gió, mặc trang phục thông thoáng, rộng rãi.
- Tiến hành đưa sát mặt vào vùng hơi nước bốc lên trong thời gian là 10 - 15 phút.
- Hơi nước từ nồi nước xông sẽ mang theo tinh dầu kích thích quá trình bài tiết mồ hôi giúp nhanh hạ sốt, thư giãn cơ thể, giải cảm.
- Sau khi kết thúc xông hơi, cần khẩn trương giữ ấm cơ thể để phòng ngừa cơ thể bị nhiễm lạnh có thể gây sốt cao hơn.
IV - Ngoài sốt cao, ai không nên thực hiện xông hơi?
Ngoài những người bị sốt cao, sốt phát ban, sốt xuất huyết, sốt virus không nên xông hơi thì vẫn còn những trường hợp khác không nên thực hiện xông hơi như sau:
Người vừa mới uống bia rượu
Khi vừa uống rượu bia hoặc đồ uống có cồn thì không nên xông hơi ngay lập tức (kể cả khi bạn không hề say cũng không nên xông hơi ngay). Nếu xông hơi sẽ làm tăng thân nhiệt của cơ thể khiến mạch máu giãn nở nghiêm trọng.
Việc này dẫn đến hàng loạt hậu quả cho sức khỏe như: rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, đau đầu, buồn nôn, khó giữ thăng bằng, chóng mặt… Nguy hiểm nhất là có thể gây ra đột quỵ, tử vong nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời.
Không nên xông sau khi vừa sử dụng đồ uống có cồn
Người bệnh tim mạch và huyết áp cao
Xông hơi sẽ khiến hệ tim mạch và hệ tuần hoàn vận hành các chức năng linh hoạt. Tuy nhiên điều này gây ra nhiều bất lợi cho người bệnh đang bị tim mạch hoặc huyết áp cao. Hơi nước từ nồi xông kích thích đột ngột làm rối loạn nhịp, tăng áp dòng máu lên thành mạch khiến bệnh trở nặng.
Ngoài ra, những người bệnh tim mạch và huyết áp cao có thể đối mặt với nhiều nguy cơ như: cơ thể sốt cao, mất nước, trụy tim mạch, kiệt sức mệt mỏi…
Các đối tượng khác
Người bệnh thuốc nhóm có thể trạng gầy yếu, mới ốm dậy, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ trong kỳ kinh, người rối loạn tiêu hóa, rối loạn hệ thần kinh không nên xông hơi. Nếu muốn xông hơi cần liên hệ với bác sĩ trước khi thực hiện để tránh gây ra tổn hại cho sức khỏe.
Trên đây là lời giải đáp thắc mắc người bị sốt có nên xông không và hướng dẫn cách xông hơi hiệu quả. Hy vọng rằng thông qua bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hiệu quả cũng như cách áp dụng biện pháp xông hơi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé.
DS. Ly
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/nguoi-bi-sot-co-nen-xong-hoi-khong-2-cach-xong-tri-cam-ha-sot-n21778.html