I - Vì sao khi bị sốt người bệnh nên ăn cháo?
Người đang bị ốm sốt có thể trạng mệt mỏi uể oải, không có nhu cầu ăn uống. Vậy nên các món dễ ăn, dễ tiêu với kết cấu loãng như cháo hoặc súp là gợi ý tốt nhất.
Khi bị sốt cơ thể đổ nhiều mồ hôi, một số đối tượng còn kèm tiêu chảy nên dễ rơi vào trạng thái mất nước. Vì vậy ăn cháo giúp người bệnh gia tăng lượng nước đã bị hao hụt nhằm tránh bệnh trở nặng.
Ngoài ra, cháo được nấu kèm với các loại rau củ quả, thịt, rau gia vị nên tăng hứng thú khi ăn cho người bệnh. Món cháo chế biến hấp dẫn cung cấp tinh bột, chất đạm, chất xơ… giúp cơ thể nhanh phục hồi.
Từ việc bù nước, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể thì món cháo là lựa chọn tốt cho người bệnh. Đối tượng đang bị ốm sốt có hệ tiêu hóa kém thì hãy ưu tiên cháo trong thực đơn hàng ngày.
Sốt ăn cháo giúp cải thiện tiêu hóa và thu nạp các chất cần thiết
II - 5 Cách nấu cháo cho người bị sốt nhanh khỏi
Cháo là món ăn nhẹ phù hợp đối với người có thể trạng yếu, miệng không muốn ăn. Dựa trên trạng thái bệnh mà cần lựa chọn và nấu cháo theo cách khoa học nhất.
Đối với người đang có thân nhiệt cao thì các nguyên liệu nấu cháo như tía tô, hạt sen, cà rốt, hành lá… là ưu tiên hàng đầu. Dưới đây là cách tạo nên các món cháo bổ dưỡng, tốt cho bệnh nhân bị sốt có thể vận dụng:
1. Cháo trứng gà tía tô
Sốt nên ăn cháo gì không thể không nhắc đến món cháo kết hợp giữa trứng gà và tía tô. Theo Đông y, tía tô có tính ấm, vị cay giúp giảm sốt, tiêu đờm, hạ khí nên có lợi cho sức khỏe. Trong khi trứng gà là nguyên liệu giàu dưỡng chất, hỗ trợ tiêu hóa nên hứa hẹn tạo ra tô cháo hấp dẫn.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Gạo trắng: 2 - 3 nắm.
- Tía tô tươi.
- Trứng gà.
- Gia vị như hành tím, gừng, mắm muối.
Nguyên liệu nấu cháo trứng gà tía tô cho người bị sốt
Thực hiện theo những bước như sau:
- Ngâm gạo khoảng 3 - 4 tiếng trước khi nấu.
- Tía tô loại bỏ lá sâu, lá già rồi rửa sạch, thái thành sợi mỏng.
- Gừng đem cạo vỏ, đập cho dập nát hoặc thái sợi nhỏ.
- Bắc nồi nước lên bếp cho gạo vào đun đến khi gạo nhuyễn mịn.
- Cho hành tím, gia vị vào nồi cháo rồi khuấy đều để nguyên liệu hòa quyện.
- Cuối cùng đập thêm trứng gà tươi, thêm lá tía tô vào rồi tắt bếp.
Đối với món cháo trứng gà tía tô cần ăn lúc ấm mới phát huy hiệu quả. Không nên ăn cháo quá nóng kẻo bị bỏng miệng và không cảm nhận được hương vị của tô cháo.
2. Cháo đậu xanh
Cháo đậu xanh là đáp án hoàn hảo nhất cho câu hỏi "sốt nên ăn cháo gì" để ổn định thân nhiệt cơ thể. Trong Đông y, đậu xanh có vị ngọt, tính mát nên dùng cho người bị ốm sốt, cảm nắng, nóng trong người gây nổi mề đay mụn nhọt…
Theo tây y, đậu xanh sở hữu hàm lượng vitamin, khoáng chất, tinh bột, chất đạm, đường, béo… cực lớn. Đây là nguyên liệu quý để đào thải độc tố, chất cặn bã và nâng cao hệ miễn dịch ổn định.
Món cháo phù hợp dành cho người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, tim mạch với cách thực hiện đơn giản.
Nguyên liệu:
- Gạo nếp hoặc gạo tẻ.
- Đậu xanh, thịt băm.
- Các loại gia vị như hành tím, tía tô…
Các bước nấu cháo như sau:
- Gạo ngâm trước khi nấu từ 2 - 3 tiếng rồi vớt ra vo sạch, để chảy bớt nước.
- Đậu xanh ngâm 1 - 2 tiếng để mềm rồi đãi sạch phần vỏ của đậu.
- Đổ gạo vào nồi đi kèm với 1 lít nước rồi hầm khoảng 30 - 45 phút.
- Tiếp đó cho đậu xanh vào nấu cùng đến khi gạo và đậu xanh chín nhừ.
- Cuối cùng cho phần thịt xay vào nồi chảo khuấy đều từ 5 - 7 phút để thịt chín.
Khi bắc cháo xuống bếp cho thêm hành lá, tía tô để hiệu quả trị sốt nhanh. Người bị sốt nên ăn cháo đậu xanh khi còn nóng nhằm hồi phục thể trạng suy kiệt và giữ trọn vẹn dưỡng chất từ món ăn.
Đậu xanh dùng để nấu cháo giúp điều chỉnh thân nhiệt nhanh chóng
3. Cháo gà hạt sen
Sốt nên ăn cháo gì để hồi phục sức khỏe tốt thì không thể thiếu cháo gà hạt sen. Cháo gà nấu cùng hạt có khả năng điều chỉnh thân nhiệt ổn định, an thần và cải thiện giấc ngủ tốt. Bởi trong hạt sen chứa kaempferol, flavonoid có tác dụng kháng viêm nên loại bỏ nhanh yếu tố gây sốt ra ngoài cơ thể.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Một con gà ta.
- Đậu xanh, hạt sen.
- Hành lá, tía tô, hạt nêm.
Cách nấu cháo cụ thể như sau:
- Gạo vo sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn sau đó để cho khô nước.
- Cho gà đã làm sạch vào luộc đến khi thịt căng giòn thì tắt bếp. Vớt gà ngâm vào tô nước lạnh sau đó chọn phần thịt để xé thành miếng nhỏ.
- Đậu xanh, hạt sen đãi sạch và ngâm vào nước cho mềm.
- Hành lá, tía tô nhặt sạch rồi cắt thành từng đoạn nhỏ vừa ăn.
- Lấy phần nước luộc gà đun sôi, loại bỏ mỡ thừa sau đó cho gạo vào ninh mềm.
- Sau 20 phút thì cho hạt sen, đỗ xanh vào nồi cháo ninh cùng đến khi mềm nhừ thì điều chỉnh gia vị cho vừa ăn.
- Trước khi tắt bếp cho thịt gà, rau thơm vào khuấy đều rồi múc ra tô..
Khi hầm cháo gà hạt sen nên nấu nhỏ lửa trong thời gian từ 1 - 1,5 tiếng để có độ sánh mịn. Ăn cháo khi còn nóng để các dưỡng chất từ thịt gà, hạt sen và rau thơm phát huy công dụng.
Cháo giải cảm hạ sốt cho người lớn và em bé hiệu quả
4. Cháo thịt nạc với lá tía tô
Cháo thịt tía tô là món ăn bình dân quen thuộc nhưng có khả năng hạ sốt, giải cảm không thua kém bất kỳ món ăn nào. Lá tía tô là vị thuốc có tính cay the với nhiều loại vitamin và khoáng chất có khả năng tiêu viêm tốt.
Vì thế chứng nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, đau đầu, sốt… được loại bỏ nhanh chóng. Khi sử dụng thịt nạc và tía tô để nấu cháo sẽ tạo nên món ăn bổ dưỡng, thơm ngon để cơ thể mau chóng phục hồi thể lực.
Nguyên liệu
- Gạo nếp hoặc gạo tẻ thơm ngon.
- Thịt nạc băm nhuyễn.
- Lá tía tô, hành lá cùng với một số loại gia vị khác.
Cách nấu món cháo đơn giản:
- Gạo ngâm trước 1 - 2 tiếng rồi vớt ra để cho khô nước.
- Thịt nạc xay nhuyễn cho lên bếp xào săn cùng với dầu ăn, hạt nêm.
- Bắc nồi nước lên bếp sau đó đổ gạo vào ninh đến khi gạo chín mềm.
- Tiếp đó cho phần thịt xay đã xào trước đó vào khuấy đều.
- Múc cháo ra tô rồi rắc thêm hành lá, tía tô lên trên để thưởng thức.
Người bệnh nên ăn cháo thịt băm cùng tía tô để hạ sốt
5. Cháo thịt bò khoai tây cà rốt
Sốt nên ăn cháo gì tốt thì chắc chắn không bỏ qua cháo thịt bò cá rốt cùng khoai tây. Thịt bò là nguyên liệu chứa nhiều dưỡng chất như protein, axit amin cùng các chất béo, sắt, photpho. Trong đó vitamin B6 từ thịt bò có thể cải thiện miễn dịch, khôi phục thể lực nhanh chóng.
Ngoài ra, cà rốt và khoai tây thuộc nhóm củ nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Khi nấu cháo với thịt bò, khoai tây, cà rốt sẽ tạo nên món ăn hấp dẫn, giá trị dinh dưỡng cao..
Nguyên liệu: Gạo, khoai tây, thịt bò, nước, cà rốt.
Cách thực hiện:
- Gạo rửa sạch dưới vòi nước lớn sau đó để cho chảy bớt nước.
- Cà rốt, khoai tây làm sạch vỏ rồi cắt nhỏ hạt lựu.
- Thịt bò khử mùi hôi cùng gừng và rượu trắng sau đó băm hoặc xay nhuyễn.
- Đổ gạo vào nồi cùng với nước lọc, ninh cho nhừ khoảng từ 45 phút cho tới 1 tiếng.
- Tiếp theo đó đổ hỗn hợp bao gồm thịt bò, khoai tây và cà rốt vào hầm khoảng 20 - 30 phút.
- Cuối cùng điều chỉnh gia vị và cho rau thơm vào rồi tắt bếp.
Bị sốt nên thưởng thức món cháo thịt bò khoai tây cà rốt
III - Các món ăn, gia vị không nên dùng khi nấu cháo hạ sốt
Các món cháo mềm mịn được nấu cùng với các nguyên liệu bổ dưỡng mang đến lợi ích tuyệt vời cho người dùng. Tuy nhiên khi ăn cháo, mọi người nên tránh kết hợp với các loại thực phẩm dưới đây:
- Tỏi, ớt hay những gia vị cay: Những thức gia vị này ăn vào gây nóng trong, sinh nhiệt nên khiến người bệnh có thời thời hồi phục lâu.
- Các loại hải sản: cháo nóng khi đi kèm với hải sản dễ làm ức chế miễn dịch, đầy hơi, chậm tiêu.
- Đồ uống nhiều đường: không nên sử dụng cùng lúc khi ăn cháo vì sẽ làm chứng khó tiêu trở nên nghiêm trọng.
- Trà xanh: mặc dù trành xanh lợi tiểu, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa nhưng không nên dùng cùng cháo. Trà xanh chứa theophylline có khả năng làm tăng thân nhiệt nên khi dùng với cháo khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
IV - 6 chú ý quan trọng khi ăn cháo hạ sốt
Người bệnh dễ dàng đưa ra đáp án cho vấn đề sốt nên ăn cháo gì để có kết quả tốt. Tuy nhiên ngoài việc lựa chọn món cháo phù hợp thì người bệnh nên chú ý đến điều sau:
1. Tránh ăn cháo ba bữa mỗi ngày
Ăn cháo tốt cho cơ thể nhưng không nên quá quá 3 bữa/ngày vì khiến hệ miễn dịch giảm sút. Người bị ốm sốt chỉ nên ăn 1 - 2 bữa cháo/ngày và kết hợp với món ăn, rau củ quả khác để tăng dưỡng chất cho cơ thể.
2. Hạn chế ăn cháo chưa được nấu nhừ
Một số bệnh nhân có sở thích thưởng thức cháo chưa chín nhừ để đoán các nguyên liệu, gia vị bên trong. Cách ăn cháo này lại gây tổn hại đến sức khỏe người ốm sốt vì:
- Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa như đau dạ dày, trào ngược dạ dày.Cháo chưa chín mềm làm loãng dịch vị khiến thức ăn chưa kịp tiêu hóa gây áp lực lớn đến dạ dày.
- Người bị sốt nhanh có trạng thái no bụng nhưng thực chất chưa hấp thu được nhiều chất khiến cơ thể lâu lành bệnh.
Nấu cháo cho người bị sốt nên được làm nhừ để không tổn hại hệ tiêu hóa
3. Tuyệt đối không nên ăn cháo vừa bắc khỏi bếp
Việc ăn cháo quá nóng sẽ gây tổn hại khoang miệng và niêm mạc thực quản. Khi 2 vị trí này chịu tổn thương khiến việc ăn uống trở nên khó khăn lâu dần dẫn đến thiếu chất. Vậy nên khi ăn cháo nên khuấy nhẹ và sử dụng trong khoảng 50 - 60 độ là phù hợp.
4. Chọn loại cháo hợp với thể trạng
Người ốm sốt nên ăn cháo gì còn dựa trên mức độ bệnh và sức khỏe chúng. Dựa trên 2 yếu tố đó, mọi người nên chọn nguyên liệu nấu cháo phù hợp để người bệnh nhanh khỏe.
Chẳng hạn như người bị dạ dày, tiểu đường thì nên hạn chế ăn cháo kẻo gây ra tình trạng ợ nóng, trào ngược, đường huyết tăng vọt.
Sau đây là một số món cháo dành cho từng người được chúng tôi gợi ý chi tiết dưới đây:
- Cháo đậu xanh: Người già bị táo bón nóng bên trong, người bị viêm nhiễm virus…
- Cháo thịt gà tía tô: Người bị ốm sốt, cảm lạnh, ho nhiều, hơi thở gấp.
- Cháo thịt nạc tía tô: Phù hợp với mọi đối tượng, cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi khi ốm sốt, cảm cúm đều ăn được.
Cháo thịt bò khoai tây cà rốt: Món cháo dinh dưỡng này rất ngon và tốt lành cho người bị sốt, nhất là trẻ em ăn vào vừa hạ sốt nhanh lại cung cấp thêm nhiều chất sắt, protein, các vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Cần chọn nguyên liệu nấu cháo phù hợp với thể trạng bệnh
5. Tránh ăn cháo với đồ chua
Sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải là ăn cháo kèm với đồ chua để tăng hương vị món ăn. Tuy nhiên hàm lượng muối có trong đồ chua dễ diễn biến thành bệnh huyết áp, thận hoặc tim mạch.
Ăn đồ chua đặc biệt là dưa muối dễ khiến dạ dày chịu tổn thương gây cản trở hệ tiêu hóa. Mặt khác đồ chua lên men sẽ sản sinh ra Nitrit làm gia tăng khả năng mắc bệnh ung thư. Vì vậy khi nấu cháo nên nấu cùng các nguyên liệu như rau tươi, thịt; các loại hạt, ngũ cốc để tốt cho sức khỏe.
6. Hạn chế ăn món cháo quá giàu dưỡng chất
Khi bị ốm sốt cơ thể có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn mức bình thường để nhanh phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên người bị bệnh sốt dễ xuất hiện chứng rối loạn tiêu hóa đi kèm với việc thu nạp các chất kém. Vậy nên mọi người cần chú ý nạp vào cơ thể các chất dinh dưỡng hợp lý để giảm trọng tải cho hệ tiêu hóa.
Bài viết đã giúp người bệnh giải đáp chi tiết băn khoăn “sốt nên ăn cháo gì” để nhanh hồi phục sức khỏe. Mặt khác chúng tôi có đưa ra các gợi ý trong quá trình chế biến và sử dụng cháo khoa học. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích để người bệnh vận dụng trong giai đoạn hồi phục thể trạng khi ốm sốt nhé!