I - Tác dụng của tôm đối với sức khỏe
Tôm là hải sản sở hữu lượng protein, vitamin, khoáng chất cùng nhóm chất chống oxy hóa khổng lồ. Việc sử dụng tôm hàng ngày mang đến nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe như:
Tăng cường sức đề kháng
Lượng protein có trong tôm giúp cải thiện, sửa chữa tổn thương trong hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng trọn vẹn. Không những vậy, tôm còn chứa kẽm - nhân tố tố giúp ngăn chặn bệnh truyền nhiễm, hạn chế tấn công từ tác nhân gây hại.
Cung cấp chất béo “có lợi”
Các đánh giá của các chuyên gia trên nhóm những người tham gia thử nghiệm được ăn tôm thường xuyên. Nếu mỗi ngày ăn tôm sẽ gia tăng thêm nồng độ cholesterol HDL 12% (chất béo có lợi tốt cho sức khỏe tim mạch) và giảm nồng độ triglyceride 13% - chất béo xấu làm tăng khả năng mắc bệnh tim mạch, hoặc đột quỵ).
Những người thường xuyên ăn tôm còn huyết áp ổn định, duy trì trong khoảng giới hạn bình thường hơn là những người ít ăn tôm.
Tôm là thực phẩm giàu chất béo Omega 3 tốt cho sức khỏe
Cung cấp chất chống oxy hóa
Trong tôm chứa astaxanthin - chất chống oxy hóa “đa năng” đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Hợp chất này có tác dụng kìm hãm hoạt động của gốc tự do, chặn đứng phản ứng viêm.
Không những vậy, astaxanthin còn làm giảm biến cố liên quan đến tim mạch, tăng nồng độ chất béo tốt nhờ đó cải thiện tim mạch khỏe mạnh. Chất chống oxy hóa từ tôm còn phòng ngừa thoái hóa tế bào não và tế bào thần kinh, phòng suy giảm trí nhớ.
Bổ sung canxi cho xương chắc khỏe
Trong tôm có chứa hàm lượng canxi - dưỡng chất giúp duy trì và bảo vệ cấu trúc của xương đồng thời ngăn ngừa loãng xương cực tốt. Canxi trong tôm quan trọng đối với phát triển xương khớp ở trẻ nhỏ từ đó cải thiện chiều cao trong tương lai.
Tôm giàu canxi hỗ trợ phát triển xương khớp toàn diện
Giàu vitamin B12 tốt cho hệ thần kinh và cơ
Tôm có chứa hàm lượng lớn vitamin B12 giúp bảo vệ hệ thần kinh, kiểm soát ổn định hoạt động của cơ bắp. Bên cạnh đó, vitamin B12 có trong tôm còn có khả năng phòng ngừa thoái hóa và giảm nguy cơ gặp rối loạn hệ thần kinh (bệnh suy giảm trí nhớ, động kinh…).
II - Sốt xuất huyết có ăn tôm được không?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong ở người bệnh. Nếu tuân thủ phác đồ chữa bệnh kết hợp với dinh dưỡng khoa học sẽ giúp bệnh nhân nhanh khỏi.
Theo quan niệm dân gian, khi mắc sốt thì người bệnh nên kiêng ăn đồ tanh trong đó có tôm, kiêng tắm để tránh bệnh trở nặng. Tuy nhiên đây là việc mà các chuyên gia khuyên người bệnh không nên áp dụng bởi khi mắc sốt xuất huyết cần gia tăng đa dạng dưỡng chất để cơ thể nhanh hồi phục.
Vậy nên bệnh nhân mắc sốt xuất huyết CÓ THỂ ăn tôm bình thường miễn là họ không phải đối tượng bị dị ứng hoặc không ảnh hưởng sức khỏe khi ăn loại thực phẩm này. Tôm sẽ gia tăng protein, Omega - 3, chất chống oxy hóa để cơ thể cải thiện miễn dịch, loại bỏ nhanh nhân tố gây ra sốt xuất huyết.
Ngoài việc ăn tôm thì người bệnh nên áp dụng các biện pháp khác để giảm nhẹ triệu chứng và tăng cường sức đề kháng. Trong đó có việc bù dịch, gia tăng vitamin C, bù nước và chất điện giải để nhanh hạ sốt, giảm phát bạn. Khi đó tiểu cầu duy trì ổn định, tăng sức bền của thành mạch máu và phòng ngừa biến chứng do mất nước cùng chất điện giải.
Hơn hết, người bệnh cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng nhóm chất. Bệnh nhân nên ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh để giúp duy trì các hoạt động và quá trình sinh lý trong cơ thể để phục hồi sức khỏe tốt.
Người bệnh sốt xuất huyết có thể ăn tôm bình thường
III - Người sốt xuất huyết ăn tôm chú ý điều gì?
Vấn đề sốt xuất huyết ăn tôm được không đã được chia sẻ dưới góc nhìn khoa học, toàn diện. Việc ăn tốt tốt cho người bệnh mắc sốt xuất huyết nhưng cần thực hiện đúng các chú ý dưới đây:
1. Lựa chọn tôm có chất lượng tốt
Người bình thường nếu ăn phải tôm ươn, tôm ngâm hóa chất hay tôm có chất lượng kém rất nguy hại cho sức khỏe. Nếu người đang sốt xuất huyết có cơ thể yếu mệt mà phải ăn tôm không đạt chuẩn thì càng nguy hiểm hơn nữa.
Vì vậy, bạn nên lựa chọn mua những loại tôm tươi có chất lượng tốt, rõ ràng về nguồn gốc. Một trong những mẹo lựa chọn tôm hay được áp dụng là đánh giá về hình dáng bên ngoài của tôm, thịt tôm cần có độ săn chắc, lớp vỏ ngoài phải trong, màu sắc phải có màu phớt hồng, hoặc xám xanh.
Bạn cần mua tôm ở địa chỉ bán hải sản uy tín hoặc đơn vị kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Chế biến tôm đúng cách
Cách chế biến món ăn cho người đang mắc bệnh sốt xuất huyết rất quan trọng vì giai đoạn này cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và tạo hương vị thơm ngon hấp dẫn.
Trước khi chế biến tôm, bạn nên ngâm hoặc rửa sạch nguyên liệu này bằng nước muối nhạt. Sau đó bạn cần cắt bỏ râu tôm và đường tiêu hóa nằm dọc sống lưng của tôm.
Phương pháp thực hiện các món ăn từ tôm phù hợp với người bệnh là hấp, luộc, nấu canh. Cần tránh nướng tôm hoặc chiên xào tôm với nhiều dầu mỡ bởi vì có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của người bệnh. Tuyệt đối không nên ăn tôm tái chín, tôm sống vì có thể làm rối loạn vi khuẩn đường tiêu hóa khiến bệnh sốt xuất huyết ngày càng nặng hơn.
Cần sơ chế tôm đúng cách để tạo nên món ăn an toàn cho người bệnh
3. Cảnh giác với tình trạng dị ứng khi ăn tôm
Người bệnh sốt xuất huyết đã từng dị ứng tôm từ trước đó cũng không nên ăn tôm, hoặc nếu bạn phát hiện thấy một số biểu hiện khác lạ sau khi tiêu thụ các món từ tôm thì phải dừng ăn loại thực phẩm này ngay.
Một số triệu chứng dị ứng khi ăn tôm mà bạn phải thận trọng bao gồm: Nổi phát ban, ngứa ngoài da, sưng môi, sưng lưỡi, mắt đau, khó thở, sốt, tiêu chảy, chóng mặt…
Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn có được câu trả lời sốt xuất huyết ăn tôm được không và những lưu ý khi cho người sốt xuất huyết sử dụng tôm. Bạn nên chế độ dinh dưỡng đúng cách, tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì chắc chắn sẽ đẩy lùi được căn bệnh để lấy lại sức khỏe bình thường.