9 tác dụng của mầm đậu nành đối với phụ nữ - Chị em không nên bỏ qua

2024-03-18 12:01:00

Mầm đậu nành là một trong những loại thực phẩm lành tính, mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng đặc biệt là với chị em phụ nữ với tác dụng nổi bật giúp phái đẹp duy trì sức khỏe và sinh lý nữ. Tác dụng của mầm đậu nành đối với phụ nữ ra sao? Cách sử dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

I. Giá trị dinh dưỡng của mầm đậu nành

Mầm đậu nành chính là sản phẩm của quá trình nảy mầm của hạt đậu nành, khác với các loại mầm đậu khác như mầm đậu xanh (nảy mầm trong quá ủ giống hạt đậu xanh), mầm đậu đỏ (ủ nảy mầm từ hạt đậu đỏ)… Mầm làm từ đậu nành có thân hơi mềm mập, màu trắng, chứa nhiều nước, dài từ 3 đến 7cm và có kích thước lớn hơn so với các loại mầm làm từ các loại đậu khác. 

Cây đậu nành có nguồn gốc đầu tiên là ở đông bắc Trung Quốc, sau đó lan và phân bổ rộng ra các nước khác trong đó có Việt Nam. Về thành phần dinh dưỡng, mầm đậu nành có chứa các thành phần chính là axit amin, chất béo thực vật, vitamin, khoáng chất, protein, và chất xơ.

Cụ thể, trong 100 gam mầm đậu nành có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng sau:

  • Calo: 122.
  • Protein: 13g.
  • Chất béo: Khoảng từ 6-8g (chất béo bão hòa 1,2g, chất béo không bão hòa đơn 3,1g, chất béo không bão hòa đa 3,7g).
  • Carbohydrate: Khoảng 8-11g.
  • Chất xơ: Khoảng 4-6g.
  • Đường: 4,2 g.
  • Canxi: Khoảng 60-90mg.
  • Magiê: Khoảng 60-90mg.
  • Kali: Khoảng 300mg.
  • Phốt pho: Khoảng 200mg.
  • Vitamin A: 20mcg.
  • Vitamin C: 10 mg.
  •  Vitamin K: 25 mcg.
  • Vitamin E: 2mg.

Đánh giá sâu hơn nữa, các nhà khoa học cho biết những hợp chất cụ thể trong các thành phần axit amin, vitamin và khoáng chất của mầm đậu nành như sau:

  • Axit amin: Tryptophan, isoleucine, histidine, phenylalanine, methionine, valine… 
  • Khoáng chất: Canxi, đồng, kẽm, sắt, selen, natri, kali, photpho, magie, mangan, i ốt. 
  • Vitamin: Vitamin C, A, B1, B6, B2, B5, B7, B3, E, D, K.

Bên cạnh những thành phần chất dinh dưỡng đã kể trên, mầm đậu nành còn chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học tốt cho sức khỏe như isoflavones, polyphenol, lutein.

tác dụng của mầm đậu nành đối với phụ nữ

Mầm đậu nành có chứa nhiều axit amin, vitamin, khoáng chất và các hợp chất hoạt tính sinh học tốt cho sức khỏe nữ giới

>>> XEM THÊM: 11 tác dụng "kỳ diệu" của quả bơ đối với phụ nữ

II. Lợi ích sức khỏe của mầm đậu nành cho nữ giới

1. Tăng kích thước vòng 1

Trong mầm đậu nành có chứa một lượng lớn hoạt chất isoflavone, có tác dụng gần giống với hormone sinh dục nữ estrogen, hỗ trợ sự tăng sinh lớp tế bào mô mỡ ở ngực, kích thức tăng vòng ngực "nở nang" quyến rũ hơn.

Không những vậy, isoflavone còn phòng ngừa được tình trạng ngực bị “chảy xệ”, nhờ khả năng giúp săn chắc bầu ngực. 

2. Nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết

Nhiều nước tiên tiến phát triển đã đưa mầm đậu nành vào danh sách những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, quan trọng giúp cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể. 

Điển hình như cường quốc Nhật Bản, người dân đã thường xuyên sử dụng mầm đậu nành trong thực đơn ăn uống hàng ngày.

Vai trò cung cấp dinh dưỡng từ mầm đậu nành luôn được đánh giá cao, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng với cùng một khối lượng như nhau, thì lượng đạm có trong mầm đậu nành cao gấp 8-9 lần so với thịt bò. Thậm chí là lượng canxi có trong sữa bò cũng không cao bằng mầm đậu nành.

3. Chống oxy hóa

Isoflavone có hàm lượng lớn trong mầm đậu nành cũng có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, bất ngờ hơn nữa là tác dụng này còn mạnh hơn vitamin E đến cả trăm lần. Thêm nữa, trong mầm đậu nành cũng có sự hiện diện của vitamin E và vitamin C. Những chất này có khả năng chống oxy hóa mạnh, ngăn chặn tổn thương tế bào từ tác động của môi trường bên ngoài như tia cực tím từ ánh sáng mặt trời, môi trường sống ô nhiễm, nhờ đó mà làm chậm đi quá trình lão hóa của cơ thể.

Không chỉ có vậy, mầm đậu nành còn chứa phong phú polyphenol, cũng là một chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh có thể giúp cho phái đẹp giảm thiểu các nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính như huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường, ung thư…

tác dụng của mầm đậu nành đối với phụ nữ

Các hoạt chất chống oxy hóa mạnh có trong mầm đậu nành có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thế

4. Cải thiện chức năng sinh sản

Hỗ trợ sinh sản là một trong những công dụng tuyệt vời của mầm đậu nành đối với sức khỏe phụ nữ. 

Một số nghiên cứu khoa học chứng minh được rằng phụ nữ thường xuyên tiêu thụ mầm đậu nành có thể cải thiện khả năng sinh sản (tỷ lệ đậu thai, duy trì thai nhi phát triển tốt cao hơn gấp 1.5 lần hoặc hơn so với phụ nữ ít hoặc không sử dụng mầm đậu nành).

Bên cạnh đó, hoạt chất isoflavone có trong loại thực phẩm này còn có khả năng ức chế hoạt động của bisphenol, một trong những thủ phạm gây ra vô sinh hiếm muộn ở nữ giới, và chất này thường có trong sản phẩm làm từ nhựa. 

5. Giảm nhẹ các triệu chứng của tiền mãn kinh - mãn kinh

Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh thường phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn như: vã nhiều mồ hôi, tóc rụng nhiều, béo phì, bốc hỏa, người mệt mỏi, loãng mật độ xương, đau nhức mỏi xương khớp…

Một trong những giải pháp có thể giúp cho chị em phụ nữ khắc phục được những triệu chứng này là sử dụng mầm đậu nành. Loại thực phẩm này có thể cung cấp lượng isoflavone dồi dào, được mệnh danh là một loại estrogen “tự nhiên” giúp kiểm soát ổn định nội tiết tố từ đó giúp giảm nhẹ đi mức độ của các cơn bốc hỏa, đau nhức khớp, giảm tỷ lệ bị mất xương hay những cảm giác khó chịu như lo lắng, hồi hộp, khô hạn âm đạo...

Ngay cả khi phụ nữ lớn tuổi đã bước qua giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh thì vẫn nên dùng mầm đậu nành, điều này sẽ giúp chị em ngăn chặn và phòng ngừa rối loạn nội tiết tố cùng nhiều bệnh lý khác.

tác dụng của mầm đậu nành đối với phụ nữ

Cải thiện được các triệu chứng khó chịu trong giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh

>>> XEM THÊM: Người nóng bừng nhưng không sốt, tại sao?

6. Cân bằng và bổ sung nội tiết tố

Như đã đề cập ở trên, mầm đậu nành có chứa thành phần isoflavone, một loại phytoestrogen có công dụng khá tương đồng với nội tiết tố estrogen do cơ thể sản xuất. Tiêu thụ loại thực phẩm này là một trong những giải pháp từ tự nhiên hiệu quả nhất giúp cho nội tiết tố cơ thể chị em được duy trì ổn định, từ đó giải quyết được các vấn đề phát sinh như suy giảm sinh lý nữ, da sạm, nám tàn nhang, mỡ bụng... nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu hụt nội tiết tố.

7. Giảm cholesterol

Mầm đậu nành hay các sản phẩm từ đậu nành có thể giảm được nồng độ cholesterol LDL (một loại chất béo xấu gây hại cho tim mạch, làm tăng nguy cơ tiểu đường, đột quỵ...), đồng thời giúp duy trì tăng lượng cholesterol HDL tốt cho cơ thể. 

Theo lời khuyên chuyên gia, phụ nữ trưởng thành nên tiêu thụ khoảng 17 gam mầm đậu nành mỗi ngày. 

Ngoài ra, nữ giới mắc các bệnh do dư thừa chất béo xấu gây ra (mỡ máu cao, tiểu đường, nhồi máu cao, huyết áp cao) có thể tiêu thụ mầm đậu nành như một biện pháp hiệu quả phòng ngừa bệnh tiến triển nặng nề hơn.

8. Tốt cho tim mạch

Chất béo xấu là “kẻ thù” đáng sợ cho hệ tim mạch, và việc sử dụng mầm đậu này có thể hỗ trợ cơ thể giảm nồng độ loại cholesterol này. Loại mầm này có chứa thành phần axit béo không no và lượng axit béo bão hòa rất thấp giúp tim mạch khỏe mạnh, phòng ngừa biến cố tim mạch hoặc giảm bệnh lý do chất béo xấu gây ra. 

Không những vậy, các loại men phytoterol có chứa trong mầm đậu nành cũng có tác dụng giúp làm giảm cholesterol xấu, cải thiện và phòng ngừa bệnh máu nhiễm mỡ, duy trì tốt hoạt động của tim mạch. 

Isoflavone có trong mầm đậu nành còn giúp làm bền thành mạch, kiểm soát huyết áp, khơi thông dòng máu, giảm cục máu đông, ngăn cản sự dày lên của thành động mạch do tế bào tăng sinh quá mức. 

tác dụng của mầm đậu nành đối với phụ nữ

Mầm đậu nành hỗ trợ bảo vệ tốt sức khỏe tim mạch, kiểm soát huyết áp, giảm máu đông...

9. Tăng cường sức khỏe xương khớp

Nguy cơ loãng xương, giảm mật độ xương, dẫn đến gãy xương hoặc thậm chí tàn phế ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh - mãn kinh thường tăng cao hơn so với các giai đoạn trước. Nguyên nhân là do lượng estrogen trong cơ thể suy giảm mạnh, làm giảm lượng canxi được hấp thu vào xương làm cho sức khỏe của xương giảm đi rõ rệt, gia tăng nguy cơ bị loãng xương, mất xương.

Nghiên cứu cho thấy, mỗi ngày phụ nữ cần được cung cấp khoảng 50-100 mg isoflavone (chất dinh dưỡng tìm thấy nhiều trong mầm đậu nành) để hạn chế loãng xương và các biến chứng do bệnh lý này gây ra. 

Hoặc là mỗi ngày chỉ cần uống 3 cốc sữa đậu nành sẽ giúp cho hệ xương của phụ nữ chắc khỏe hơn, giảm tỷ lệ mắc bệnh loãng xương.

III. Những lưu ý khi sử dụng mầm đậu nành

Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn sử dụng mầm đậu nành an toàn và hiệu quả hơn như sau:

- Không nên lạm dụng sử dụng mầm đậu nành, nếu bạn dùng loại thực phẩm này quá nhiều có thể làm giảm lượng sắt cùng nhiều chất dinh dưỡng khác khi hấp thu vào cơ thể. Chính vì thế chỉ nên sử dụng ở mức vừa đủ. Ngoài ra, việc dùng mầm đậu nành nhiều còn khiến cho bạn gặp phải vấn đề đi ngoài phân lỏng, khó tiêu do phần vỏ của thực phẩm này có chứa thành phần raffinose, stachyose.

- Những đối tượng không nên tiêu thụ loại thực phẩm này bao gồm: bà bầu, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ, người mắc u xơ tử cung, u lạc nội mạc tử cung, u tuyến vú.

- Bạn cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trong quá trình chế biến mầm đậu nành. Đặc biệt là bạn nên làm sạch loại thực phẩm này trước khi chế biến.

Ngoài ra, bạn nên đun chín mầm đậu nành vì nếu ăn sống có thể gây rối loạn tiêu hóa do trong mầm đậu nành có chứa hoạt chất ức chế quá trình chuyển hóa của chất đạm trong cơ thể.

- Lưu ý về một số loại thực phẩm có thể gây tương tác với mầm đậu nành, tác động trực tiếp đến sức khỏe. Chẳng hạn như:

  • Không nên sử dụng đồng thời mật ong cùng với mầm đậu nành, vì có thể làm tăng sự hình thành các cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu.
  • Tránh dùng mầm đậu nành phối hợp cùng với đường đỏ do dễ làm rối loạn chức năng tiêu hóa, làm giảm lượng chất dinh dưỡng chuyển hóa và hấp thu. 
  • Việc tiêu thụ mầm đậu nành với trứng cùng lúc có thể làm giảm hoạt động hệ tiêu hóa, gây đầy hơi, chướng bụng.

- Khi bạn đang đang điều trị bệnh bằng các loại thuốc, nên trao đổi thêm ý kiến của bác sĩ về việc có thể ăn mầm đậu nành hoặc tạm thời không tiêu thụ loại thực phẩm này hay không. Trong trường hợp sử dụng được mầm đậu nành, bạn nên giữ khoảng cách giữa việc dùng thuốc và mầm đậu nành ít nhất là 60 phút.

Như vậy với những chia sẻ trên, chắc hẳn chị em đã có thêm thông tin hiểu rõ hơn về tác dụng của mầm đậu nành đối với phụ nữ cùng những lưu ý khi dùng loại thực phẩm này. Bạn cũng cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh để có được sức khỏe tổng thể tốt, đặc biệt là đối với phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh.

Lên đầu trang
Loading