I. Giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành
Sữa đậu nành xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc, sau đó đã trở thành thức uống quen thuộc được yêu thích trên toàn thế giới. Đặc biệt với những người theo đuổi chế độ ăn uống thiên về thực vật thì đây là một trong những giải pháp thay thế hoàn hảo cho sữa động vật, ngoài ra cũng phù hợp với những người không dung nạp lactose hoặc ăn chay trường. Được làm từ nguyên liệu đơn giản là những hạt đậu nành, sữa đậu nành mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể.
Lợi ích của sữa đậu nành đối với phụ nữ là gì?
Theo số liệu từ U.S Department of Agriculture (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) trong 100 gam sữa đậu nành có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng như sau:
|
|
Có thể thấy được sữa đậu nành rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ... mang lại nhiều lợi ích sức khỏe có thể kể đến như:
- Giảm cân hiệu quả nhờ có hàm lượng chất xơ cao
- Tốt cho sức khỏe xương lý do là bởi sữa đậu nành mặc dù chứa một lượng nhỏ chất béo nhưng lại có lượng canxi, protein và nhiều chất xơ, omega-3 cùng các axit amin khác tốt cho hệ cơ, xương, khớp.
- Giảm cholesterol xấu trong máu, hỗ trợ bảo vệ thành mạch máu
- Tốt cho mẹ bầu và sức khỏe thai nhi
- Ổn định huyết áp nhờ có thành phần kali trong loại thức uống giúp cân bằng hàm lượng natri đang bị trữ thừa trong cơ thể (thừa natri là một trong những nguyên nhân chính gây tăng huyết áp).
Tuy nhiên không vì thế mà bạn nên thường xuyên hay uống quá nhiều sữa đậu nành. Việc lạm dụng hoặc uống quá nhiều loại đồ uống này có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khỏe.
XEM THÊM: Ăn chuối có tác dụng gì cho nữ giới? Nên ăn mấy quả chuối 1 ngày?
II. Tác hại của sữa đậu nành đối với nữ giới khi quá lạm dụng
Mặc dù có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể nhưng việc sử dụng quá nhiều sữa đậu nành có thể gây ra một số nguy hại sức khỏe như sau:
1. Gây rối loạn nội tiết
Mất cân bằng nội tiết tố là một trong những tác hại của sữa đậu nành đối với nữ giới nếu uống quá nhiều. Sữa đậu nành chứa hàm lượng cao hợp chất isoflavones (có tác dụng gần giống với hormone estrogen trong cơ thể) mà nếu khi uống quá nhiều loại đồ uống này dẫn tới làm tăng sinh quá nhiều estrogen và gây rối loạn nội tiết tố ở nữ giới. Từ đó dẫn tới rối loạn kinh nguyệt và nguy cơ tiền mãn kinh sớm ở nữ giới.
2. Tăng nguy cơ mắc bệnh lý và ung thư
Một số nghiên cứu đã cho thấy việc dung nạp quá nhiều isoflavone vào cơ thể sẽ làm gia tăng nguy cơ phát triển các khối u và bệnh lý phụ khoa hoặc buồng trứng.
Đặc biệt là với các chị em đang mắc bệnh hoặc nguy cơ cao mắc ung thư tử cung và ung thư vú thì cũng không nên dùng quá nhiều, hoặc chỉ nên dùng với hàm lượng mà bác sĩ chỉ định. Nguyên do được cho biết là do khi nạp quá nhiều hàm lượng isoflavone sẽ kích thích sự phát triển của các tế bào nhạy cảm với estrogen từ đó tăng cao nguy cơ khối u hình thành.
3. Giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng
Tiêu thụ quá nhiều sữa đậu nành có thể làm giảm quá trình hấp thu các dưỡng chất. Thành phần axit phytic có trong loại sữa này có thể tạo phức hợp với canxi, kali, magie, kẽm, sắt và làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng.
4. Giảm chức năng tuyến giáp và không tốt cho những ai bị bệnh về tuyến giáp
Những người đang gặp phải vấn đề liên quan đến tuyến giáp thì nên hạn chế sử dụng sữa đậu nành hoặc các đồ ăn có chứa thành phần đậu nành. Nguyên nhân là vì isoflavone trong sữa đậu nành cản trở quá trình hấp thu iod - loại chất cần thiết để sản xuất hormone tuyến giáp. Vì vậy mà nếu tiêu thụ quá nhiều sữa đậu nành có thể làm cho các bệnh lý về tuyến giáp ngày càng nặng nề hơn do ức chế quá trình tuyến giáp tổng hợp và sản xuất hormone.
5. Đầy hơi và khó tiêu
Trong sữa đậu nành có chứa oligosaccharide - đây là một loại carbohydrate khó tiêu hóa. Chính vì thế mà khi uống quá nhiều một lượng lớn sữa đậu nành bạn sẽ dễ bị chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu. Với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm thì tình trạng này có thể sẽ trầm trọng hơn, có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, hội chứng ruột kích thích...
6. Ảnh hưởng đến xoang và hệ hô hấp
Nạp quá nhiều sữa đậu nành vào cơ thể sẽ tạo ra nhiều lớp nhầy trong họng hay niêm mạc mũi xoang, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ hô hấp gây ra tình trạng viêm xoang và các vấn đề hô hấp khác (chẳng hạn như hen suyễn, cảm lạnh).
Tác hại của sữa đậu nành đối với nữ giới khi uống quá nhiều
THAM KHẢO: Viên uống nội tiết Ngự y Mật Phương Nhất Nhất 44III. Một số lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành
Để tránh được tác hại của sữa đậu nành đối với nữ giới, sử dụng sữa đậu nành an toàn, phát huy được tối đa những lợi ích cho sức khỏe thì trong quá trình sử dụng, chị em nên lưu ý tới một số vấn đề như sau:
Về liều lượng uống phù hợp và cách uống sữa đậu nành cũng là một trong những nội dung quan trọng cần được lưu tâm. Lượng sữa đậu nành nên uống ở mức vừa phải, không nên uống quá nhiều. Tùy thuộc vào sức khỏe, khả năng chuyển hóa và tiêu thụ mà lượng sữa đậu nành cần bổ sung cho các chị em phụ nữ có sự khác nhau, tuy nhiên thì theo các chuyên gia, chị em phụ nữ chỉ nên tiêu thụ không vượt quá 500ml sữa đậu nành mỗi ngày, mỗi lần có thể uống khoảng 200 - 250ml.
Về thời gian uống thì sữa đậu nành có thể uống vào bất kỳ thời gian nào trong ngày, tuy nhiên khoảng thời gian tốt nhất để uống bao gồm: Nên uống ngay vào khi mới thức dậy kết hợp cùng thực phẩm ăn cho bữa sáng hoặc uống vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1-2 tiếng: Đây là những thời điểm mà cơ thể hấp thu dưỡng chất trong sữa khá tốt.
Một số lưu ý khác khi uống sữa đậu nành cần được lưu tâm gồm có:
- Uống sữa đậu nành đã được nấu chín kỹ: Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa nguy cơ rối loạn tiêu hóa, vì sữa đậu nành chưa được nấu kỹ có thể tiềm ẩn chứa nhiều chất độc hại, thành phần gây kích ứng tiêu hóa. Không những vậy, trong quá trình chế biến sữa đậu nành thì bạn nên mở vung nồi để cho những chất có hại bay hơi thoát ra ngoài.
- Nên dùng sữa đậu nành kết hợp với các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột: Có thể dùng kèm sữa đậu nành đồng thời với các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như bánh quy, bánh mì, cơm cháo… Điều này sẽ giúp tăng hấp thu chất trong sữa.
- Không nên uống sữa đậu nành khi bụng rỗng và nên dùng loại sữa này sau bữa sáng ít nhất 1 tiếng.
- Không bảo quản sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm: Ở nhiệt độ ấm nóng, nhiều loại vi sinh vật, điển hình là các vi khuẩn có thể phát triển và sinh sôi trong loại sữa này. Vì vậy, có thể khiến sữa đậu nành bị biến đổi chất lượng, dẫn đến ôi thiu…
- Không dùng sữa đậu nành để uống thuốc: Điều này có thể làm giảm tác dụng của thuốc, hoặc dẫn đến phản ứng và sinh ra nhiều loại hợp chất có hại cho cơ thể.
Sữa đậu nành kỵ với nhóm thực phẩm nào? Mặc dù là thức uống bổ dưỡng, cũng giống như việc sử dụng quá nhiều bạn cũng cần chú ý có một số nhóm thực phẩm nếu kết hợp cùng sữa đậu nành có thể tác động đến khả năng hấp thu dinh dưỡng và gây hại cho cơ thể. Các loại thực phẩm bạn cần tránh kết hợp cùng sữa đậu nành bao gồm:
- Không kết hợp trứng với sữa đậu nành: Lòng trắng trứng có chứa một loại enzym tiêu hóa mà khi sử dụng chung sẽ làm giảm và ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa protein trong sữa đậu nành, tạo chất kết tủa tăng nguy cơ khó tiêu, đầy hơi, bụng khó chịu, ấm ách.
- Không cho đường đỏ vào sữa đậu nành: Trong đường đỏ có chứa các thành phần axit hữu cơ như axit axetic, axit lactic... nếu dùng chung kết hợp với canxi và protein có trong sữa đậu nành sẽ tạo ra các hợp chất làm mất đi giá trị dinh dưỡng của cả sữa đậu nành và đường đỏ cũng như giảm khả năng hấp thu canxi vào cơ thể.
IV. Những đối tượng không nên sử dụng sữa đậu nành
Mặc dù đây là loại thực phẩm lành tính nhưng vẫn có một số trường hợp không nên sử dụng sữa đậu nành, bao gồm:
- Người bệnh dạ dày hoặc hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc dị ứng với đậu nành: Loại sữa này có tính hàn, nếu sử dụng nhiều có thể làm cho axit dịch vị dạ dày tiết ra nhiều và từ đó làm nặng thêm tình trạng bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa. Chính vì thế mà những người bị viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ dày thực quản... là những đối tượng không nên uống sữa đậu nành
- Trường hợp đang uống thuốc kháng sinh: Nếu dùng chung sữa đậu nành cùng với một số loại thuốc kháng sinh như erythromycin có thể xảy ra tương tác, ảnh hưởng đến hiệu quả dùng thuốc. Những trường hợp đang sử dụng kháng sinh không phải nhất thiết triệt để không uống sữa đậu nành mà sau khi uống kháng sinh từ 1 giờ trở lên thì có thể uống sữa đậu nành.
- Người bệnh sỏi thận hoặc gout: Sữa đậu nành cũng không thích hợp sử dụng cho người bệnh gout, hoặc người mắc bệnh sỏi thận. Nếu người bệnh gout sử dụng sữa đậu nành thì thành phần hợp chất purin có trong loại sữa này có thể không thể được chuyển hóa hết, và dẫn đến làm cho bệnh trầm trọng thêm. Ngoài ra, trong loại sữa này còn chứa hợp chất oxalat, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Nếu người mắc sỏi thận uống sữa đậu nành có thể làm tăng số lượng sỏi hoặc khiến sỏi phát triển lớn hơn.
Người bệnh dạ dày, sỏi thận hoặc đang uống kháng sinh... là những đối tượng không nên uống sữa đậu nành
ĐỌC THÊM: 9 tác dụng của mầm đậu nành đối với phụ nữ không nên bỏ quaNhìn chung sữa đậu nành mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhất là đối với phụ nữ. Tuy nhiên thì việc sử dụng quá nhiều hoặc lạm dụng quá mức loại đồ uống này có thể dẫn đến tác hại của sữa đậu nành đối với nữ giới. Vì vậy, cần chú ý đến liều lượng uống và sử dụng đúng cách để có thể tận dụng được tối đa lợi ích và hạn chế tối thiểu tác hại.