14 loại cây thuốc nam thảo dược trị đau đầu hiệu quả tại nhà

2023-11-13 14:08:25

Đã từ xa xưa, dân gian đã thường xuyên sử dụng thảo dược để chữa bệnh, trong đó có việc cải thiện chứng đau đầu. Vậy cụ thể có những loại thảo dược chữa đau đầu nào? Mời bạn hãy cùng chúng tôi khám phá ngay trong bài viết này nhé.

1. Bạc hà

Trong lá bạc hà có chứa thành phần hoạt chất menthol có tác dụng gây tê bề mặt, giảm đau đầu nhanh chóng. Không những vậy, lá bạc hà còn có công dụng kiểm soát sự căng thẳng, giúp cho tinh thần thoải mái và dễ ngủ hơn. Khi chất lượng giấc ngủ tốt hơn thì cơn đau đầu cũng giảm dần cả về mức độ lẫn số lượng.

Cách dùng: Giã nát loại lá này, sau đó chườm lên thái dương, sau gáy hoặc đỉnh đầu và giữ nguyên trong 20 phút.

Bạc hà - Thảo dược chữa đau đầu hiệu quả

2. Húng quế

Cơn đau đầu do căng thẳng có thể khiến cho bạn cảm thấy khó chịu và ngưng trệ nhiều công việc, ngay khi triệu chứng đau đầu xuất hiện bạn hãy thử dùng ngay húng quế. Một số hợp chất có trong loại thảo dược này đem đến công dụng thư giãn thần kinh, xoa dịu sự căng thẳng và giúp cơ thể nhanh chóng hết đau đầu.

Cách dùng: Thả lá trà húng quế vào cốc nước sôi, đợi vài phút để dược chất có trong lá húng quế ngấm ra nước. Có thể thêm chút đường hoặc mật ong để trà húng quế thêm phần hấp dẫn.

3. Đinh hương

Đinh hương là một trong những nguyên liệu tự nhiên giúp cải thiện đau đầu hiệu quả, không chỉ có vậy loại thảo dược này còn khắc phục sự mệt mỏi uể oải, giải quyết rối loạn tiêu hóa và ức chế sự xâm nhập của nhiều loại vi khuẩn, vi rút gây hại.

Mùi hương từ loại thảo dược này có tác dụng làm giảm sự căng thẳng, giúp người bệnh dễ ngủ hơn, cảm thấy phấn chấn và khỏe mạnh hơn.

Cách sử dụng: Chuẩn bị khoảng 2 thìa nước muối (hoặc dầu dừa), thêm vài giọt đinh hương vào nước muối (hoặc dầu dừa). Dùng hỗn hợp này để mát xa lên trán hoặc hai bên thái dương.

Cây Đinh Hương cũng là thảo dược trị nhức đầu rất tốt

4. Tía tô

Sử dụng tía tô cũng là giải pháp hữu hiệu giúp chặn đứng cơn đau đầu, ngoài ra có tác dụng làm giảm sự căng thẳng thần kinh, tăng cường bồi bổ khí huyết và nhờ đó giúp nâng cao sức khỏe tổng thể.

Cách dùng: Chuẩn bị 1 cốc nước sôi, cắt nhỏ vài lá tía tô vào cốc nước. Sau đó để ngâm trong 10-15 phút, tiến hành lọc để lấy nước cốt và cho thêm đường hoặc mật ong. Như vậy bạn đã hoàn thành xong việc chế biến trà tía tô để giảm đau nhức đầu.

Xem thêm: Cách chữa đau nửa đầu bằng phương pháp dân gian hiệu quả

5. Sắn dây

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất từ sắn dây để giảm mức độ đau đầu, giảm đau đầu tái phát nhiều lần. Bên cạnh đó, việc sử dụng sắn dây còn có công dụng giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, hạn chế nhức đầu do cảm nắng hoặc do sốt nhiễm trùng nhiễm khuẩn gây ra.

Cách sử dụng: Bạn có thể pha bột sắn dây vào trong nước sôi, thêm chút đường và uống. Hoặc cũng có thể nấu chín bột sắn dây cùng với gạo tẻ để tạo thành món cháo thơm ngậy, hấp dẫn.

Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng nguyên liệu tự nhiên này bởi vì chúng có thể gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe. Không nên sử dụng bột sắn cho phụ nữ có nguy cơ bị sảy thai, hoặc gặp các vấn đề bất thường trong thai kỳ.

Sắn dây chữa nhức đầu

6. Cây nữ lang

Dân gian thường hay sử dụng cây nữ lang để cải thiện chứng đau nửa đầu, mặc dù cho đến nay, loại cây này vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng.

Một số nhà khoa học cho rằng, nữ lang có tác dụng bảo vệ mạch máu và hệ thần kinh, xua tan cảm giác căng thẳng và mệt mỏi. Không những vậy, loại thảo dược này còn có thể cải thiện rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy) và điều này đã giúp cho sức khỏe của người bệnh được tốt lên.

Cách dùng: Người bị đau đầu, đau nửa đầu có thể sử dụng rễ cây nữ lang phơi khô và pha trà để uống. Mỗi lần dùng một lượng nhỏ, ngày uống 2 lần sáng tối sẽ giúp an thần, cải thiện đau đầu, mất ngủ.

7. Hạt giống của rau mùi

Một mẹo nhỏ khác giúp bạn cải thiện được chứng đau nửa đầu hiệu quả đó là sử dụng hạt giống cây rau mùi.

Cách sử dụng: Bạn ngâm 1 thìa hạt này trong khoảng 300ml nước sôi, sau đó ngửi hơi nước bốc ra để thư giãn thần kinh. Hoặc có thể đun sôi hạt giống cùng với nước sạch, sau đó để nguội (có thể thêm đường) để uống.

Hạt của cây rau mùi là thảo dược trị đau đầu ít người biết

8. Oải hương

Dùng tinh dầu hoa oải hương cũng là một trong những biện pháp giúp bạn không còn lo lắng bởi đau đầu. Loại nguyên liệu này có thể làm giảm số lượng, mức độ của các cơn đau đầu.

Cách dùng như sau: Nhỏ vài giọt tinh dầu vào cốc nước ấm, đưa cốc nước lên mũi ngửi sẽ giúp bạn thư giãn đầu óc, xoa dịu sự căng thẳng. Hoặc bạn có thể dùng tinh dầu hoa oải hương để tắm hoặc xoa bóp vùng trán.

9. Cây cỏ thơm (Feverfew)

Cây cỏ thơm (tên tiếng anh là feverfew) là một loại cây thảo mọc lâu năm và có mùi thơm đặc trưng. Hiện nay, cây được sử dụng nhiều ở một số nước châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc) và châu Âu trong việc hỗ trợ điều trị chứng đau nửa đầu.

Thời xa xưa, khi chưa có các loại thuốc Tây đặc trị chứng đau nửa đầu thì cây cỏ thơm được ví như “vị cứu tinh” cho người đau đầu. Bên cạnh đó, cây cỏ thơm còn đem lại nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe như: hạn chế táo bón, hạ sốt, giảm viêm đau xương khớp, trị giun sán, an thai, giảm viêm loét dạ dày.

Cách dùng: Dùng lá khô để pha trà, mỗi ngày dùng từ 50-150mg.

Cỏ Thơm là dược liệu làm giảm nhức đầu tại nhà

10. Cây ngải đắng

Với những trường hợp đau đầu ở phụ nữ liên quan đến rối loạn nội tiết tố (nhất là trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh) thì bạn có thể sử dụng ngay cây ngải đắng.

Hơn nữa, loại cây này còn có thể cải thiện quá trình tiêu hóa, hỗ trợ đào thải chất độc và chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Và nhờ đó giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện tinh thần và cảm xúc cho người bệnh.

Xem ngay: Mẹo dùng ngải cứu chữa đau đầu

11. Cây cam thảo

Theo một số nghiên cứu, cam thảo có tác dụng an thần, làm giảm sự căng thẳng thần kinh và lo lắng quá mức. Cam thảo thích hợp sử dụng cho các trường hợp đau đầu do căng thẳng, đau đầu do suy thượng thận.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào sử dụng cam thảo cũng có thể cải thiện chứng đau đầu. Vẫn có một số người bệnh dùng loại thảo dược này và nhận thấy rằng cơn đau đầu ngày càng trầm trọng hơn.

Cách dùng: Bạn có thể sử dụng cam thảo để nấu thành trà, hoặc phối hợp với các dược liệu khác trong các bài thuốc nam chữa đau đầu để tăng cường hiệu quả tác dụng của cam thảo.

Loại dược liệu quen thuộc là Cam Thảo có thể chữa đau đầu

12. Mã tiên thảo

Thêm một sự lựa chọn khác giúp giải quyết hiện tượng đau đầu mà bạn nên tham khảo sử dụng đó là cây mã tiên thảo (mã tiền thảo).

Ngoài công dụng chữa trị đau đầu, mã tiên thảo còn có thể giúp giảm rối loạn âu lo, kiểm soát tốt cảm xúc và hạn chế hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).

13. Cây xương sọ

Cây xương sọ là loài cây có tác dụng làm dịu căng thẳng thần kinh, giúp giảm nhanh đau đầu do sự căng thẳng gây ra. Ngoài ra, loại thảo dược này còn đem lại công dụng cải thiện chức năng não bộ và hệ thần kinh. Từ đó giúp phục hồi tổn thương trong não bộ hoặc hệ thần kinh.

Cây xương sọ rất ít người biết đến nhưng cũng có thể làm giảm đau đầu

14. Gừng

Và cuối cùng trong danh sách những loại thảo dược chữa đau đầu phải kể đến đó chính là gừng, loại nguyên liệu tự nhiên này cho hiệu quả tốt giúp cải thiện triệu chứng đau đầu.

Ngoài ra, tinh dầu gừng còn có thể giúp người bệnh ngủ ngon giấc, ngủ sâu giấc hơn và từ đó giúp người bệnh không còn lo lắng về chứng đau đầu nữa. Loại nguyên liệu này có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp tăng cường tuần hoàn máu não và giảm đau đầu.

Ngoài ra, một số hợp chất có trong gừng còn có tác dụng chống lại vi rút gây bệnh cảm cúm hoặc cảm lạnh, mà những bệnh lý này có thể gây ra cơn đau đầu.

Tìm hiểu thêm: Cách dùng gừng chữa đau đầu tại nhà

Trên đây là những thông tin quan trọng về 14 loại thảo dược chữa đau đầu mà bạn cần biết, nhìn chung các loại thảo dược này đều khá an toàn nhưng lại có hiệu quả khá chậm, chỉ thích hợp sử dụng trong các trường hợp đau đầu ở mức độ nhẹ hoặc người bệnh mới mắc bệnh đau đầu.

Lên đầu trang
Loading