Gợi ý 8 thảo dược trong bếp trị cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả

2024-02-22 14:12:22

Đã từ lâu, ông cha ta đã sử dụng thảo dược trị cảm cúm nhằm ổn định sức khỏe, cải thiện nhiều bệnh tất. Để hiểu rõ hơn về hiệu quả các loại thuốc cảm cúm thảo được đối với người bệnh và những dược liệu tốt cho người bệnh, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn qua thông tin dưới đây.

I - Tại sao nên cây thuốc thảo dược trị cảm cúm?

Cảm cúm, cảm lạnh là trạng thái cơ thể nhiễm virus với các dấu hiệu như sổ mũi, hắt hơi liên tục, sốt cao. Cảm cúm, cảm lạnh thường xảy ra theo từng đợt rầm rộ, bộc phát theo mùa (mùa đông hoặc mùa thu).

Hiện nay có nhiều biện pháp giúp người bệnh giảm nhanh các biểu hiện cảm cúm, cảm lạnh nhanh chóng. Trong đó sử dụng thuốc cảm cúm thảo dược từ thiên nhiên được đánh giá an toàn, không gây phản ứng phụ. Ngoài ra các hoạt chất polyphenol, flavonoid từ thảo dược kháng virus và ngăn chặn virus phát triển hiệu quả.

Mặt khác, cây thuốc nam còn giảm đau, hạn chế phản ứng viêm từ đó khắc phục chứng sổ mũi, đau họng khi bị cảm. Đặc biệt các nhóm thảo dược còn tăng sức mạnh nhóm tế bào miễn dịch, xoa dịu thần kinh, an thần và giảm áp lực nhanh chóng.

Vậy nên các đối tượng không muốn lạm dụng thuốc hoặc phản ứng với nhóm thuốc trị cảm cúm, cảm lạnh nên sử dụng thảo dược. Tuy nhiên bạn cần tìm ra cây thuốc cảm thảo dược có hiệu quả vượt trội, ứng dụng đa dạng trong sinh hoạt để giảm nhanh chứng bệnh.

các thảo dược trị cảm cúm nhanh chóng

Thảo dược có tính kháng khuẩn, tiêu viêm giúp đẩy lùi bệnh cúm nhanh chóng

II - Các cây thuốc cảm cúm thảo dược trong gian bếp nên dùng

Nhóm thảo dược trị cảm cúm khi được sử dụng đúng cách, khoa học sẽ có hiệu quả tốt với sức khỏe. Dưới đây là nhím thảo mộc bạn không thể bỏ lỡ để chữa trị bệnh cảm cúm:

1. Húng quế

Húng quế (húng chó, húng giổi) là dược liệu bình dân nhưng có khả năng cải thiện bệnh cúm hiệu quả. Húng quế có chứa nhóm hoạt chất methyl chavicol với khả năng ức chế virus gây cảm cúm, hạn chế bệnh tiến triển mạnh mẽ.

Đông y xếp húng quế vào nhóm dược liệu tính ấm vị cay, quy vào hai kinh tâm và phế giúp giảm đau, toát mồ hôi nhanh. Ngoài ra, húng quế có khả năng ức chế hệ thần kinh tạo ra cơn buồn ngủ nhẹ. Việc này giúp người bệnh ngủ ngon giấc, cân bằng năng lượng để chống yếu tố gây bệnh.

Cây thuốc cảm thảo dược húng quế có đặc điểm khá nhớt nên có thể loại bỏ dịch đờm ra khỏi vùng hầu họng. Ngoài ra, loại dược liệu này còn làm thông đường thở, hạn chế triệu chứng khó thở hay gặp ở người bệnh cảm cúm.

2. Hạt tiêu đen

Hạt tiêu đen là thảo dược trị cảm cúm hiệu quả, an toàn đối với người bệnh. Trong hạt tiêu có chứa nhiều piperin với tác dụng ức chế sự sản sinh của virus gây bệnh cảm cúm.

Ngoài ra, hoạt chất oleoresin từ thuốc cảm cúm thảo dược tiêu đen chặn đứng sự phát triển của virus, vi khuẩn và kháng nấm. Dưới góc nhìn từ Đông Y, hạt tiêu đen có tính nóng, vị cay, quy vào kinh vị, tràng, phế, có.

Hạt tiêu được dùng để kích thích hoạt động hệ tiêu hóa, tăng khả năng thu nhận chất dinh dưỡng. Từ đó giúp người bệnh cải thiện sức khỏe, ổn định hệ miễn dịch và loại bỏ virus cúm phát triển mạnh.

Trường hợp người cảm cúm ra nhiều mồ hôi lạnh hãy dùng hạt tiêu đen để kiểm soát thân nhiệt. Nếu bệnh nhân có biểu hiện hắt hơi sổ mũi nhiều nên tránh dùng hạt tiêu đen liều cao vì khiến chứng bệnh nghiêm trọng.

hạt tiêu đen trị cảm cúm

Hạt tiêu đen chặn đứng sự phát triển của virus gây cảm cúm

3. Bạc hà

Bạc hà là cây thuốc cảm thảo dược mọc phổ biến ở vùng trung du, đồng bằng, và miền núi. Bạc hà được ứng dụng nhiều trong y dược học với nhiều công dụng tốt, trong đó có việc chữa trị bệnh cảm cúm.

Nghiên cứu của Y học hiện đại chỉ ra trong bạc hà có chứa menthol - chất giúp giảm nhiệt độ cơ thể khi sốt cao, tăng bài tiết tuyến mồ hôi hỗ trợ đào thải các tác nhân gây bệnh ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, menthol trong bạc hà còn ngăn cản hoạt động virus gây bệnh cảm cúm, hạn chế bệnh tiến triển nặng.

Theo Y học cổ truyền, thuốc cảm cúm thảo dược lá bạc hà có tính ấm, vị hơi cay với khả năng tiêu sưng chỉ ngứa, phát tán phong nhiệt. Đông Y sử dụng bạc hà để khắc phục các triệu chứng của bệnh cảm cúm: sốt không ra mồ hôi, ho, ngạt mũi, nhức đầu, nôn mửa, đau bụng. Tuy nhiên cần phải phối hợp với nhiều loại thuốc khác.

Lưu ý đặc biệt quan trọng: KHÔNG DÙNG CHO TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ DƯỚI 1 TUỔI. Việc dùng tinh dầu bạc hà để bôi vào mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gây hiện tượng ngừng thở, tim ngừng đập nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh đó, không dùng bạc hà cho các trường hợp suy nhược toàn thân, huyết áp cao, táo bón.

4. Quế

Quế là thảo dược trị cảm cúm “lừng danh” trong nền Y học cổ đại phương Đông. Quế có tính “rất nóng”, vị cay ngọt nhẹ, có tác dụng thông mạch, hồi dương.

Các thầy thuốc Đông Y thường dùng quế để cải thiện thể trạng, khắc phục suy nhược cơ thể ở những người bệnh cảm cúm. Ngoài ra, các trường hợp bị cảm lạnh cũng có thể sử dụng quế để khắc phục biểu hiện bệnh cực tốt.

Theo Tây Y, quế chứa cinnamaldehyde có tác dụng kháng virus, an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người bệnh, giảm căng thẳng thần kinh. Việc dùng quế - cây thuốc cảm thảo dược trị bệnh giúp cho sức khỏe nhanh ổn định, tạo tâm lý thoải mái để đẩy lùi chứng bệnh.

thảo dược chữa cảm cúm

Quế có khả năng kháng các loại virus gây bệnh nhanh chóng

5. Tỏi

Tỏi không chỉ là gia vị quen trong ẩm thực của người Việt mà còn là vị thuốc cảm cúm dược liệu trong gian bếp cực tốt. Tỏi có chứa hợp chất allicin, diallyl disulfide, diallyl trisulfide với khả năng kìm hãm sự phát triển của virus gây bệnh.

Các thử nghiệm lâm sàng chứng minh tỏi giúp cải thiện chức năng đường tiêu hóa, giảm buồn nôn, nôn mửa, chữa đầy hơi, tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng. Từ đó giúp người bệnh phục hồi sức khỏe, nâng cao chức năng của tế bào miễn dịch trong việc tiêu diệt mầm bệnh.

Theo Đông Y, tỏi là dược liệu có vị cay nhẹ, tính ấm nên hạ khí, trừ giun, lợi tiểu tốt. Vậy nên Y học cổ truyền Trung Hoa còn sử dụng tỏi để lợi tiểu, hỗ trợ tăng cường đào thải virus gây bệnh cảm cúm thông qua đường tiết niệu.

6. Gừng

Theo các báo cáo khoa học, gừng có chứa gingerol và shogaol có tác dụng điều hòa thân nhiệt, hạ sốt trên động vật thí nghiệm. Việc dùng thảo dược trị cảm cúm là gừng trên người bệnh cảm cúm giúp hạ sốt cao, phòng ngừa co giật do sốt cao kéo dài.

Ngoài ra, gừng có thể ức chế hệ thần kinh trung ương tạo cảm giác buồn ngủ và tăng hiệu quả của thuốc ngủ barbiturat. Vậy nên khi dùng gừng trị bệnh thì sẽ giảm ho, tiêu đờm, giảm viêm đường hô hấp trong thời gian ngắn.

Dưới góc nhìn của Đông Y, gừng tươi có tính ấm, vị cay nóng, mùi thơm hắc, có tác dụng thông mạch, hồi dương. Từ xa xưa, các lương y đã vận dụng bài thuốc trị cảm cúm bằng gừng để giảm ho có đờm, kích thích hệ tiêu hóa, chữa đau bụng.

Ngoài ra, thân và rễ của gừng còn chống nhiễm khuẩn khi người bệnh bị sổ mũi, viêm họng. Đồng thời, thuốc cảm cúm thảo dược từ gia vị gừng còn ngăn chặn viêm đường hô hấp - biến chứng có thể gặp khi bị cảm cúm.

cây thuốc nam trị cảm cúm

Gừng có tính ấm, vị cay nhẹ giúp thông thoáng đường thở cho người bệnh

7. Sả

Sả là cây thuốc cảm thảo dược chứa citronellal, geraniol có tác dụng kháng virus gây bệnh, ức chế vi khuẩn, phòng ngừa bội nhiễm (nhiễm trùng thứ phát) do bệnh cảm cúm gây ra.

Nước ép từ sả có tác dụng chống viêm, hạn chế các triệu chứng viêm ở người bệnh cảm cúm (sổ mũi, viêm họng, họng có đờm, ho, đau họng). Bên cạnh đó, nước ép từ sả còn có tác dụng lợi tiểu, tăng khả năng đẩy virus cúm ra ngoài cơ thể cực tốt.

Theo Đông Y, sả là nguyên liệu có vị cay nhẹ, tính ấm nên có khả năng bài tiết mồ hôi, tiêu đờm, lợi tiểu cực tốt. Ông cha ta từ lâu đã sử dụng gừng để chữa trị bệnh cảm cúm, hạ sốt, đầy hơi, khó tiêu. Thuốc cảm cúm thảo dược từ cây sả hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy bụng đồng thời giúp cho người bệnh ăn uống ngon miệng để nhanh phục hồi sức khỏe.

8. Tía tô

Tía tô là thảo dược trị cảm cúm có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe toàn diện. Tía tô có mùi thơm nhẹ, vị cay, quy về 2 kinh tỳ và phế nên hành khí, phong hàn, hóa trung tốt.

Lá tía tô dùng để khắc phục bệnh cảm cúm, chữa cảm mạo, giảm các triệu chứng cho người bệnh cảm cúm (sổ mũi, nhức đầu, ho nhiều đờm, nôn mửa). Ngoài ra, tía tô được dùng để trấn an tinh thần, điều hòa giấc ngủ nhằm ổn định hệ miễn dịch.

Các số liệu thống kê cho thấy: 64.8% số người bệnh đạt kết quả tốt khi dùng tía tô, 26.4% số người bệnh đạt kết quả trung bình khá. Hoạt chất perillaldehyd citrat từ tía tô có tính kháng nấm, kháng khuẩn, giúp phòng ngừa biến chứng cho người bị cúm.

tía tô trị cảm cúm

Tía tô là cây thuốc giúp đẩy lùi biểu hiện cảm nhanh chóng

III - Những lưu ý khi dùng thuốc cảm từ thảo dược

Không phải trường hợp nào cũng phù hợp để dùng thảo dược trị cảm cúm và không phải lúc nào việc điều trị cảm cúm bằng từ thảo mộc mang lại hiệu quả. Vậy nên để dùng các cây thuốc cảm cúm thảo dược từ tự nhiên trị bệnh bạn nên cân nhắc đến vấn đề sau:

  • Bạn nên lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ để đánh giá sức khỏe bản thân có thích hợp dùng thảo dược. Các thảo dược cần thận trọng về liều lượng, cách chế biến và tính vị quy kinh phù hợp với thể trạng của từng người bệnh.
  • Nhiều thảo dược có tương tác với các loại thuốc (hoặc đồ ăn, thức uống) làm giảm hiệu quả hoặc phát sinh chất độc hại cho cơ thể. Do đó người bệnh nên tìm hiểu về nhóm thảo dược và thành phần của nhóm thuốc đang sử dụng.
  • Ưu tiên nhóm thảo dược chữa cảm cúm có nguồn gốc rõ ràng và được đáp ứng về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn cho sức khỏe.
  • Thảo dược hay dược liệu vẫn có thể gây ra tác dụng phụ cho cơ thể người tùy vào từng cơ địa. Do đó, nếu trong quá trình dùng thảo dược mà bạn phát hiện thấy dấu hiệu bất thường thì nên ngừng sử dụng và báo ngay cho bác sĩ điều trị.

Dùng thảo dược trị cảm cúm là một giải pháp có nhiều ưu điểm cho những người đang mắc bệnh lý này. Hy vọng với những thông tin mà bài viết đã chia sẻ như trên sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều hiểu biết sâu sắc về cây thuốc cảm thảo dược hiệu quả, an toàn.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ