Bật mí 10 loại trà giải cảm trong mùa mưa dễ thực hiện

2024-03-27 11:02:41

Để giảm nhanh các biểu hiện bệnh cảm mà từ xa xưa ông cha sử dụng các dược liệu tự nhiên nấu trà giải cảm. Phần lớn các nguyên liệu là các gia vị, cây cỏ sinh trưởng tự nhiên nên dễ kiếm, chi phí rẻ mà không gây tổn hại đến sức khỏe. Chính vì vậy bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến mọi người những loại trà chữa cảm hiệu quả nên sử dụng.

I - Các loại trà giải cảm tốt cho sức khỏe

Các nguyên liệu dùng để nấu trà trị cảm chứa các hoạt chất kháng viêm, chất chống oxy hóa cùng các nhóm vitamin nhằm ổn định miễn dịch. Vì vậy hãy cùng bắt tay vào tìm hiểu cách pha các loại trà chữa cảm dưới đây:

1. Trà chanh sả gừng

Chanh là nhóm quả có lượng lớn axit ascorbic giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng khả năng chống lại tác nhân gây nên chứng cảm cúm, cảm lạnh. Ngoài ra, trà giải cảm từ chanh làm giảm hiện tượng mất nước, hạn chế rối loạn điện giải ở những người bệnh cảm sốt đổ mồ hôi nhiều.

Ngoài ra, tiêu thụ chanh giúp cơ thể nạp vào lượng lớn kali để duy trì huyết áp và chức năng thận ổn định. Khi thận làm việc tốt sẽ đào thải hiệu quả các loại virus gây bệnh, giảm biến chứng nguy hiểm.

Trong khi đó sả là nguyên liệu có chứa geraniol, citral với khả năng tiêu viêm, giảm đờm, giảm ho và hạn chế sổ mũi. Các nghiên cứu cho thấy rằng sả có tác dụng ức chế hoạt động sinh sôi của nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh.

Gừng có tính ấm, hợp chất gingerol ở gừng giúp kháng khuẩn và tăng khả năng điều trị chứng cảm. Khi pha trà kết hợp các nguyên liệu chanh, sả, gừng sẽ chặn đứng yếu tố gây cảm giúp người bệnh ổn định thể trạng.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 1 quả chanh, 1 thìa mật ong, 1 củ gừng, 1-2 nhánh sả, một chút đường.
  • Chanh giữ lấy phần nước, gừng bỏ vỏ rồi xay nhuyễn còn sả thì làm sạch sau đó đập dập.
  • Trộn đều chanh và mật ong cùng với một chút nước ấm.
  • Cho sả, gừng vào trong nồi nước đun sôi 5 phút sau đó loại bỏ phần bã.
  • Cuối cùng đổ mật ong và chanh vào phần nước đã nấu trước đó rồi sử dụng.
uống trà giải cảm hạ sốt

Chanh, gừng, mật ong là các nguyên liệu tốt để chữa cảm hiệu quả

2. Trà hoa cúc

Theo các nhà khoa học, hợp chất sesquiterpene lactone ở trà giải cảm từ hoa cúc hỗ trợ đắc lực gan trong quá trình loại bỏ độc tố, vi khuẩn và virus gây bệnh.

Trong Đông y, hoa cúc là thảo dược có tính mát giúp giảm các triệu chứng của người bệnh cảm như sốt, nghẹt mũi, đau đầu, đau họng. Trà hoa cúc giúp người bệnh dễ ngủ, ngủ sâu giấc từ đó ổn định sức khỏe hiệu quả.

Bạn có thể dùng hoa cúc kết hợp với các nguyên liệu tự nhiên khác để tăng cường hiệu quả cải thiện bệnh cảm. Cách pha trà hoa cực theo các bước khoa học dưới đây:

  • Chuẩn bị khoảng 70g trà hoa cúc khô, 1 thìa mật ong, 250ml nước sôi.
  • Đặt trà hoa cúc vào trong nước sôi rồi để trà ngấm khoảng 10 phút.
  • Cho mật ong vào bình trà, sau đó dùng đũa để hòa tan hỗn hợp.

3. Trà cam thảo

Trà giải cảm từ cam thảo cũng là lựa chọn tốt cho người bệnh giúp giảm nhanh biểu hiện bệnh. Trong Y học cổ truyền, cam thảo có tác dụng giảm ho, tiêu đờm, giãn phế quản giúp khắc chế các biểu hiện bệnh cảm.

Để tăng hiệu quả khi sử dụng người ta thường kết hợp trà với gia vị tự nhiên như quế, gừng. Trong đó quế có chứa nhiều hợp chất với khả năng kháng khuẩn, giảm biểu hiện ho, viêm họng. Gừng giúp tăng tiết mồ hôi, hỗ trợ công việc tiêu diệt virus gây bệnh cảm ra ngoài nhanh chóng:

Cách chế biến trà cam thảo như sau:

  • Các nguyên liệu cần có: bột cam thảo (hoặc rễ cây cam thảo), quế, gừng.
  • Đặt 400ml lên bếp nấu sôi đều rồi cho cam thảo, quế, gừng vào nấu từ 5 - 7 phút thì tắt bếp.
  • Gạn lấy phần nước để sử dụng trong ngày.
trà trị cảm từ cam thảo

Cam thảo có khả năng giảm ho, tiêu đờm cực tốt

4. Trà tía tô mật ong

Tía tô với mật ong là nguyên liệu thích hợp để nấu món trà giải cảm an toàn, tốt cho sức khỏe. Theo đó, tía tô là thảo dược giúp nâng cao hoạt động miễn dịch từ đó loại bỏ các nhân tố gây bệnh cảm.

Ngoài ra, tía tô kích hoạt quá trình hình thành dopamine giúp cho người bệnh vui vẻ và phấn chấn. Đặc biệt mật ong cung cấp các dưỡng chất (kẽm, các loại vitamin, protein) để thúc đẩy việc tái tạo năng lượng, hạn chế sự mệt mỏi.

Dùng trà mật ong kết hợp với tía tô sẽ giúp cho người bệnh cải thiện sức khỏe và nâng cao hiệu quả chữa trị bệnh cảm. Cách chế biến và thực hiện trà tía tô mật ong như sau:

  • Chuẩn bị: 1 thìa mật ong, ½ quả chanh, lá tía tô.
  • Ngâm lá tía tô và rửa sạch, cắt thành từng đoạn nhỏ.
  • Thái chanh thành từng lát mỏng.
  • Đặt lá tía tô vào ấm giữ nhiệt sau đó đổ nước sôi vào giữ trong 10 - 15 phút.
  • Rót nước lá tía tô từ trong ấm ra một chiếc cốc, thêm tiếp mật ong, khuấy đều hỗn hợp.
  • Cuối cùng bổ sung vài lát chanh vào cốc nước để thưởng thức.

5. Trà hoa dâm bụt

Hoa dâm bụt là thảo dược giúp cải thiện sức đề kháng, hỗ trợ giải cảm cực tốt. Trong hoa dâm bụt có chứa lượng lớn vitamin C - nhân tố góp phần nâng cao chức năng miễn dịch nhanh chóng.

Không những vậy, hoa dâm bụt chứa chất chống oxy hóa giúp hồi phục sức khỏe cho người bệnh và duy trì hàng rào bảo vệ cho cơ thể. Người bệnh có thể thực hiện pha trà giải cảm từ hoa dâm bụt theo 2 cách dưới đây:

  • Cách 1: Chuẩn bị sẵn cốc nước nóng, thêm 3 - 5 thìa đài dâm bụt vào và giữ nguyên trong 15 phút để lấy nước uống. Lưu ý: Bạn có thể chanh, mật ong, quế hoặc chút đá viên vào trà hoa dâm bụt để thu được đồ uống có hương vị hấp dẫn.
  • Cách 2: Để hoa dâm bụt trong bát nước khoảng 48 giờ đồng hồ rồi chắt lấy phần nước. Khi uống có thể thêm đường hoặc mật ong vào bát nước ngâm để dễ sử dụng.
trà giải cảm từ hoa dâm bụt

Hoa dâm bụt có lượng vitamin C cực lớn giúp cải thiện chức năng miễn dịch

6. Trà ổi

Trà ổi chứa lượng lớn vitamin C giúp cơ thể chống lại virus và mầm bệnh tấn công. Đặc biệt ổi chứa các chất như kali, mangan, vitamin A, chất xơ tốt cho giai đoạn phục hồi, xua tan mệt mỏi và cải thiện tiêu hóa.

Ngoài ra, trà giải cảm từ quả ổi có thể diệt khuẩn cho đường hô hấp, hỗ trợ làm giảm biểu hiện bệnh cảm như ho, đau họng. Dưới đây là hướng dẫn cách pha trà ổi, bạn có thể tham khảo như sau:

  • Các nguyên liệu và vật dụng nên có: 1kg ổi hồng, 1 thìa nước cốt chanh, đá viên, 2 - 3 thìa đường cát, 1 thìa siro hương chanh, đá viên, 1 túi trà túi lọc, lọ thủy tinh.
  • Ổi ngâm với nước muối để khử khuẩn sau đó bỏ hạt, cắt ổi thành miệng nhỏ.
  • Xếp từng lớp ổi, đường cát, nước cốt chanh vào hũ thủy tinh rồi đậy kín và cất trữ trong tủ lạnh 24h.
  • Cho trà lọc vào cốc nước sôi để khoảng 5 - 10 phút sau đó nhấc túi trà ra ngoài.
  • Lấy phần nước ổi ở hũ thủy tinh đã cất trữ trước đó cho vào cốc nước trà đã pha. Mỗi lần dùng khoảng 4 - 5 thìa nước ổi để cân bằng hương vị phù hợp.
  • Cuối cùng cho đá viên, siro chanh vào hỗn hợp trên rồi sử dụng.

7. Trà gừng mật ong

Trà mật ong gừng được lựa chọn để giải cảm nhờ khả năng cải thiện đề kháng, tăng lưu thông máu cực tốt. Trong thành phần của gừng có chứa khoáng chất đồng, kẽm, crom, magie… sẽ kích thích sản sinh tế bào miễn dịch, nâng cao khả năng tiêu diệt yếu tố gây hại.

Gừng có tính ấm, giúp làm ấm cơ thể một cách tự nhiên, giúp làm loãng dịch nhầy ở mũi khơi thông vùng hô hấp trên. Trong khi đó mật ong với hoạt chất polyphenol giúp dọn dẹp ổ viêm trong mũi, loại bỏ các biểu hiện viêm đường hô hấp như sổ mũi, chảy nước mũi.

Ngoài ra cả gừng và mật ong đều chứa hoạt tính chống oxy hóa từ đó đẩy nhanh tuần hoàn máu, thông suốt toàn bộ tế bào. Các bước pha trà giải cảm từ gừng mật ong đơn giản như sau:

  • Trước tiên bạn cần chuẩn bị: 2 thìa mật ong, 1 thìa nước chanh, 1 củ gừng.
  • Gừng cạo vỏ, rửa sạch với nước sau đó cắt khúc nhỏ.
  • Cho 1 - 2 bát nước vào nồi sau đó cho các lát gừng vào nấu sôi từ 5 - 7 phút.
  • Chắt lấy phần nước ra cốc sứ rồi thêm mật ong và chanh vào sau đó dùng đũa hòa tan hỗn hợp.
  • Cuối cùng, bạn để cho trà gừng mật ong bớt nóng và thưởng thức.
trà gừng mật ong giải cảm

Gừng và mật ong kích thích quá trình lưu thông máu, tăng tốc độ hồi phục

8. Trà bạc hà với chanh

Trà bạc hà và chanh là thức uống làm giảm mức độ của bệnh cảm do virus gây ra. Thành phần menthol từ bạc hà có khả năng loãng đờm, kháng khuẩn vùng họng từ đó giảm các cơn ho. Ngoài ra, hoạt chất menthol cũng giúp người bệnh ngủ ngon, tăng tốc độ phục hồi sức khỏe.

Cách làm trà giải cảm từ bạc hà và chanh như các bước dưới đây:

  • Các nguyên liệu chuẩn bị: 1 quả chanh, 50 gam lá bạc hà, đá viên, muối, đường, 1 túi trà.
  • Lá bạc hà ngâm muối sau đó rửa sạch, chanh thái nhỏ ra các miếng mỏng.
  • Cho lá bạc hà, chanh, đường và nước lọc vào cối xay nhuyễn.
  • Chắt bỏ hỗn hợp để thu về nước cốt nguyên chất.
  • Tiến hành ngâm 1 túi trà lọc với 200ml nước sôi trong thời gian 5 - 7 phút.
  • Lấy phần nước cốt chanh bạc hà đã chuẩn bị hòa cùng với túi trà lọc theo định lượng phù hợp.
  • Dùng đũa khuấy đều sau đó cho đá viên vào trà để thưởng thức.

9. Trà rau diếp cá

Rau diếp cá là dược liệu tốt cho việc loại bỏ độc tố, các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Ngoài ra, rau diếp cá góp phần nâng cao sức mạnh tế bào miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của nhân tố gây bệnh. Dưới đây là cách làm trà giải cảm từ rau diếp cá đơn giản như sau:.

  • Rửa một nắm rau diếp cá rồi xếp lên dụng cụ phơi từ 2 - 3 ngày.
  • Cho rau diếp cá đã phơi khô vào ấm trà cùng nước sôi ngâm trong 30 phút.
  • Rót trà diếp cá ra cốc khi còn ấm để sử dụng.

Lưu ý rằng: Tránh việc lạm dụng trà diếp cá để trị cảm vì có nguy cơ bị thiếu nước, chóng mặt và không giữ được thăng bằng.

trà rau diếp cá giải cảm

Rau diếp cá chứa hoạt chất kháng viêm thích hợp để pha trà trị bệnh

10. Trà quả cơm cháy

Các hợp chất được tách chiết từ quả cơm cháy đem tới tác dụng chống lại virus A, B hiệu quả. Đồng thời, quả cơm cháy khắc phục bệnh viêm phế quản giúp cho người bệnh khơi thông đường thở, giảm ho.

Ngoài ra, trà quả cơm cháy thúc đẩy hệ miễn dịch khỏe mạnh và chống lại các loại tác nhân gây bệnh cảm hiệu quả hơn. Dưới đây là các bước pha trà quả cơm cháy như sau:

  • Cần có các nguyên liệu: 1 thìa mật ong, 50-60 gam quả cơm cháy, một chút đá viên, nước sôi.
  • Ngâm và rửa quả cơm cháy bằng nước muối để làm trôi sạch bụi bẩn, vi sinh vật bám trên bề mặt loại quả này.
  • Cho quả cơm cháy vào ấm trà cùng với nước sôi sau đó đậy kín ấm trà trong 10 phút.
  • Cuối cùng mở nắp trà sau đó cho thêm mật ong vào để sử dụng.

II - Lưu ý khi sử dụng trà giải cảm an toàn cho sức khỏe

Khi dùng trà chữa cảm ngoài việc thực hiện cách pha đúng cách thì người bệnh cần chú ý đến các vấn đề dưới đây:

Lựa chọn nguyên liệu pha trà chất lượng

Các loại thảo dược dùng để pha trà trị cảm không bị pha trộn với chất bảo quản và các loại hương liệu tổng hợp nguy hại cho sức khỏe. Ngoài ra, nguyên liệu pha trà phải còn tươi mới, không bị úa vàng và không hư hỏng bên trọng. Trước khi dùng các nguyên liệu cần vệ sinh sạch sẽ hoặc phơi khô cẩn thận.

nguyên liệu pha trà trị cảm

Cần lựa chọn nguyên liệu pha trà an toàn, chất lượng cao

Tuân thủ nghiêm các bước pha trà

Các chất trong trà giải cảm có thể bị biến đổi hoặc bay hơi khi đun với nhiệt độ cao. Do đó để lưu giữ trọn vẹn các hoạt chất từ nguyên liệu thì bạn cần ngâm trà với mức nhiệt hợp lý. Khi kết hợp trà với đường, mật ong, chanh hoặc gừng cần dùng với mức độ phù hợp để tránh tạo phản ứng ngược.

Không nên uống quá nhiều trà

Sử dụng trà chữa cảm nhiều quá mức dẫn đến khó ngủ, tổn thương hệ tiêu hóa. Việc này làm gián đoạn thời gian điều trị và phát sinh nhiều bệnh lý khác. Do đó người bệnh chỉ nên dùng từ 1 - 2 ly trà mỗi ngày để bệnh cảm nhanh thuyên giảm.

Trà giải cảm chỉ là giải pháp hỗ trợ cải thiện bệnh

Các loại trà chỉ góp phần hỗ trợ điều trị bệnh hoặc làm tăng sự phục hồi cho người bệnh. Do đó người bệnh nên kết hợp với biện pháp điều trị của bác sĩ để bệnh nhanh thuyên giảm.

Các đối tượng không nên uống trà chữa cảm

Phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên cân nhắc một số nhóm trà điều trị cảm cúm. Vì một số loại trà dùng các dược liệu với chứa các chất gây tổn hại đến em bé và chất lượng sữa mẹ.

trà trị cảm nên chú ý gì khi uống

Phụ nữ mang bầu nên thận trọng khi dùng các loại trà chữa cảm

Bài viết chia sẻ đến mọi người các loại trà trà giải cảm sử dụng các nguyên liệu lành tình trong tự nhiên. Ngoài ra những lưu ý trong thời gian dùng trà hứa hẹn giúp người bệnh có cách sử dụng trà an toàn, khoa học nhất. Đừng quên khi dùng trà trị cảm cần phối hợp với các liệu pháp của bác sĩ để bệnh có chuyển biến nhanh chóng.

Lên đầu trang
Loading