I. Lợi ích của hành tây với sức khỏe
Hành tây là loại củ có dáng tròn gần giống chiếc bóng đèn nhỏ, có quan hệ “họ hàng” với hành, hẹ, tỏi. Hành tây có thể khác nhau về hương vị có thể hơi ngọt, nhẹ đến cay, nồng tùy thuộc vào từng giống. Đây là nguyên liệu được dùng chế biến trong nhiều món ăn bởi thơm ngon và chứa các dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Thành phần củ hành tây chủ yếu là nước, carbs, chất xơ và một lượng nhỏ protein và chất béo. Cụ thể như sau:
- Carbohydrate: Bao gồm các loại đường đơn như glucose, fructose, chất xơ với hàm lượng chiếm tới gần 10%, có trong cả trọng lượng tươi lẫn khi nấu chín.
- Chất xơ: Loại củ này dồi dào chất xơ lành mạnh, hàm lượng từ 0,9 - 2,6% trọng lượng tươi. Khi dùng tốt cho vi khuẩn đường ruột, chống táo bón, hạn chế nguy cơ bị ung thư đại tràng.
- Vitamin và khoáng chất: Vitamin C, B6, B9 và kali mang lại vô vàn những lợi ích như giúp tăng cường hệ miễn dịch, sản sinh ra nhiều tế bào hồng cầu và ổn định huyết áp.
- Các hợp chất thực vật khác: Hành tây giàu chất chống oxy hóa, cao hơn nhiều so với hành trắng. Nguồn hợp chất thực vật đa dạng như lưu huỳnh, Anthocyanin, Thiosulfinates… tạo ra nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Như vậy nhờ những chất dinh dưỡng trên mà hành tây được xếp đầu bảng trong nhóm thực phẩm thân thiện với sức khỏe, giúp tăng cường bổ sung ngăn ngừa nhiều bệnh tật. Nhiều nghiên cứu cho thấy, hành tây giàu chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ tốt cho bệnh tim mạch, ổn định chỉ số huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
Các hợp chất lưu huỳnh, quercetin có trong hành tây có tác dụng kích thích sản sinh ra nhiều insulin ổn định lượng đường trong máu, sử dụng rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó nhờ nguồn chất xơ và prebiotic dồi dào có lợi cho sức khỏe đường ruột và hệ tiêu hóa. Chưa kể chất chống oxy hóa flavonoid, quercetin có trong loại củ này ức chế sự phát triển của các khối u ác tính, phòng chống các bệnh ung thư dạ dày hay đại tràng.
Ngoài những tác dụng nổi bật nêu trên, hành tây còn là thực phẩm tốt cho người bị mất ngủ, khó ngủ, viêm xoang, hen suyễn, loãng xương.
ĐỌC THÊM: Trào ngược dạ dày có ăn được thịt gà không?
II. Bị trào ngược dạ dày có ăn được hành tây không?
Người bị trào ngược dạ dày nên kiêng gì và ăn gì? Trào ngược dạ dày có ăn được hành tây không? là những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm từ người bệnh. Hành tây có chứa hợp chất là lưu huỳnh mặc dù có tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng lại có thể làm tăng tiết dịch vị acid trong dạ dày và giãn cơ thực quản phía dưới. Điều này càng làm các triệu chứng của bệnh trào ngược như nóng rát ở ngực, đau họng, đắng trong miệng… trở nên tồi tệ và kéo dài nhiều ngày hơn.
Như vậy việc tiêu thụ hành tây có thể tốt với phần đông mọi người, tuy nhiên đối với chứng trào ngược dạ dày hay ợ nóng thì nên cân nhắc không nên sử dụng hành tây. Bởi khi dùng có thể là tác nhân khiến bệnh trở nặng hơn, thậm chí là tăng mức độ nghiêm trọng.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những củ hành tây có mùi nồng và hăng thì càng dễ gây trào ngược hơn, chẳng hạn như hành tây đỏ (là loại hăng mạnh nhất đặc biệt khi ăn sống), hành tây vàng, hành tây tím. Ngược lại những loại như hành tây trắng có vị ngọt nhẹ và ít hăng hơn hoặc hành tây Vidalia có chứa ít lưu huỳnh thì đỡ gây hại hơn cho dạ dày hay chứng trào ngược, nếu muốn sử dụng hành tây người bệnh nên lựa chọn những loại này.
Khi sử dụng người bệnh cũng nên thận trọng, biết cách chế biến đúng cũng sẽ hạn chế được những tác động bất lợi của hành tây. Tùy thuộc vào mức độ bệnh nhẹ, trung bình hay nặng mà nên ăn hành tây nhiều hay ít. Trường hợp các biểu hiện khó chịu của chứng trào ngược dạ dày xuất hiện thường xuyên không ăn ít nhất là 3 tuần. Ngoài hành tây ra, người bệnh cũng nên hạn chế ăn cà chua, ớt chuông, tỏi… bởi chúng đều chứa hợp chất lưu huỳnh giống hành tây làm bệnh nặng hơn.
Trào ngược dạ dày có ăn được hành tây không?
XEM NGAY: Viên dạ dày Ngự y Mật Phương Nhất Nhất 8
III. Lời khuyên cho người bị trào ngược dạ dày
Người bệnh bị trào ngược dạ dày có thể dùng hành tây để tốt sức khỏe, song cần sử dụng đúng để vừa tận dụng tối đa dưỡng chất lại ngăn ngừa được tác dụng phụ không tốt khiến bệnh nặng thêm. Lựa chọn phương pháp chế biến đúng như do hành tây sống có khả năng kích ứng niêm mạc dạ dày nhiều hơn so với khi đã chín.
Vậy nên tốt nhất là nấu chín để giảm bớt đi những ảnh hưởng này, đỡ bị đầy hơi, chướng bụng. Nên ăn với liều lượng vừa phải và theo dõi xem có xuất hiện triệu chứng hay không.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể kết hợp với một số loại thực phẩm khác như để giảm nhẹ những ảnh hưởng bất lợi lên dạ dày, khi ăn hành tây nên ăn cùng nhiều rau xanh hoặc các chất xơ hòa tan khác. Trào ngược dạ dày rất dễ tái phát nên để kiểm soát hiệu quả các triệu chứng, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống. Cụ thể nên ưu tiên và hạn chế những thực phẩm gợi ý sau:
- Tăng cường bổ sung các loại trái cây như chuối, dưa hấu, bơ, đu đủ; các loại rau cải xanh, súp lơ; gạo lứt, bánh mì nguyên cám, bột yến mạch, sữa chua không đường.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ như gia vị ớt, tiêu, đồ chiên xào, khó tiêu; trái cây có hàm lượng acid cao như chanh, dứa, cam, bưởi; bia, đồ uống bia, rượu, cà phê, thuốc lá cùng một số các loại hạt như hạt điều, đậu phộng…
Như vậy nội dung của bài viết trên đã giải đáp chi tiết thắc mắc “Bị trào ngược dạ dày có nên ăn hành tây hay không?”. Hy vọng người bệnh có thể bổ sung loại thực phẩm này một cách hợp lý giúp cơ thể khỏe mạnh không làm tăng nặng chứng trào ngược. Sau khi ăn xong, nếu thấy các triệu chứng nặng thêm thì cần dừng lại và nên thay thế bằng loại thực phẩm khác.