I. Giải đáp: Trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không?
Trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không? Câu trả lời là CÓ. Cha mẹ vẫn nên duy trì thói quen tắm cho trẻ khi bé bị cảm lạnh để giúp trẻ phần nào trở nên thoải mái, dễ chịu hơn. Tuy nhiên thì việc tắm cho trẻ lúc này cần được thực hiện đúng cách để không làm ảnh hưởng xấu thêm tình trạng bệnh của trẻ.
Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý nên tắm cho trẻ nhanh hơn bình thường, khoảng từ 3 đến 7 phút, và tắm với nước ấm khoảng từ 30 đến 35 độ C, tuyệt đối không dùng nước lạnh tắm cho trẻ, vì nước lạnh có thể khiến bệnh của trẻ sẽ càng trở nên trầm trọng hơn. Tắm nước ấm sẽ giúp loại bỏ bớt mồ hôi bụi bẩn tích tụ trên da trẻ phòng ngừa mắc cách bệnh về da. Bên cạnh đó khi cơ thể được tiếp xúc với nước ấm sẽ cải thiện lưu thông máu, loãng dịch nhầy, tắc nghẽn mũi, giúp cải thiện các triệu chứng bệnh cảm lạnh.
>>> XEM THÊM: Trẻ hay ốm vặt do đâu & Làm sao để trẻ ít ốm vặt
II. Những trường hợp không nên tắm cho trẻ bị cảm lạnh
Mặc dù tắm nước ấm mang lại một số lợi ích sức khỏe cho trẻ khi bị cảm lạnh, tuy nhiên thì cha mẹ cần lưu ý những trường hợp sau đây không nên tắm cho trẻ:
1. Khi bé đang sốt cao
Cha mẹ không nên tắm cho con khi trẻ vẫn bị sốt cao. Vì khi đó, việc tắm có trẻ có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, trẻ bị sốc nhệt, tiêu hao năng lượng khiến bé sốt cao và mệt mỏi hơn.
2. Khi bé đang ho hoặc sổ mũi nhiều
Nguyên nhân là do khi trẻ vẫn bị ho nhiều và liên tục kèm theo sổ mũi, việc thực hiện tắm lúc này cho trẻ sẽ có thể khiến bé bị nhiễm lạnh thêm, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc vi rút thâm nhập dễ dẫn tới bệnh càng trở nên trầm trọng hơn, thậm chí có thể gây ra viêm xoang, viêm phế khoản…
3. Tắm khuya
Khi bị cảm lạnh, việc tắm ngay trước khi đi ngủ, tắm vào lúc khuya muộn sẽ khiến trẻ trở nên khó ngủ hơn do não bộ bị kích thích, dễ bị đau đầu và nhiễm lạnh hơn. Nguy hiểm hơn cả, tắm khuya còn có tác động xấu tới mạch máu não, có thể gây ra sốc nhiệt, thậm chí là đột quỵ. Ngoài ra, ba mẹ cũng không nên tắm cho trẻ lúc trẻ vừa mới ngủ dậy.
4. Trẻ bị cảm đi kèm triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy
Khi trẻ bị cảm đi kèm triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, lúc này trẻ càng đang trong tình trạng rất mệt mỏi, cơ thể bị mất nước, đề kháng yếu cộng với rối loạn tiêu hóa. Lúc này, nếu cha mẹ vẫn cố tắm cho trẻ sẽ gây ra rất nhiều rủi ro sức khỏe như trẻ có thể sẽ mắc thêm bệnh.
5. Khi trẻ đang run rẩy
Trẻ run rẩy là biểu hiện cơ thể trẻ đang bị lạnh và cần tăng nhiệt độ cơ thể lên. Nếu tắm lúc này có thể làm hạ thân nhiệt của trẻ thấp hơn, khiến tình trạng nhiễm lạnh của con càng trở nên nặng hơn.
III. Lưu ý khi tắm cho trẻ bị cảm lạnh
Ba mẹ nên đặc biệt lưu ý những điều sau để tắm cho trẻ đảm bảo an toàn và giúp cải thiện các triệu chứng cảm lạnh tốt nhất:
- Xem tình hình sức khỏe của con trước khi cho con đi tắm: Cha mẹ không tắm cho con khi thấy bé dù đã uống thuốc nhưng vẫn ho nhiều, thân nhiệt cao. Thay vào đó, trong trường hợp này, tốt nhất cần đưa bé vào bệnh viện. Khi thấy bé đã hạ sốt, ho cũng đã bớt thì cha mẹ mới tắm cho con.
- Cách lựa chọn nơi tắm cho con: Tắm cho con trong phòng không có gió lùa, kín, không dùng điều hòa và quạt. Vào mùa lạnh, trước khi đưa con vào tắm, cha mẹ cũng nên làm ấm phòng tắm trước bằng cách bật máy sưởi trong khoảng từ 5 đến 10 phút.
- Chọn nước tắm cho con: Nước ấm từ 30 đến 35 độ C.
- Thời gian lắm cho con: Khoảng từ 4 đến 8 phút.
- Cách tắm cho con: Tắm cho con từng phần chứ không nên tắm toàn cơ thể, nhanh chóng lau thật khô người và mặc đồ cho con sau khi tắm xong, nhất là ở các vị trí đầu, lòng bàn chân. Để con trở nên dễ chịu hơn, cha mẹ có thể sử dụng thêm chút dầu trà, dầu gừng sau khi tắm cho con xong.
Tắm cho trẻ bị cảm lạnh cần thực hiện đúng cách
>>> XEM THÊM: Trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt là bị bệnh gì? Cách xử lý như thế nào?
IV. Một số loại nước tắm lá tốt cho trẻ bị cảm lạnh
Ba mẹ có thể tham khảo một số loại lá tắm dân gian sau đây tốt cho trẻ bị cảm lạnh:
1. Tắm nước lá sả gừng
Nước gừng sả không chỉ có mùi thơm dễ chịu mà còn khiến bé giảm bớt chứng ngạt mũi, thải độc cơ thể cho bé nhờ giúp kích thích tiết ra mồ hôi, làm thông thoáng lỗ chân lông, giảm tình trạng rôm sảy, viêm mụn nhọt trên da.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị.
- Cho tất cả vào nồi, chế thêm khoảng 1 lít nước rồi bắt đầu đun sôi.
- Tắt bếp sau khi nước đã sôi được khoảng 5 phút.
- Đợi nước nguội rồi bắt đầu pha thêm nước, lưu ý kiểm tra nhiệt độ trước khi tắm cho trẻ.
2. Đun nước lá trầu không tắm cho trẻ bị cảm lạnh
Lá trầu không có tác dụng giúp giải cảm, giảm ho nhờ có đặc tính kháng khuẩn, phù hợp khi dùng để tắm cho trẻ vào mùa đông.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch, vò nát lá rồi đem đun sôi với nước, lưu ý nhớ đậy nắp kín.
- Tắt bếp sau khi nước đã sôi được khoảng 3 phút.
- Đợi nguội rồi pha nước tắm cho con.
3. Tắm nước lá tía tô cho trẻ bị cảm lạnh
Nhờ công dụng giúp giải cảm hiệu quả, lá tía tô cũng là một trong những sự lựa chọn tốt khi làm nước tắm cho bé.
Cách thực hiện:
- Với lá tươi, cha mẹ đem lá đi rửa sạch, xay hoặc giã ra để lấy nước, rồi đổ hòa vào nước tắm cho con.
- Với lá khô, cha mẹ đun sôi với khoảng 0,5 lít nước rồi cũng bắt đầu pha nước tắm cho con.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc "trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không?". Tóm lại, trẻ bị cảm lạnh vẫn có thể tắm. Quan trọng nhất, ba mẹ cần lưu ý cho con những trường hợp nào nên tắm và không nên tắm, cũng như tắm đúng cách cho con.