I. Tìm hiểu về dầu gió
Dầu gió là một loại nước tinh dầu có mùi hương rất đặc trưng, được dùng rất phổ biến tại các nước Đông Á như một loại thuốc để thoa bên ngoài.
1. Thành phần
Dầu gió chứa thành phần chính là Menthol và Methyl salicylate, cùng mùi hương từ thành phần các loại tinh dầu như khuynh diệp, tràm, hương nhu, quế… Tại Việt Nam, dầu gió màu xanh lá là loại phổ biến nhất và được đóng dưới dạng chai thủy tinh nhỏ.
2. Công dụng
- Giải cảm.
- Làm giảm tình trạng đau đầu, đau xương khớp, đau cơ.
- Giảm đau bụng, ăn không tiêu.
- Giảm ngứa, sưng khi bị muỗi đốt.
- Thông mũi, giảm nghẹt, sổ mũi, ho.
- Sát khuẩn, ngăn nhiễm trùng.
- Giảm say tàu xe.
3. Cách sử dụng
Cách dùng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần thoa trực tiếp vào vùng da đang bị sưng, viêm, đau hoặc có thể xoa bóp nhẹ nhàng, tuyệt đối không thoa vào vùng mắt hay vết thương hở. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng dầu gió bằng cách hít hoặc pha với nước nóng để xông trong các trường hợp bị cảm, ho, nghẹt mũi.
4. Đối tượng sau không nên dùng dầu gió
- Em bé mới sinh hoặc trẻ em nhỏ hơn 2 tuổi.
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú.
- Người huyết áp cao.
- Người dị ứng với dầu gió.
XEM THÊM: Nguyên nhân gây cảm lạnh mùa hè & Cách giải cảm hiệu quả
II. Các cách trị cảm lạnh bằng dầu gió hiệu quả
1. Bôi dầu gió
Đây cũng chính là cách dùng đơn giản nhất, có tác dụng giúp giảm những triệu chứng của cảm lạnh như đau đầu, nghẹt mũi, sổ mũi, ho… Thông thường, để trị cảm, dầu gió sẽ được bôi tại những vị trí như tràn, hai thái dương, dưới mũi, cổ hoặc lòng bàn chân.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tay cũng như vị trí cần bôi.
- Lấy một lượng nhỏ dầu gió ra tay.
- Thoa vào những vùng da cần bôi,sau khi thoa xong có thể xoa bóp nhẹ nhàng cho tinh dầu nhanh thẩm thấu hơn.
Bôi dầu gió trị cảm tại những vị trí như tràn, hai thái dương, dưới mũi, cổ hoặc lòng bàn chân.
2. Đánh cảm bằng dầu gió
Đánh cảm bằng dầu gió thường được sử dụng trong trường hợp gặp phải các tình trạng như bị sốt, đau đầu, ho, có thể kèm theo đau bụng, tiêu chảy, nôn… với mục đích giúp người bệnh dễ chịu hơn, hỗ trợ giải độc cơ thể, tăng cường tuần hoàn lưu thông.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên, ngoài dầu gió, bạn cần chuẩn bị thêm cả đồ cạo gió bằng bạc.
- Để người bệnh nằm thoải mái.
- Bắt đầu cạo gió cho người bệnh ở vị trí lưng theo chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài với lực vừa phải, cạo miết đều theo chiều dài cho đến khi vùng da đó có xuất hiện các vết tím đỏ (thường là sau khoảng 5 phút cạo).
- Sau khi cạo gió xong, cho người bệnh nghỉ ngơi trên giường, lưu ý không tắm ngay sau khi thực hiện.
- Để làm ấm cơ thể, sau khi cạo, người bệnh có thể uống thêm một cốc trà gừng hoặc nước ấm hay ăn một bát cháo tía tô.
3. Xông hơi bằng dầu gió
Việc xông hơi bằng dầu gió sẽ giúp người bệnh có cảm giác thoải mái, thư giãn hơn, thông mũi, làm giảm đau đầu, bên cạnh đó còn kích thích cơ thể tiết nhiều mồ hôi, giúp hỗ trợ giải độc, cải thiện lưu thông máu.
Cách thực hiện:
- Bạn đun sôi khoảng 300ml nước.
- Đổ nước sôi ra bát thủy tinh, đổ thêm khoảng 2 đến 3 giọt dầu gió.
- Bắt đầu xong bằng cách để sát mặt vào bát, lưu ý thở sâu bằng mũi, miệng.
- Thực hiện xông trong khoảng từ 15 đến 20 phút.
Xông hơi trị cảm lạnh bằng dầu gió
ĐỌC THÊM: Hướng dẫn cách đánh cảm bằng cám gạo an toàn, hiệu quả caoIII. Lưu ý khi trị cảm lạnh bằng dầu gió
Dầu gió là một sản phẩm phổ biến và tiện lợi tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cần sử dụng đúng cách để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Bạn cần lưu ý một số nội dung sau khi sử dụng dầu gió để trị cảm:- Không nên lạm dụng việc sử dụng dầu gió để trị cảm lạnh vì nó hoàn toàn có thể gây ra tác dụng phụ. Theo lời khuyên từ chuyên gia, bạn chỉ nên sử dụng khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày với một lượng vừa phải theo đúng chỉ dẫn của sản phẩm.
- Tuyệt đối không bôi dầu gió tại các vị trí mắt, niêm mạc hay vết thương hở.
- Không uống dầu gió: Dầu gió là sản phẩm được sản xuất với những thành phần dùng để bôi ngoài da không phải để uống. Nếu uống một số thành phần của nó có thể gây ngộ độc.
Có thể thấy, việc trị cảm bằng dầu gió là cách khá an toàn, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và làm giảm các triệu chứng của bệnh. Quan trọng hơn cả, người bệnh cần lưu ý cũng như thực hiện một cách chính xác để bệnh được khắc phục hiệu quả nhất các triệu chứng cũng như bệnh cảm lạnh.