I. Giá trị dinh dưỡng của bột sắn dây
Sắn dây thuộc họ hàng nhà dây leo, sống trường sinh. Củ sắn dây chứa hàm lượng tinh bột cao, có phần thịt rắn và cứng, vị ngọt mát, thơm nhẹ. Thường thu hoạch sắn dây là trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm này cho tới tháng 4 sang năm sau. Khi thu hoạch tiếp theo củ sắn dây sẽ được rửa sạch sẽ, gọt vỏ làm thành bột sắn dây, tích trữ sử dụng dần trong nhiều ngày sau đó.
Đây là sản phẩm tốt cho sức khỏe bởi thành phần dưỡng chất phong phú. Điển hình như protid, gluxit, canxi, sắt, kali, canxi, các loại vitamin, xenlucoza. Ngoài ra trong bột sắn dây cũng dồi dào hàm lượng dinh dưỡng thô như đạm thô, chất béo thô, chất xơ. Những lợi ích sức khỏe mà bột sắn dây mang lại có thể kể đến như:
- Thanh nhiệt, giải độc, mát gan do sắn dây có tính hàn, các hoạt chất và khoáng chất có trong sắn dây như isoflavon, puerarin có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, chống viêm và bảo vệ tế bào gan.
- Giảm cân, đẹp da, làm chậm quá trình lão hóa.
- Thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng độ nhạy cảm của insulin giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm cholesterol xấu trong máu.
- Đặc biệt trong thành phần bột thô sắn dây có tới gần 80% là thành phần kháng tinh bột giúp đường ruột hoạt động khỏe mạnh, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, ăn ngon và hấp thụ tốt hơn.
XEM THÊM: Đau dạ dày ăn nho được không? Nên ăn thế nào tốt?
II. Uống bột sắn dây sống có hại dạ dày không?
Mặc dù có những ưu điểm về thành phần tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu bạn không biết dùng đúng cách hoặc lạm dụng sử dụng bột sắn dây quá đà sẽ gây hại cơ thể. Như vậy đối với câu hỏi "Uống bột sắn dây có gây hại cho dạ dày hay không?" Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào cách dùng hoặc người sử dụng thức uống này có thực sự phù hợp hay không.
Trong bột sắn dây có chứa Plavonodit giúp các tế bào trong hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh mẽ. Đồng thời chống chọi lại sự sinh sôi phát triển của những mầm bệnh gây hại, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏe mạnh, hạn chế viêm nhiễm. Ngoài ra, tính đông đặc của bột đem lại công dụng tốt giúp trung hòa dịch vị trong dạ dày.
Bột sắn dây đem lại một số những lợi ích nhất định cho dạ dày, tuy nhiên phần lớn trên thị trường hiện nay bột được chế biến thủ công, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vậy nên trong bột thường lẫn nhiều các loại tạp chất, bụi bẩn, vi trùng, vi khuẩn. Chính vì thế mà không nên sử dụng bột sắn dây sống, cách dùng tốt nhất là nấu chín bột sắn hoặc pha cùng nước nóng giúp loại bỏ vi khuẩn, vi trùng, ký sinh trùng gây hại cho dạ dày và đường ruột. Nhất là đối với những người đề kháng kém như trẻ nhỏ, mẹ bầu, người cao tuổi… khi uống lạnh dễ gây đau bụng, tiêu chảy.
Nhiều ý kiến cho rằng, bột sắn dây khi chín sẽ làm biến đổi một số thành phần dinh dưỡng. Song nhiều nghiên cứu cho thấy việc pha chế ở nhiệt độ cao vẫn giữ được những dược tính tốt cho sức khỏe cho dạ dày và ruột. Bên cạnh đó giảm thiểu tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
XEM THÊM: Đau dạ dày có ăn được dưa lê không? Nên chú ý gì khi ăn?
III. Một số lưu ý khi sử dụng bột sắn dây
Sau khi biết được uống bột sắn dây sống có hại dạ dày không, bạn cũng cần quan tâm đến một số lưu ý sau trong quá trình sử dụng bột sắn dây:
- Những người bình thường khỏe mạnh cũng không nên uống quá 1 ly/ ngày. Các chuyên gia dinh dưỡng cho hay, bột sắn dây cần dùng với liều lượng phù hợp. Việc tiêu thụ quá nhiều hay dùng sai cách có thể dẫn đến bị ngộ độc.
- Tốt nhất không nên uống sống để tốt nhất cho sức khỏe. Nếu muốn có thể cho thêm một chút đường để dễ uống hơn, chú ý không nên cho quá nhiều.
- Một số người hay cho thêm hoa bưởi vào để có mùi vị hấp dẫn hơn, song điều này là không tốt bởi có thể khiến dược tính, công dụng của thành phần trong bột sắn dây bị giảm đi.
- Bột sắn dây có tính hàn mạnh vậy nên trẻ em hay người hay bị lạnh bụng đi ngoài không nên uống sống vì sẽ dẫn đến những tác dụng phụ. Ngoài ra trẻ em hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, đường ruột còn yếu ớt nên tốt nhất nấu chín vừa giảm bớt tính hàn lại hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
- Mẹ bầu nên nhận tư vấn bác sĩ trước khi sử dụng bột sắn dây. Mang thai thường khiến người mẹ bị nóng trong nên uống bột sắn dây thanh nhiệt, giải độc sẽ mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên khi nhận thấy cơ thể đang bị lạnh, người mệt mỏi, bị tụt huyết áp hoa mắt chóng mặt thì không nên dùng bột sắn dây sẽ khiến người mệt mỏi, uể oải hơn.
- Ngay sau khi sử dụng nếu thấy cơ thể xuất hiện những bất thường như đi ngoài phân lỏng, buồn nôn, đầy bụng.... thì cần dừng uống sắn dây ngay và nếu tình trạng vẫn tiếp tục xảy ra thì nên đi thăm khám bác sĩ.
- Người dùng bảo quản bột sắn dây ở những nơi khô ráo, tránh bị ẩm mốc, mối mọt, có mùi vị lạ. Bột sắn cần có màu trắng tinh, hương thơm nhẹ, giòn tan.
Như vậy để phát huy tối đa công dụng của bột sắn dây đối với hệ tiêu hóa, người bệnh dạ dày vẫn có thể sử dụng nhưng cần dùng đúng liều lượng, uống đúng cách và khoa học. Không nên sử dụng bột sắn dây sống, tốt nhất nên pha với nước sôi, ăn uống chín để không bị lạnh bụng, đi ngoài.