I. Lợi ích của yoga trong điều trị viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng và tạo ổ viêm nhiễm trong các hốc xoang. Niêm mạc sưng viêm kết hợp dịch tiết đặc quánh khiến người bệnh luôn cảm thấy khó thở, tắc nghẹt vùng mũi và đau khu lân cận do áp lực từ dịch xoang không thoát được ra ngoài.
Mới đầu khi mới mắc bệnh hoặc viêm xoang ở thể cấp, nhẹ thì bệnh không quá nghiêm trọng, chỉ có những tác động không thoải mái lên các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người mắc phải. Sau dần nếu để viêm xoang chuyển biến nặng hơn sẽ gây biến chứng và hệ luỵ khó lường.
Song hành cùng với dùng những loại thuốc đặc trị để chữa trị thì các chế độ chăm sóc và tập luyện tại nhà luôn được khuyến khích. Trong đó những bài tập Yoga được đánh giá là một trong những phương pháp nâng cao hoạt động hiệu quả của các cơ quan đảm nhận chức năng hô hấp, vận chuyển oxy, cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường đề kháng mũi xoang.
Yoga tác động trực tiếp đến đường hở, tác động gián tiếp đến cơ hoành và hệ hô hấp. Nhờ đó mà có thể giảm các triệu chứng đau đầu, khó thở, tức nghẹt mũi, ho… gây ra bởi viêm xoang.
II. Những tư thế yoga chữa viêm xoang hiệu quả bất ngờ
1. Bài tập thở yoga Bhramari pranayama - Tập thở kiểu ong kêu
Đây là bài tập được sử dụng nhằm hỗ trợ giảm nghẹt mũi, có tác dụng giảm dịch tiết đặc tính tụ trong các hốc xoang.
Cách thực hiện
- Bước 1: Bạn lựa chọn nơi yên tĩnh, ngồi trong tư thế thoải mái và nhắm mắt lại.
- Bước 2: Đặt ngón tay cái vào lỗ tai (hoặc trên phần sụn tai) nhằm mục đích bịt lại ống tai.
- Bước 3: Ngón trỏ đặt trên lông mày, đồng thời các ngón còn lại đặt lên mắt.
- Bước 4: Bắt đầu hít sâu và thở ra (chú ý không được thở bằng mồm), làm sao cho âm thanh lớn và tập trung trí não vào 2 hàng lông mày.
Với động tác này, bạn thực hiện 2 lần/ngày mỗi lần 15 phút là được.
Bài tập thở yoga Bhramari pranayama yoga chữa viêm xoang
2. Tư thế Adho Mukha Svanasana - Chó úp mặt
Bài tập yoga tư thế chó úp mặt giúp tăng cường quá trình lưu thông máu, làm giảm áp lực dịch xoang lên cổ và ngực, thông tắc nghẽn do dịch xoang, giảm triệu chứng nghẹt mũi nhanh chóng. Adho Mukha Svanasana thường phát huy tác dụng tốt nhất vào buổi sáng.
Cách thực hiện
- Bước 1: Nâng cơ thể khỏi mặt thảm bằng cách chống 2 tay và 2 chân lên.
- Bước 2: Thở ra nhẹ nhàng và nâng phần hông lên cao, sao cho duỗi thẳng được tay và thẳng chân.
- Bước 3: Giữ tư thể này trong vòng 1 phút.
Tư thế chó úp mặt - bài tập yoga chữa viêm xoang
3. Chữa viêm xoang với Salamba Sarvangasana - Tư thế đứng trên vai
Với kỹ thuật này, ban đầu bạn nên nằm ngửa để 2 chân khép sát vào nhau, tay để dọc theo thân người. Kỹ thuật vào thế thực hiện như sau:
- Bước 1: Nâng 2 chân quá đầu, 2 tay đỡ vào phân giữa lưng và hông đồng thời hít 1 hơi sâu.
- Bước 2: Khuỷu tay chống vững xuống thảm, đầu cổ và vai giữ nguyên.
- Bước 3: Từ từ đẩy người lên cao, mắt nhìn bụng và hít thở.
- Bước 4: Giữ nguyên tư thế trong vòng 1 - 5 phút, thực hiện 3 lần.
Tác dụng: Không chỉ có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng và kích ứng dị ứng của viêm xoang, tư thế này còn làm giảm chứng mất ngủ, cải thiện lưu thông máu trong phổi, xoa dịu thần kinh và làm dịu giúp tâm trạng thư thái, thoải mái hơn.
Tư thế yoga đứng trên vai chữa viêm xoang
4. Tư thế cây cầu - Sethubandhasana
Cách thực hiện
- Bước 1: Vào thư thế nằm ngửa trên sàn, cong đầu gối và giữ hai bàn chân rộng ngang với hông.
- Bước 2: Tay để xuông theo chiều cơ thể, tiếp đó xoay lòng bàn tay để úp xuống, cùng lúc nâng đoạn giữa lưng và hông lên cao.
- Bước 3: Giữ nguyên trong vòng 1 phút, kết hợp hít thở sâu và chậm.
Tác dụng
Với bài tập này, bạn sẽ kéo giãn phần phần cổ, cơ lưng và cơ hoành. Tư thế cây cầu mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ chữa đau khớp mà tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm lo lắng, căng thẳng rất tốt. Kích thích không khí lưu thông trong khoang ngực, tuần hoàn máu, giảm áp lực xoang cũng như các triệu chứng của viêm xoang.
Lưu ý
Bài tập không khuyến khích cho người đang mang thai.
Tư thế cây cầu Sethubandhasana kích thích không khí lưu thông trong khoang ngực, giảm áp lực xoang
5. Tư thế con cá (Matsya Asana)
Cách thực hiện
- Bước 1: Vào tư thế nằm ngửa, 2 chân sát nhau và tay dọc theo chiều cơ thể.
- Bước 2: Đặt bàn tay xoay úp lòng xuống sàn, đảm bảo giữ chắc tư thế để nhấc người lên.
- Bước 3: Sau đó đặt tay xuống dưới mông, để khuỷu tay sát về eo.
- Bước 4: Ngả đầu về sau sao cho vừa đủ chạm xuống sàn, tuy nhiên để lực về tay chứ không phải phần đầu.
- Bước 5: Thoát thế bằng cách từ từ nâng phần đầu lên, sau đó hạ ngực và thư giãn 30s.
Tác dụng
Giảm căng thẳng và giải tỏa các cảm xúc tiêu cực. Thúc đẩy hít thở sâu nhờ cách kéo căng cơ thể và mở rộng dung tích phổi. Giảm nhẹ co thắt khí quản, thông tắc tắc nghẽn ở cổ họng và ngực, giảm các triệu chứng khó chịu của viêm xoang, tăng cường tuần hoàn máu.
Lưu ý
Những đối tượng không nên thực hiện tư thế này gồm có người bị chấn thương ở lưng, đầu hoặc cổ, người bị huyết áp thấp hoặc huyết áp cao.
Tư thế yoga con cá Matsya Asana thông tắc tắc nghẽn ở cổ họng do dịch viêm xoang
6. Tư thế rắn hổ mang (Bhujangasana)
Cách thực hiện
- Bước 1: Nằm sấp sao cho phần bụng để tiếp xúc trực tiếp với mặt thảm hoặc sàn nhà. Hai chân giữ thẳng, sát vào nhau sao cho ngón cái chạm vào mặt sàn.
- Bước 2: Để tay về trước, sao cho ngang với vai. Sau đó dùng tay làm bệ đỡ, nhấc phần trên cơ thể lên đồng thời hít thật sau.
- Bước 3: Đưa cổ về phía sau để cơ hoành được kéo giãn, kích thích khả năng hô hấp của phổi.
- Bước 4: Duy trì tư thế này trong 15 - 30s, lưu ý giữ hơi thở ổn định.
Tác dụng
Bài tập rắn hổ mang giúp cải thiện chức năng phổi, thông phổi, tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm đi các triệu chứng khó chịu của viêm xoang như khó thở, nghẹt mũi…
Lưu ý: Đây chính là bài tập được khuyến khích nhất cho người viêm xoang. Tuy nhiên lại không tốt cho người đang mang thai, người vừa phẫu thuật phần bụng cũng như đang bị chấn thương ở lưng, tay.
Tư thế yoga rắn hổ mang Bhujangasana cải thiện chức năng phổi, thông phổi, giảm nhẹ triệu chứng khó thở, nghẹt mũi…
7. Tư thế cái cày (Plow Pose)
Tư thế này nhằm mục đích tăng cường lưu thông khí huyết đến toàn bộ cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch và giảm đi các triệu chứng khó chịu của viêm xoang.
Cách thực hiện
- Bước 1: Vào thế nằm ngửa, buông 2 tay bên cạnh người và để lòng bàn tay úp xuống.
- Bước 2: Dồn trọng lực về phía tay sao cho nâng được 2 chân lên cao quá đầu và thả rơi qua đầu, mũi chân chạm được xuống thảm.
- Bước 3: Di chuyển 2 tay đến phần lưng để làm giảm gánh nặng lực ở đây. Giữ nguyên tư thế trong 30s.
Lưu ý rằng tư thế này không hợp cho các bạn gặp vấn đề về cổ hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt.
Tư thế cái cày Plow Pose tăng cường lưu thông khí huyết, giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu của viêm xoang
8. Tư thế kim cương (Vajrasana)
Cách thực hiện
- Bước 1: Quỳ 2 gối lên thảm, duỗi thẳng bắp chân và đặt sát vào nhau.
- Bước 2: Hạ thấp cơ thể, phần hông đặt ngay trên gót chân. Lần lượt đặt hai tay lên đầu gối.
- Bước 3: Giữ thẳng lưng và đầu cùng mắt nhìn hướng về phía trước trong 30s.
Tác dụng:
Tư thế kim cương chủ yếu được sử dụng để thư giãn và điều hoà hơi thở. Tuy nhiên người bị chấn thương phần đầu gối, chức năng về cột sống đều không nên áp dụng.
Điều hòa hơi thở, thông xoang mũi với tư thế kim cương Vajrasana
9. Tư thế xác chết (Corpso pose)
Bài tập này giúp điều hoà cơ thể và khu vực mũi xoang được thoáng khí, cải thiện đường thở. Tuy nhiên khi thực hiện các động tác bạn cần lưu ý tập trung tinh thần, chống lại cảm giác buồn ngủ.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Vào thể nằm ngửa trên thảm, chân tay để duỗi thư giãn.
- Bước 2: Từ từ thở chậm, hít sâu và lưu ý giữ cho tốc độ hít thở cân bằng.
- Bước 3: Hãy tưởng tượng quá trình hít thở đang cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn, và mỗi lần thở ra là mỗi lần thư giãn.
Tư thế xác chết Corpso pose điều hoà cơ thể và thoáng khí mũi xoang, cải thiện đường thở
III. Một số lưu ý khi tập yoga chữa viêm xoang
Yoga là hoạt động thể chất tác động hầu hết đến toàn bộ cơ thể, vì vậy khi thực hiện các động tác yoga bạn cần lưu ý những điều sau:
- Cần luyện tập kiên trì trong thời gian dài mới thấy rõ được hiệu quả.
- Các bài tập yoga chỉ áp dụng với bệnh lý xoang ở mức độ nhẹ, nếu bệnh đã bước vào giai đoạn nặng hoặc biến chứng cần xử lý bằng các sản phẩm và phương pháp điều trị đặc trị chuyên sâu.
- Không tập yoga ngay khi vừa ăn xong.
- Phụ nữ đang có thai cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi tập các bài tập liên quan đến viêm xoang.
- Người gặp các vấn đề về xương khớp, từng gặp chấn thương cũng nên trao đổi trước với bác sĩ trước khi thực hiện bài tập.
- Yoga chỉ là biện pháp hỗ trợ, không nên chỉ phụ thuộc vào các bài tập mà cần phải kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
Yoga chữa viêm xoang là phương pháp khá phổ biến, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho cơ thể người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến chuyên gia và thực hiện đúng các động tác. Liệu trình điều trị viêm xoang sẽ tùy thuộc vào cơ địa, mức độ nặng nhẹ của bệnh và thể trạng sức khỏe của mỗi người.
DS. Thao
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/7-tu-the-yoga-chua-viem-xoang-giam-ngay-trieu-chung-kho-chiu-n22457.html