Tại sao bạn chán ăn, ăn không ngon miệng & cách khắc phục kịp thời

2023-07-20 09:58:45

Gần đây bạn có cảm thấy chán ăn không? Không muốn ăn, ăn không ngon miệng khiến thể trạng và tinh thần bị chi phối nghiêm trọng. Hiện tượng này cảnh báo những vấn đề không bình thường của sức khỏe cơ thể mà người bệnh cần chú ý? Bài viết này sẽ giúp khách hàng tìm hiểu chi tiết về hiện tượng ăn không ngon này nhé!

I - Thế nào là ăn không ngon miệng?

Ăn không ngon miệng hiểu đơn giản là tình trạng người bệnh không thích thú khi ăn uống. Đây dường như là trạng thái bị mất cảm giác về vị giác hoặc khó chịu đối với vấn đề ăn uống. Các biểu hiện rối loạn vị giác có thể khác nhau ở mỗi người với dấu hiệu nhận biết điển hình:

  • Thực phẩm trước đây ngon miệng, bây giờ hương vị không còn được thơm ngon hấp dẫn nữa, đôi khi ăn có cảm giác bị ôi thiu.
  • Những thực phẩm có vị ngọt, mặn đặc trưng nhưng bây giờ khi ăn không còn mùi vị mặn, ngọt nữa.
  • Khi ăn có cảm giác dường như các loại thực phẩm có vị đắng, thậm chí là mùi kim loại.
  • Cảm thấy có vị trong miệng dù chưa ăn gì.
ăn không ngon miệng chán ăn là gì

Người bệnh không có hứng thú với việc ăn uống

II - Nguyên nhân dẫn đến cảm giác ăn không thấy ngon miệng

Để cải thiện cảm giác ăn không ngon miệng thì người bệnh cần biết lý do trực tiếp gây ra triệu chứng này. Khi tìm ra nguyên nhân thì bác sĩ sẽ có phương án điều chỉnh kịp thời. Vì vậy chứng chán ăn, ăn kém xuất hiện do các lý do dưới đây:

1. Sử dụng rượu bia, chất kích thích

Nhậu xong bỏ cơm là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Uống rượu khiến dạ dày chứa lượng nước lớn nên mọi người không muốn ăn gì thêm. Thậm chí là sau khi uống rượu xong còn bị say rượu, nôn ói, mệt mỏi. Những hôm sau đó có thể bỏ bữa, chán không ăn uống được gì.

Rượu bia khi xâm nhập vào cơ thể làm cơ thực quản bị nới rộng khiến dịch vị dạ dày hoặc hơi ở bụng đẩy lên. Việc này khiến người uống rượu không có cảm giác đói bụng dẫn đến chán ăn, cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng.

Ngoài ra dùng nhiều rượu bia khiến hoạt động thải độc của gan bị suy giảm gây ra tổn hại cho hệ tiêu hóa và khả năng thu nạp - lưu giữ chất dinh dưỡng.

2. Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh

Khi thực đơn các món ăn thường ngày lặp đi lặp lại khiến cho người bệnh cảm giác ăn không ngon miệng. Nếu hiện tượng kéo dài liên tục sẽ hình thành chứng chán ăn, không muốn ăn mỗi khi đến bữa.

Cách khắc phục tình trạng này khá đơn giản, chúng ta chỉ cần tạo nguồn thực phẩm phong phú hằng ngày, học cách chế biến các món ăn thường ngày ngon miệng hơn, sẽ hấp dẫn vị giác và ngon miệng dễ ăn hơn. Các bạn cũng không nên ăn một món trong nhiều ngày để tránh gây cảm giác chán ăn.

nguyên nhân gây cảm giác chán ăn ăn không ngon

Ăn uống thiếu lành mạnh khiến vị giác bị ảnh hưởng nghiêm trọng

3. Mắc bệnh đường tiêu hóa

Một số các bệnh đường tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm loét dạ dày, tá tràng sẽ tác động đến khả năng vận hành tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng.

Khi bị các bệnh này, người bệnh sẽ có những triệu chứng như cảm giác đắng miệng, không muốn ăn uống gì; đầy chướng bụng, khó tiêu. Ngược lại chứng chán ăn, ăn uống thất thường cũng làm trầm trọng thêm các bệnh lý đường tiêu hóa.

4. Dị ứng với Gluten

Đây là căn bệnh cơ thể bị rối loạn tự miễn khiến hệ tiêu hóa bị tổn thương lớn. Khi bị bệnh này, hệ miễn dịch sẽ có sự phản ứng với Gluten là một loại protein có trong lúa mì gây tổn thương đến niêm mạc ruột non. Khi bệnh phát triển kéo dài sẽ nảy sinh hiện tượng đau bụng, khó tiêu, ăn không ngon miệng chán ăn.

5. Stress, mệt mỏi kéo dài

Chán ăn do mệt mỏi, stress kéo dài còn được gọi là chứng chán ăn tâm lý. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những căng thẳng về mặt tâm lý, ức chế về tinh thần khiến cơ thể tiết ra loại hormone làm giảm đi cảm giác đói.

Đôi khi còn gây ra cảm giác buồn nôn, tiêu hóa thức ăn kém. Vậy nên để khắc phục chứng chán ăn do stress, mệt mỏi trước hết chúng ta cần ổn định tinh thần bằng những cách như xem phim, nghe nhạc, tập yoga, ngồi thiền…

ăn không thấy ngon

Stress khiến mọi người ăn không thấy ngon

6. Thời tiết nắng nóng

Vào những ngày trời oi bức, nóng nực nhiều người có cảm giác không muốn ăn gì muốn bỏ bữa, nhiều khi chỉ muốn uống nước hay ăn trái cây. Lúc này cơ thể bị thiếu hụt nước nghiêm trọng nên cần sử dụng nhóm đồ ăn, nước uống dạng lỏng.

Việc này để bù đắp cho lượng nước đã thoát ra ngoài qua việc đổ mồ hôi để làm mát cơ thể. Ngoài ra, người làm những công việc nặng nhọc, làm việc ngoài trời oi bức đổ nhiều mồ hôi gây tình trạng mất nước và điện giải nghiêm trọng. Khi cơ thể bị đuối sức, cơ thể bủn rủn sẽ không tha thiết chuyện ăn uống và cảm giác ăn không ngon miệng.

7. Phản ứng phụ do dùng thuốc

Khi bị chán ăn, ăn không ngon người bệnh cũng có thể nghĩ tới do tác dụng phụ của một số loại thuốc đang dùng. Trong một số loại thuốc chữa bệnh như thuốc trị trầm cảm, ung thư… sẽ chứa những hoạt chất tăng hơi dạ dày khiến người bệnh cảm giác no bụng, không thèm ăn.

Ngoài ra nó cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến tâm trạng gây mất cảm giác đói và ngon miệng.

8. Ăn không ngon do bệnh răng miệng

Một số bệnh răng miệng có ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn như những người bị chứng khô miệng. Lúc này tuyến nước bọt hoạt động kém, lượng nước bọt tiết ít khiến thụ thể vị giác không được kích thích.

Những căn bệnh răng miệng khác hay việc sử dụng răng giả cũng làm giảm đi khả năng ăn uống, nhai nuốt, chán ăn, ăn kém. Mẹo nhỏ mà mọi người có thể áp dụng trong trường hợp này là đánh răng bằng nước muối nhạt, dùng trà gừng, nước gừng để cải thiện.

nguyên nhân ăn không ngon miệng

Bệnh lý liên quan đến răng miệng gây cảm giác ăn không ngon

9. Cơ thể bị nhiễm virus

Chứng chán ăn còn liên quan đến tình trạng nhiễm trùng cơ thể. Khi cơ thể bị nhiễm virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng ở một số bộ phận của cơ thể như phổi, hệ tiêu hóa, đại tràng, dạ dày, ruột… khiến ăn uống không ngon miệng.

Ngoài ăn không ngon miệng người bệnh còn đi kèm các biểu hiện đau bụng, đau cơ khớp, sốt, da vàng. Chẳng hạn như người bị nhiễm trùng gan gây nên các bệnh viêm gan B, C, A, E khiến bạn luôn có cảm giác buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng. Tình trạng cơ thể bị nhiễm virus cần được điều trị dứt điểm để khôi phục lại khẩu vị như ban đầu.

III - Ăn uống không ngon miệng là do bệnh gì?

Việc chán ăn, ăn uống không ngon miệng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn là dấu hiệu của nhiều căn bệnh liên quan. Mọi người cần biết để phòng ngừa và điều trị dứt điểm, tránh nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

1. Bệnh tuyến thượng thận

Triệu chứng bệnh ở mỗi người thường rất khác nhau song dấu hiệu điển hình thường gặp là người bệnh biếng ăn. Cơ thể gặp vấn đề về đường tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, cơ thể bị mất nước và chất điện giải khiến người sụt cân.

Bên cạnh đó, bệnh suy tuyến thượng thận người bệnh mệt mỏi thường xuyên và kéo dài. Điều này rất hại cho dạ dày và hệ tiêu hóa gây chán ăn, ăn uống không ngon miệng.

2. Hội chứng suy nhược cơ thể

Tình trạng “ăn gì cũng ngán, nhìn gì cũng chán” cực kỳ phổ biến và cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết điển hình chứng suy nhược. Đối với những người suy nhược thì lục phủ ngũ tạng suy yếu, các chức năng hoạt động kém linh hoạt.

Trong đó hệ tiêu hóa hoạt động kém việc hấp thụ dinh dưỡng và nuôi dưỡng cơ thể gặp trục trặc. Khi này đa phần người bệnh gặp phải tình trạng giảm cảm giác thèm ăn, ăn không ngon, miệng đắng.

Chưa kể người suy nhược dễ bị stress căng thẳng, mất ngủ liên miên khiến người lúc nào cũng có cảm giác mệt mỏi, uể oải như đi mượn. Chính những điều đó gây ra tổn thương lớn cho dạ dày dẫn đến cảm giác ăn không ngon miệng.

Ngược lại chứng chán ăn, sợ ăn do suy nhược khi không được chữa trị dứt điểm cũng khiến cho sức khỏe tụt dốc không phanh, tình trạng suy nhược thêm trầm trọng hơn. Dinh dưỡng bị thiếu hụt sẽ không đủ khả năng bổ sung dưỡng chất để nuôi dưỡng cho cơ thể. Người lúc nào cũng mệt mỏi, thiếu tập trung, thậm chí là suy kiệt mất sức lao động.

ăn không ngon miệng là bệnh gì

Ăn không ngon do mắc bệnh suy nhược cơ thể

2. Bệnh liên quan đến tuyến giáp

Chức năng chính của tuyến giáp là sản xuất ra hormone để duy trì các hoạt động của bộ phận trong cơ thể. Trong đó kiểm soát hoạt động trao đổi chất là nhiệm vụ chính của tuyến giáp. Suy giảm chức năng tuyến giáp ở giai đoạn muộn có thể khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn, ăn uống không hứng thú..

IV - Ăn không ngon miệng phải khắc phục làm sao?

Tuyệt đối không nên để tình trạng chán ăn, ăn uống không ngon miệng kéo dài sẽ gây tổn hại lớn đến sức khỏe. Chứng chán ăn có thể khắc phục bằng những cách đơn giản nhưng an toàn, cho hiệu quả bền vững như dưới đây.

1. Sử dụng sản phẩm cải thiện chứng suy nhược

Trước tiên các bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, hình thành nên thói quen ăn uống tích cực, khoa học để cải thiện tình hình.

Trong trường hợp chứng chán ăn kéo dài cộng thêm những biểu hiện như người mệt mỏi triền miên, đêm ngủ không ngon giấc, rối loạn cảm xúc, da xanh xao, sụt cân. Khi người bệnh có các biểu hiện này thì cảm giác ăn không ngon miệng do suy nhược cơ thể tạo ra.

Nhiều người nóng lòng tìm mọi giải pháp để khắc phục: một số sản phẩm gây kích thích ăn ngon, bổ sung vitamin tổng hợp, lợi khuẩn cải thiện tiêu hóa… Tuy nhiên những cách trên chỉ làm thuyên giảm triệu chứng, không phù hợp cho người bị suy nhược, không điều trị được căn nguyên gốc rễ là do cơ địa suy yếu gây nên vòng luẩn quẩn chán ăn mãi không dứt.

Chỉ có viên suy nhược Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 của Dược phẩm Nhất Nhất bổ huyết, hoạt huyết, thay đổi cơ địa người bệnh trở về trạng thái bình thường, khỏe mạnh. Khi đó hệ thống tiêu hóa phục hồi trở lại, ăn uống ngon miệng, hấp thu tốt các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể.

Đồng thời khi tình trạng suy nhược được cải thiện, người bệnh khỏe khoắn, ngủ sâu giấc, không lo lắng căng thẳng nhiều, tinh thần thoải mái, phấn chấn hạnh phúc hơn thì ăn uống cũng khỏe hơn, ngon hơn.

thuốc chữa suy nhược

Viên Suy nhược Ngự Y Mật Phương kích thích cảm giác ăn ngon cho người bệnh

2. Điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, ăn uống

Song song cùng với dùng sản phẩm thì người bệnh cần điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt để mang lại hiệu quả toàn diện trong công cuộc khắc phục chứng chán ăn.

  • Phân phối bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn mỗi khi cảm thấy đói bụng: Cách ăn này tạo tâm lý thoải mái, không ảnh hưởng đến dạ dày lại giúp tiêu hóa nhanh hơn, không còn cảm thấy đầy hơi, chướng bụng.
  • Trong khi ăn không nên uống quá nhiều nước: Cảm giác đầy bụng khiến người mọi người chán ăn hơn, dịch vị bị loãng không tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Tạo hình cho các món ăn trở nên hấp dẫn, thơm ngon hơn, đồng thời kích thích vị giác hơn bằng cách trang trí các món ăn có nhiều họa tiết và màu sắc.
  • Trong mỗi bữa ăn sẽ có đồ ăn nhẹ, tráng miệng vừa giúp ăn ngon, tăng thêm dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
  • Tích cực rèn luyện thể chất thúc đẩy hoạt động nhu động ruột và giảm cảm giác chán ăn ăn không ngon miệng.
ăn không ngon miệng nên làm gì

Cải thiện cách ăn uống và thực đơn để tăng hứng thú khi ăn

3. Lựa chọn thực đơn dinh dưỡng khoa học

Các bạn có thể tham khảo một số thực phẩm chứa nguồn dinh dưỡng tốt và có lợi cho sức khỏe của bạn.

  • Nhóm thực phẩm rau xanh, trái cây, củ quả: Sở hữu nhiều vitamin A. B, C. kẽm… tăng cường chất xơ, tốt cho quá trình trao đổi chất để nâng cao vị giác giúp người bệnh ăn uống ngon hơn, không bị đắng miệng.
  • Một số món tráng miệng rất tốt các bạn có thể bổ sung vào thực đơn hằng ngày như: Các loại trái cây lê, đào, hồng, đu đủ, sữa chua, kem, bánh, chè, rau câu…
  • Thêm gừng tươi vào trong những món ăn thường ngày: Gừng trị biếng ăn khá tốt, gừng có tính ấm giúp trị chứng đầy bụng, bụng da khỏe, tiêu hóa tốt hơn. Uống cốc trà gừng hay ăn một vài lát gừng giúp bụng khỏe, đảm bảo tuyến nước bọt vận hành tốt để có cảm giác ăn ngon miệng.
  • Tỏi: Loại gia vị quen thuộc này chữa chứng chán ăn, ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn… rất tốt.
  • Tía tô: Các món ăn chứa tía tô giúp cải thiện tốt tình trạng ăn uống ngon miệng, giúp người bệnh ăn ngon ngủ tốt, chữa cảm, sốt, sổ mũi, cảm lạnh.

V - Cách phòng tránh hiện tượng chán ăn, ăn không ngon miệng

Trong cuộc sống thường ngày việc chán ăn, ăn không ngon cùng vô vàn những yếu tố bất lợi khác không ngừng tấn công sức khỏe của chúng ta. Do đó chủ động phòng tránh chứng chán ăn là cách làm hàng đầu nên áp dụng.

  • Tập luyện thể dục, thể thao: Vận động thể chất giúp “đốt cháy” năng lượng từ đó bạn sẽ muốn ăn nhiều hơn bình thường, người khỏe mạnh và năng động hơn rất nhiều.
  • Ngủ đủ và sâu giấc: Một giấc ngủ ngon vô cùng quý giá không chỉ tốt cho sức khỏe, tăng cường miễn dịch mà còn tăng tốc độ trao đổi chất trong cơ thể. Sau một giấc ngủ ngon, sâu giấc khi thức dậy bạn sẽ thấy thèm ăn hơn, ăn uống ngon miệng và hấp thụ tốt hơn.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Khi răng miệng có vấn đề việc ăn uống cũng ảnh hưởng. Những cơn đau răng hay các bệnh răng miệng gây mòn răng, sâu răng, ê buốt răng… khiến cho người bệnh mất cảm giác ngon miệng, không nhai được. Lâu dần sinh ra chán ăn, ăn gì cũng không cảm nhận hết được hương vị của món.
  • Thưởng thức những món ăn mới lạ, ngon và hấp dẫn: Thực đơn nghèo nàn với những món ăn lặp đi lặp lại khiến bạn phát ngán dẫn đến chán ăn. Vậy nên bạn hãy tìm kiếm những công thức nấu ăn mới lạ, những món ngon hấp dẫn mà bạn chưa được thưởng thức để việc ăn uống được ngon miệng và phong phú hơn.
  • Đa dạng các loại thức ăn: Khi người ốm yếu, mệt mỏi bạn sẽ ăn uống ít hơn bình thường. Song bạn vẫn cần bổ sung đầy đủ nguồn dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bằng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
ăn không ngon miệng phải làm sao

Cần tập luyện thể dục, thể thao để cải thiện hệ tiêu hóa

Nguyên nhân của hiện tượng chán ăn, ăn không ngon miệng bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Người bệnh cần xác định chính xác để có cách xử lý phù hợp giúp cải thiện chán ăn, đồng thời ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm về sức khỏe.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ