I. Tỏi đen là gì?
Tỏi đen thực chất không phải là một loại củ trong tự nhiên mà đã qua chế biến từ củ tỏi trắng thường. Cụ thể, tỏi đen là kết quả sau một thời gian lên men chậm, với sự kiểm soát cả về độ ẩm cũng như nhiệt độ trong khoảng từ 45 đến 60 ngày.
Tỏi đen có vị ngọt, mùi thơm, thường được dùng bằng cách ăn trực tiếp, được chứng minh có hàm lượng hoạt chất cao hơn rất nhiều so với tỏi trắng thông thường, một trong số đó phải kể đến các hoạt chất như S-allyl-L-cysteine (SAC), Fructose, polyphenol… nhờ đó đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Tăng cường sức đề kháng, miễn dịch và phòng ngừa bệnh ung thư: Nhờ chứa hoạt chất Allicin có tác dụng giúp tiêu diệt vi khuẩn, vi rút, kháng nấm, dùng tỏi đen giúp khôi phục lại sức khỏe một cách nhanh chóng. Theo nhiều nghiên cứu, thành phần S-allylcysteine có trong tỏi đen có tác dụng ức chế các loại tế bào ung thư dạ dày, đại - trực tràng, gan, vú…
- Giảm mỡ máu và lượng cholesterol trong máu, cải thiện bệnh tim mạch: Dùng tỏi đen không chỉ giúp kiểm soát lượng cholesterol trong máu ở mức hợp lý mà còn giúp tăng lượng cholesterol tốt cho sức khỏe (HDL - Cholesterol), tăng cường độ bền thành mạch, cải thiện tuần hoàn lưu thông, từ đó đem lại hiệu quả rất tốt trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch.
- “Dọn sạch” gốc tự do: Gốc tự do là “rác” của cơ thể và là yếu tố gây ra rất nhiều bệnh lý. Việc dùng tỏi đen sẽ giúp “dọn sạch” các gốc tự do, từ đó giúp bảo vệ sức khỏe toàn cơ thể. Tất cả là nhờ trong tỏi đen có chứa các thành phần như sulfur hữu cơ, tetrahydro carboline…
- Chống oxy hóa: Nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa, tỏi đen là một giải pháp rất tốt cho người có tuổi đang trong thời gian bị lão hóa nhiều, người bệnh viêm da, da bị nhăn nhúm, giúp bảo vệ tế bào gan, giảm viêm sưng khớp...
II. Ăn tỏi đen có giảm mỡ máu không?
Ăn tỏi đen có giảm mỡ máu không? Như khẳng định ở phần nội dung bên trên câu trả lời là CÓ. Chế biến tỏi đen chính xác về độ ẩm và nhiệt độ sẽ làm tăng hiệu quả dược lý trong tỏi đen, cao vượt trội hơn rất nhiều so với tỏi trắng. Nhờ chứa rất nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe trong đó nổi bật hơn cả là hợp chất S-allylcysteine và polyphenol, tỏi đen khi dùng một cách hợp lý sẽ giúp giảm lượng cholesterol xấu (LDL), cholesterol toàn phần và triglyceride, tăng lượng cholesterol tốt (HDL). Từ đó tỏi đen giúp giảm mỡ máu hiệu quả, khiến các chỉ số mỡ máu được kiểm soát và duy trì ổn định.
Ngoài ra, tỏi đen còn có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả, làm chậm quá trình xuất hiện các mảng bám (do lượng cholesterol dư thừa còn đọng lại) trong các động mạch. Bên cạnh đó, tỏi đen còn giúp làm giảm lượng cholesterol được sản xuất ra, tăng cường quá trình phân giải chất béo (lipid) và tăng cường tuần hoàn máu, ngừa nguy cơ nghẽn mạch do mảng bám cholesterol.
III. Những lưu ý khi giảm mỡ máu bằng tỏi đen
Để việc dùng tỏi đen chữa bệnh để có thể đem lại hiệu quả, bạn cần sử dụng đúng cách, như về liều lượng dùng tránh không nên ăn quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược không tốt cho sức khỏe:
- Ăn trực tiếp: Mỗi ngày bạn có thể ăn tối đa từ 5 đến 6 tép tỏi đen.
- Ép tỏi thành nước uống: Ép khoảng từ 3 đến 6 gam tỏi.
- Ngâm tỏi với rượu nếp không cồn: Mỗi ngày nên uống khoảng 50ml, uống từ 1 đến 3 lần.
- Ngâm tỏi với mật ong: Bạn dùng khoảng từ 125 đến 150 gam tỏi đen, đem ngâm với mật ong trong khoảng 3 tuần rồi bắt đầu lấy ra sử dụng.
- Dùng tỏi là nguyên liệu để chế biến các món ăn.
Bên cạnh đó cũng cần lưu ý về một số đối tượng không nên dùng tỏi đen gồm có:
- Phụ nữ đang mang thai.
- Người bệnh gan, thận, mắt.
- Người bệnh huyết áp thấp.
- Người bị nóng trong.
- Người bị tiêu chảy.
- Người đang trong thời gian sử dụng thuốc chống đông máu.
Có thể thấy, ăn tỏi đen là một trong những giải pháp an toàn và có thể đem lại hiệu quả cho người bệnh nhiễm mỡ trong máu. Điều quan trọng nhất là bạn cần nắm rõ về cách dùng những như số lượng dùng như thế nào sao cho hợp lý nhất, cũng như lựa chọn mua tỏi đen ở những địa chỉ uy tín, cam kết chất lượng.