Bà bầu đau đầu uống panadol được không? Lỡ uống có sao không?

2023-11-13 16:47:19

Mang thai luôn là giai đoạn mà người phụ nữ luôn cẩn trọng, nhất là trong việc sử dụng các sản phẩm thuốc cũng như ảnh hưởng của nó đối với em bé. Trong đó, bà bầu mang thai bị đau đầu có uống panadol được không? là một trong những câu hỏi phổ biến nhất. Chính vì vậy, bài viết này sẽ giúp các mẹ bầu giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến vấn đề này.

I - Sơ lược về thuốc giảm đau Panadol

Panadol là một thương hiệu thuốc phổ biến gồm thành phần chính là paracetamol, một loại thuốc giảm đau và hạ sốt.

Cụ thể, thuốc Panadol có tác dụng:

  • Giảm đau: Được sử dụng để giảm đau từ các tình trạng như đau đầu, đau cơ, đau răng...
  • Hạ sốt: Được sử dụng để hạ sốt khi cơ thể bị cảm cúm, cảm lạnh.

Việc sử dụng Panadol thường sẽ an toàn khi người bệnh sử dụng đúng liều lượng chỉ định. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều lượng hay lạm dụng dùng Panadol trong một khoảng thời gian dài, thuốc có thể sẽ gây ra một vài tác dụng phụ như gây dị ứng, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa…

Thuốc giảm đau panadol

Panadol là loại thuốc giảm đau cực kỳ phổ biến

II - Bị đau đầu khi mang thai có uống Panadol được không?

Trong thời gian mang bầu thì việc sử dụng thuốc gì, sử dụng như thế nào là việc cần cẩn trọng. Chính vì vậy, “bị đau đầu khi mang thai có uống Panadol được không? là thắc mắc của rất nhiều các mẹ.

Hiện nay, trên thị trường có vô vàn các loại thuốc khác nhau có cùng một công dụng là giúp giảm đau đầu, nhưng lại có những thành phần không giống nhau, và có không ít trong số đó chống chỉ định với phụ nữ mang thai.

Riêng với thuốc giảm đau đầu Panadol, có chứa thành phần paracetamol - Đây là thành phần không chống chỉ định cho phụ nữ mang thai, vì chưa có nghiên cứu nào chứng minh nó có ảnh hưởng xấu tới em bé. Vì vậy, theo nhận định từ chuyên gia, phụ nữ đang mang thai có thể uống Panadol.

Tuy nhiên, Panadol với thành phần paracetamol chỉ có tác dụng giúp khắc phục triệu chứng, giảm đau tạm thời chứ không thể trị được triệt để. Chưa kể, đặc tính của Paracetamol rất có thể cũng sẽ có sự thay đổi trong cơ thể của người phụ nữ khi mang thai. Chính vì vậy, mẹ bầu chỉ nên sử dụng Panadol với liều tối thiểu và tuyệt đối không nên sử dụng trong thời gian dài. Khi sử dụng Panadol mà thấy cơn đau không bị thuyên giảm, mẹ bầu nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Hơn cả, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, khi bị đau đầu mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được sự lựa chọn tốt nhất.

Bà bầu đau đầu uống panadol có sao không?

Nhìn chung thì bà bầu vẫn có thể uống Panadol trong khi bị đau đầu

III - Bà bầu bị đau đầu nên uống panadol thế nào?

Có 2 loại panadol giảm đau đầu phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là:

  • Panadol thường (màu xanh): Chứa thành phần paracetamol.
  • Panadol Extra (màu đỏ): Chứa thành phần paracetamol và caffeine.

Trong đó, caffeine là thành phần được khuyến cáo không nên dùng cho mẹ bầu. Nguyên nhân là bởi, đã có những nghiên cứu cho thấy caffeine có làm tăng khả năng gây sinh non và sảy thai trên động vật.

Chính vì vậy, mẹ bầu chỉ nên chỉ sử dụng Panadol thường (màu xanh), với liều dùng đã được chỉ định. Mẹ bầu cũng cần chú ý không nên uống loại Panadol Extra (loại màu đỏ) cũng như bất kỳ loại thuốc giảm đau có chứa cafein nào khác.

IV - Lỡ uống Panadol Extra khi mang thai có sao không?

Thực tế, đa số các trường hợp mẹ bầu uống Panadol Extra (Ngoài paracetamol còn có chứa thêm caffeine) đều không gây ảnh hưởng khi uống với liều nhỏ hoặc vừa phải và không uống thường xuyên.

Chính vì vậy, mẹ bầu không nên quá lo lắng về việc này, việc cần làm là nên thăm khám và kiểm tra thai định kỳ hay bất cứ lúc nào có những dấu hiệu bất thường. Bên cạnh đó, mẹ bầu không nên sử dụng Panadol Extra trong những lần sau và tuyệt đối không được sử dụng quá liều.

V - Những lưu ý cho bà bầu khi sử dụng thuốc giảm đau

Khi uống panadol trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

  • Sử dụng với liều tối thiểu hoặc phù hợp, tốt nhất là mẹ bầu nên tham khảo và dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Khi đau hoặc sốt trên 38,5 độ C thì mới nên nghĩ tới việc dùng thuốc.
  • Các liều dùng cần cách nhau khoảng 4 đến 6 giờ đồng hồ.
  • Chỉ dùng tối đa là 6 viên trong 1 ngày.
  • Không tự ý dùng Panadol trong thời gian dài.
  • Cần hỏi ý kiến của bác sĩ khi muốn sử dụng trong các trường hợp mẹ bầu từng mắc các bệnh về gan, thận hay bị thiếu máu.
  • Đặc biệt, những mẹ bầu nhắc các bệnh lý như bị thiếu máu nhiều lần, mắc các bệnh nặng về gan, phổi, tim, gan, thận… thì không nên sử dụng Panadol.
  • Sau khi sử dụng thuốc mà tình trạng đau đầu hay sốt vẫn không thuyên giảm, mẹ bầu nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
  • Để phòng ngừa tình trạng đau đầu khi mang thai, mẹ bầu cần áp dụng một chế độ làm việc, nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý, lưu ý cần ngủ đủ giấc, luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, cố gắng không để bản thân vì stress, căng thẳng.

Lưu ý khi sử dụng panadol ở phụ nữ mang thai

Có thể thấy, bà bầu đau đầu thì có thể uống Panadol (loại thường màu xanh), tuy nhiên nên sử dụng theo đúng liều lượng và tốt nhất là cần hỏi ý kiến từ bác sĩ. Và để phòng ngừa tình trạng đau đầu, mẹ bầu nên xây dựng cho bản thân một chế độ sinh hoạt cũng như ăn uống khoa học, thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.

Lên đầu trang
Loading