Bệnh đau đầu ở phụ nữ có phải do nội tiết tố? Cách điều trị ra sao?

2023-05-31 14:04:16

Bệnh đau đầu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và chất lượng cuộc sống của nhiều người, trong đó phổ biến hơn hết là phụ nữ. Nhiều lý do dẫn đến tình trạng này có thể do nội tiết tố, mất nước, căng thẳng,…. Do đó chị em cần tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân để có được phương pháp khắc phục triệu chứng đau đầu hiệu quả nhất.

I - Tại sao phụ nữ hay bị đau đầu hơn nam giới?

Đau đầu có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không kể tới độ tuổi hay giới tính. Tuy nhiên, phụ nữ lại là những người dễ gặp phải tình trạng này nhất. Theo thống kê, phụ nữ mắc chứng đau đầu và đau nửa đầu nhiều gấp ba lần so với nam giới. Và trong số đó, có tới 60% các cơn đau đầu ở phụ nữ có nguyên nhân là do nội tiết tố - hormone sinh dục của nữ giới.

Các hormone nội tiết tố estrogen và progesterone, được sản sinh từ tuyến yên trong cơ thể không chỉ có vai trò điều chỉnh sinh lý, mà còn có mối liên hệ với hệ thần kinh trong não. Vì vậy, một khi nội tiết tố có sự biến động sẽ kéo theo sự nhạy cảm của các dây thần kinh, gây ra đau nhức đầu và chứng đau nửa đầu ở phụ nữ.

Các triệu chứng đau đầu có thể bao gồm đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng đầu, kèm cảm giác chóng mặt, buồn nôn... Một số người có thể cảm thấy nhạy cảm hơn với ánh sáng, tiếng ồn và mùi hương trong giai đoạn này.

Các yếu tố gây ra sự dao động nội tiết tố nữ có thể bao gồm:

  • Dậy thì: Giai đoạn cơ thể của nữ giới bắt đầu quá trình sản sinh hormone nội tiết. Sự xuất hiện của nội tiết tố có thể gây đau đầu.
  • Kỳ kinh nguyệt: Thông thường, nữ giới thường hay gặp phải các cơn đau đầu do estrogen tăng ở giai đoạn đầu kỳ kinh và giảm dần về sau.
  • Mang thai: Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, hormone estrogen và progesterone được tăng nhanh do nhau thai phát triển nên với người nhạy cảm sẽ dễ bị đau đầu. Còn trong giai đoạn sau khi sinh, hormone này sẽ giảm mạnh nên cũng có thể gây đau đầu.
  • Dùng thuốc tránh thai: Nếu chị em phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai gây tác động đến nội tiết tố như thuốc, vòng nội tiết, que tránh thai… cũng có thể làm mức độ hormone biến động.

Đối với nam giới thường không gặp phải các yếu tố trên, cũng như có lượng hormone testosterone cao hơn, cho nên thường ít bị đau đầu hơn phụ nữ.

Xem thêm: Phụ nữ sau sinh bị đau đầu có nguy hiểm không?

Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân chính gây đau đầu ở phụ nữ

Nội tiết tố là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau đầu ở nữ giới

II - Bệnh đau đầu ở phụ nữ còn do những nguyên nhân nào khác?

Bên cạnh tác nhân chính là nội tiết tố thì chứng đau đầu ở phụ nữ có thể xuất phát từ một số nguyên nhân dưới đây.

1. Mất ngủ hoặc thiếu ngủ

Phụ nữ khi bước vào độ tuổi trung niên thường gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe hơn, trong đó có tình trạng mất ngủ, khó ngủ. Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi không được nghỉ ngơi đầy đủ, căng thẳng hệ thần kinh, từ đó gây ra đau đầu.

Ngược lại, đau đầu kéo dài cũng khiến tình trạng mất ngủ ngày càng trở nên trầm trọng hơn, chúng liên quan tới nhau và tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc và cuộc sống của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

2. Căng thẳng, lo lắng, dễ nhạy cảm

Phụ nữ thường rất dễ bị căng thẳng, lo lắng bởi bản tính dễ bị xúc động, nhạy cảm, hay suy nghĩ nhưng lại rất khó để chia sẻ với người khác. Lâu dần sẽ dễ sinh stress, ảnh hưởng không chỉ tới cảm xúc mà còn là tác nhân gây nhức đầu.

Stress, căng thẳng dãn tới đau đầu ở phụ nữ

Tâm lý căng thẳng, nhạy cảm có thể khiến phụ nữ bị đau đầu thường xuyên

3. Tác dụng phụ của thuốc

Những loại thuốc như thuốc chống dị ứng, thuốc tránh thai… có thể chứa một vài tác dụng phụ trong đó thường biểu hiện với cơn đau nhức đầu. Ngoài ra, những người phụ nữ trong quá trình sinh con được tiêm thuốc gây tê có thể gặp phải tình trạng đau nhức đầu kèm buồn nôn sau sinh.

4. Thói quen ăn uống thiếu khoa học

Việc sử dụng những loại thực phẩm có hại cho sức khỏe nói chung như đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, các loại thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia như chất tạo ngọt, chất bảo quản… cũng dẫn tới tình trạng đau nửa đầu.

5. Suy nhược do thiếu chất

Đau đầu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể phụ nữ đang gặp phải tình trạng thiếu dinh dưỡng, gây suy nhược cơ thể, giảm lượng máu lưu thông lên não, từ đó làm kích hoạt cơn đau đầu. Cụ thể, chứng đau đầu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu chất, nhất là vitamin B2, D, magie và nước.

Tìm hiểu ngay: Hay bị đau đầu là thiếu chất gì?

6. Các yếu tố khác

  • Thay đổi thời tiết.
  • Nằm sai tư thế.
  • Mất nước do uống ít nước.
  • Làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn, ánh sáng chói.
  • Dùng điện thoại thường xuyên.

Nằm sai tư thế, thay đổi thời tiết, môi trường làm việc dẫn đến đau đầu ở phụ nữ

Những thói quen sinh hoạt xấu có thể gây ra triệu chứng đau đầu ở phụ nữ

III - Phụ nữ hay bị đau đầu là dấu hiệu của bệnh gì?

1. Thiếu máu não

Thiếu máu não khiến não không được cung cấp đủ oxy, dưỡng chất làm suy nhược hệ thần kinh trung ương. Hệ quả là các tế bào não hoạt động kém đi, các thụ thể thần kinh bị kích thích, gây ra những cơn đau đầu.

Đau đầu do thiếu máu não ở phụ nữ còn có các biểu hiện đi kèm như hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, buồn nôn, suy giảm trí nhớ…

2. Viêm xoang

Đau đầu do viêm xoang là dạng đau đầu rất đặc trưng, thường là cảm giác đau, tức, nặng ở các vị trí như trán, hai thái dương, má (do viêm xoang trước) hoặc vùng đỉnh đầu, sau gáy (do viêm xoang sau) vì viêm xoang gây ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh. Cơn đau khó chịu có thể kéo dài hàng giờ, đi kèm với đó là các triệu chứng khác như nghẹt mũi, chảy nước mũi…

3. Các nhóm bệnh mạn tính

Có không ít các bệnh lý mạn tính có triệu chứng là đau đầu như:

  • Bệnh lupus ban đỏ: Bệnh lý này có thể gây ảnh hưởng xấu tới toàn cơ thể với rất nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó có đau đầu.
  • Bệnh đái tháo đường: Lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp hoàn toàn có thể làm kích hoạt cơn đau đầu. Ở người bệnh đái tháo đường, cơn đau đầu sẽ xuất hiện nhiều hơn nếu sự biến động đường huyết gia tăng. Cụ thể là do sự thay đổi của hai loại hormone là epinephrine và norepinephrine, gây ra hiện tượng co mạch tại các mạch máu não, từ đó sinh ra đau đầu.
Đau đầu cảnh báo bệnh mạn tính ở phụ nữ

Đái tháo đường, một trong những bệnh mạn tính có thể gây biểu hiện đau đầu

4. Bệnh lý về não

Trong trường hợp đau đầu trong một khoảng thời gian dài từ 1 tháng, kèm theo các triệu chứng khó chịu, rối loạn giấc ngủ… Chị em cần tuyệt đối không được chủ quan mà cần tới bệnh viện thăm khám ngay, vì đây có thể là những cơn đau đầu báo hiệu bệnh lý nguy hiểm, nhất là các bệnh liên quan tới não.

Xem thêm: Các cơn đau đầu báo hiệu bệnh nguy hiểm cần cần giác

Đau đầu ở nữ giới cảnh báo các bệnh về não

Phụ nữ nên thận trọng với cơn đau đầu liên quan tới bệnh lý về não

IV - Những cách trị bệnh đau đầu ở phụ nữ hiệu quả nhất

Đây là những giải pháp giúp giảm tình trạng đau đầu ở phụ nữ ngay tại nhà:

1. Giải quyết nguyên nhân chính: Suy giảm nội tiết tố nữ

Vì thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau đầu ở phụ nữ nên phương pháp khắc phục an toàn và hiệu quả nhất, hạn chế nguy cơ bệnh tái phát chính là Đông y giúp cân bằng nội tiết tố.

Viên nội tiết Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 nhờ tác động toàn diện tới đúng căn nguyên gây bệnh, giúp tăng cường chức năng buồng trứng, kích thích sản sinh estrogen một cách tự nhiên, từ đó cơ thể tự có khả năng duy trì và phát triển nội tiết tố, khắc hiệu quả tình trạng đau đầu ở phụ nữ.

Sản phẩm thực sự vượt trội và khác biệt nhờ được bào chế theo bài thuốc Ngự Y Mật Phương (Phương thức giúp cải thiện nội tiết nữ được Ngư Y Thái Y Viện nghiên cứu chuyên dùng cho những Phi tần thời xưa), đạt chuẩn Đông Y Thế Hệ 2 (An toàn, hiệu quả thậm chí vượt trội tân dược trong nhiều trường hợp) được sản xuất tại nhà máy dược phẩm Nhất Nhất đạt chuẩn GMP - WHO, được Thủ tướng chính phủ trao tặng giải vàng chất lượng quốc gia.

2. Chườm lạnh lên đầu và cổ

Chườm lạnh lên đầu và cổ thường được áp dụng trong các trường hợp đau nửa đầu hoặc đau đầu do căng thẳng. Chị em có sử dụng túi chườm lạnh, chườm lên vùng đầu và cổ khoảng 15 - 20 phút.

3. Chườm nóng lên tay, chân, cổ, vai gáy

Chị em có thể sử dụng túi chườm nóng, khăn nóng hoặc chai nước nóng… chườm lên các vị trí tay, chân, đầu, cổ. vai gáy. Hơi nóng sẽ giúp làm giảm căng thẳng cũng như giảm cảm giác đau. Ngoài ra, việc tắm bằng nước nước ấm nóng cũng được xem là một phương pháp hiệu quả để giảm đau đầu nhanh chóng.

Cách nhanh nhất để giảm đau đầu ở phụ nữ là chườm nóng

Chườm nóng là giải pháp dễ thực hiện mà hiệu quả để giảm đau đầu

4. Sử dụng thuốc Tây y giảm đau đầu

Các loại thuốc Tây giúp giảm đau không kê đơn như Ibuprofen, Aspirin… thường được sử dụng để làm giảm cơn đau đầu ở phụ nữ khi cơn đau mới diễn ra. Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng tạm thời mà không thể tác động tới căn nguyên gây đau. Người bệnh khi lạm dụng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng xấu tới dạ dày, thận, thậm chí có thể khiến đau đầu càng thêm trầm trọng hơn. Chưa kể, với phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mang thai, việc dùng thuốc tây thường xuyên có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Phụ nữ bị đau đầu nên uống thuốc gì?

Phụ nữ bị đau đầu có thể dùng thuốc giảm đau nhưng không nên lạm dụng

5. Cung cấp nước cho cơ thể

Vì mất nước cũng là một trong những tác nhân gây ra đau đầu. Vậy nên để khắc phục và phòng ngừa tình trạng này, người bị đau đầu nên uống đủ nước (trung bình khoảng 2 lít nước) mỗi ngày.

6. Xoa bóp nhẹ nhàng

Theo Mayo Clinic, khi bị đau đầu, việc dùng đầu ngón tay xoa bóp nhẹ vùng hai thái dương, vùng da đầu, cổ và vai hoặc kéo căng cổ cũng phần nào giúp giảm bớt cảm giác đau, tăng cường tuần hoàn máu cho phụ nữ.

Xoa bóp giúp tăng tuần hoàn máu, trị đau đầu ở phụ nữ

Xoa bóp tạo cảm giác thư giãn cho cơ thể

7. Bấm huyệt

Cách thực hiện rất đơn giản, khi bị đau đầu, chị em chỉ cần lấy ngón cái của bàn tay này xoa bóp vào điểm chữ “V” nằm ở giữa ngón cái và ngón trỏ, di chuyển theo hình vòng tròn trong khoảng 15 - 20 giây rồi sau đó đổi tay.

8. Thoa tinh dầu bạc hà

Bệnh đau đầu ở phụ nữ có thể giảm bớt khi bạn thoa một ít tinh dầu bạc hà lên vùng trán hoặc hai thái dương. Với tính chất mát lạnh sẵn có giúp thư giãn, giảm co thắt mạch máu, nhờ đó tình trạng đau đầu cũng sẽ giảm bớt.

9. Nghỉ ngơi để giải tỏa căng thẳng

Mỗi khi cảm thấy căng thẳng, đau đầu, bạn đừng cố gắng tiếp tục làm việc mà nên ngồi hoặc nằm trong một căn phòng tối yên tĩnh, nhắm mắt nghỉ ngơi một chút cho cơn đau dần qua đi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện một vài kỹ thuật giúp thư giãn như tập thiện, cố gắng hình dung ra các hình ảnh yên bình, hít thở sâu cũng có thể giúp làm giảm cơn đau.

Thư giãn, nghỉ ngơi để tránh cảm giác nhức đầu

Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để tránh cảm giác đau đầu

V - Phụ nữ nên phòng ngừa tình trạng đau đầu như thế nào?

Để khắc phục và phòng ngừa tình trạng đau đầu hiệu quả hơn, chị em cũng lưu ý cần:

  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, từ 1,5 đến 2 lít/ngày.
  • Tránh xa các loại thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn…
  • Nói không với thuốc lá, rượu bia, các loại chất kích thích.
  • Xây dựng một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, không để bản thân bị căng thẳng kéo dài.
  • Vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên.

Có thể thấy, đau đầu ở phụ nữ là một tình trạng vô cùng phổ biến xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Và dù là đau đầu lành tính hay dấu hiệu của bệnh lý, việc xác định đúng nguyên nhân, từ đó đưa ra các cách khắc phục phù hợp và kịp thời là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, việc xây dựng một lối sống và chế độ dinh dưỡng khoa học cũng đóng vai trò quan trọng giúp phòng ngừa hiệu quả tình trạng đau đầu.

Lên đầu trang
Loading