Người hay quên, đãng trí có phải đang mắc bệnh không?

2024-02-23 09:20:32

Bệnh hay quên rất thường thấy khi cơ thể già đi, lúc này con người sẽ dễ quên quên nhớ nhớ hoặc thậm chí không nhớ được cả sự việc vừa mới xảy ra. Tuy nhiên ngày nay chứng hay quên đang dần có xu hướng xuất hiện ở rất nhiều lứa tuổi, thậm chí cả ở lứa tuổi mới dậy thì. Vậy liệu rằng hay quên có phải là dấu hiệu đang mắc bệnh gì không? Những nguyên nhân nào gây ra chứng đãng trí này? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

I - Nguyên nhân của bệnh hay quên

Ở người cao tuổi thì nguyên nhân cho việc hay quên đa phần là do sự lão hóa của não bộ, một quy luật tất yếu trong cuộc sống. Tùy từng trường hợp mà mỗi người sẽ có mức độ đãng trí nặng nhẹ khác nhau, tuy nhiên hầu hết là càng cao tuổi thì càng dễ quên, mau quên. Thậm chí tới một độ tuổi thì sẽ chuyển sang trạng thái lẫn.

Còn với những người trẻ tuổi cảm thấy hay quên thì bên cạnh yếu tố tuổi tác thì các vấn đề như căng thẳng, tổn thương vật lý ở đầu, lối sống sinh hoạt, bệnh lý... cũng là một trong nhiều lý do dẫn tới chứng đãng trí. Trong đó yếu tố lối sống và căng thẳng được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chứng quên quên nhớ nhớ ở độ tuổi này.

1. Lão hóa - Lý do phổ biến của chứng hay quên

Bệnh hay quên và tuổi tác có mối liên hệ rất mật thiết với nhau, mặc dù cơ chế chính xác đằng sau vẫn chưa được hiểu rõ. Trong đó, các yếu tố như thay đổi sinh học, cấu trúc và chức năng não đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra tình trạng này.

  • Sự thay đổi cấu trúc não: Hồi hải mã, một phần quan trọng của não liên quan đến việc xây dựng ký ức mới, thường bị co rút và giảm kích thước khi chúng ta già đi, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ. Lớp ngoài của não chịu trách nhiệm về các chức năng nhận thức, cũng có thể bị teo đi theo tuổi tác, từ đó làm suy giảm trí nhớ cũng như tốc độ xử lý thông tin.
  • Sự suy giảm về chất dẫn truyền thần kinh: Đây là một yếu tố khác có thể gây ra chứng hay quên. Chất dẫn truyền thần kinh (ví dụ như acetylcholine) đóng vai trò quan trọng cho chức năng trí nhớ, và sự giảm cung cấp chất này có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ.
  • Những thay đổi trong mạng lưới thần kinh: Tuổi tác và quá trình lão hóa có thể gây ra gián đoạn trong khả năng kết nối giữa các vùng khác nhau của não, làm giảm hiệu suất xử lý, truyền tải thông tin.
  • Thay đổi nội tiết tố: Sự biến động trong nồng độ hormone như estrogen ở phụ nữ và testosterone ở nam giới có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, làm thay đổi cách não hoạt động và ảnh hưởng đến trí nhớ.
  • Sự tổn thương tế bào và stress oxy hóa: Khi cơ thể tích tụ các gốc tự do, là những phân tử gây tổn hại cho các tế bào thần kinh. Theo thời gian, chúng xuất hiện ngày càng nhiều hơn, làm ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng nhận thức.
  • Yếu tố mạch máu: Quá trình lão hóa có thể dẫn đến giảm lưu lượng máu đến não, làm giảm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho não, gây ra các vấn đề về trí nhớ và nhận thức.

lão hóa gây ra chứng hay quên

2. Tình trạng thiếu máu lên não

Thiếu máu lên não khiến cho chức năng não bộ bị suy giảm, từ đó sinh ra hàng loạt các dấu hiệu, một trong số đó là tình trạng suy giảm trí nhớ, kém tập trung... 

3. Căng thẳng, lo lắng

Căng thẳng, lo lắng cũng luôn là một trong các lý do quan trọng ảnh hưởng nhiều tới khả năng tập trung và trí nhớ. Khi cơ thể bị stress, hormone cortisol được giải phóng để giúp cơ thể thích nghi, điều chỉnh và cân bằng các chất dinh dưỡng, nước, điện giải... giúp các cơ quan nội tạng hoạt động ổn định trong điều kiện bị căng thẳng. Tuy nhiên nếu não bộ thường xuyên phải tiếp xúc với cortisol sẽ khiến khả năng ghi nhận thông tin, trích xuất thông tin từ quá khứ trở nên khó khăn hơn, dần dẫn tới việc hay quên tạm thời.

Ngoài ra khi bị căng thẳng thì tâm trí chỉ chú ý vào nguồn căng thẳng, từ đó xuất hiện hiện tượng chú ý có chọn lọc, gây khó khăn trong việc mã hóa và truy xuất thông tin khác của não bộ. Đặc biệt giấc ngủ ở những người bị stress thường không ổn định, điều này có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động của não, gây ra việc kém tập trung và dễ quên.

4. Yếu tố lối sống

Các yếu tố liên quan đến lối sống như chế độ ăn uống không khoa học, sử dụng nhiều chất kích thích có thể đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra chứng hay quên qua nhiều cơ chế, và có thể tác động cả trong thời gian ngắn và dài. Cụ thể:

  • Uống nhiều rượu: Rượu có thể ảnh hưởng ngắn hạn bằng cách làm suy giảm chức năng nhận thức và trí nhớ, có thể dẫn đến mất trí nhớ tạm thời, làm cho việc ghi nhớ các sự kiện trong thời gian say trở nên khó khăn. Còn về lâu dài, uống nhiều rượu có thể dẫn đến các thay đổi cấu trúc và chức năng não, ảnh hưởng đến các vùng quan trọng liên quan đến trí nhớ, tăng nguy cơ mắc các bệnh như chứng mất trí nhớ do rượu, mất trí nhớ dài hạn.
  • Thiếu ngủ: Giấc ngủ không đủ hoặc bị gián đoạn có thể làm suy yếu quá trình củng cố trí nhớ, làm cho việc ghi nhớ thông tin trở nên khó khăn. Hơn nữa, thiếu ngủ cũng có thể làm giảm chức năng nhận thức tổng thể, gây ra chứng hay quên.
  • Ăn kiêng: Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng não. Thiếu hụt chất dinh dưỡng, như vitamin B và sắt, có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và trí nhớ. Bên cạnh đó, việc ăn quá nhiều thực phẩm chế biến chứa nhiều đường và chất béo có thể gây viêm, một tình trạng liên quan đến suy giảm nhận thức và trí nhớ.
  • Không hoạt động thể chất: Việc ít vận động có thể dẫn đến giảm lưu lượng máu đến não, làm suy giảm chức năng nhận thức và trí nhớ.

lối sinh hoạt và căng thẳng khiến gây bệnh hay quên

5. Yếu tố bệnh lý

Một vài bệnh lý có thể gây ra chứng hay quên và thay đổi nhận thức, bao gồm cả các rối loạn về sức khỏe thể chất và tinh thần.

Một số rối loạn thoái hóa thần kinh có thể gây ra chứng hay quên gồm:

  • Bệnh Alzheimer: Là nguyên nhân chính của chứng mất trí nhớ, bệnh tấn công các vùng não quan trọng liên quan đến trí nhớ, suy nghĩ.
  • Bệnh Parkinson: Một rối loạn vận động thần kinh, cũng có thể tiến triển thành chứng hay quên.
  • Bệnh ALS: Tác động đến các tế bào thần kinh, ban đầu gây ra các triệu chứng liên quan đến cơ và vận động, sau đó tiến triển thành chứng hay quên.

Ngoài ra, có các tình trạng thần kinh khác cũng có triệu chứng chứng hay quên như:

  • Các khối u não, cục máu đông trong não, nhiễm trùng não.
  • Đau cơ xơ hóa.
  • Viêm não tủy sống/hội chứng mệt mỏi mạn tính.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
  • Chấn thương.
  • Thiếu máu cục bộ thoáng qua.
  • Đột quỵ.

Những bệnh lý có thể gây ra chứng hay quên bao gồm:

  • Bệnh tự miễn: Như Lupus, bệnh có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức.
  • Suy giáp: Ảnh hưởng đến sự chuyển hóa năng lượng trong não, gây ra rối loạn chức năng nhận thức.
  • Rối loạn về thận: Gây ra các bất thường của tế bào máu nhỏ, có ảnh hưởng đến trí nhớ.
  • Rối loạn gan: Có thể dẫn đến tình trạng gọi là bệnh não gan (HE).
  • Mang thai: Đôi khi được biết đến là sự "quên" khi mang thai.

Ngoài ra, các tình trạng sức khỏe tâm thần cũng có thể gây ra chứng hay quên do thay đổi về cấu trúc và hoạt động của não, ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng tập trung. Điều này thường xảy ra trong trường hợp lo lắng, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và tâm thần phân liệt.

6. Tác dụng phụ của thuốc

Có không ít các loại thuốc kê đơn có thể gây ra chứng hay quên, bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm như Paxil (paroxetine), Elavil (amitriptyline), Norpramin (desipramine), Aventyl/Pamelor (nortriptyline).
  • Thuốc chẹn/thuốc kháng axit H2 như Tagamet (cimetidine).
  • Thuốc kháng cholinergic/ thuốc chống co thắt như Ditropan (oxybutynin), Detrol/Detrusitol (tolterodine).
  • Thuốc cảm lạnh và dị ứng như Dimetapp (brompheniramine), Chlor-Trimeton (chlorpheniramine), Benadryl (diphenhydramine).
  • Thuốc hóa trị như Cyclophosphamide, fluorouracil, methotrexate.

III - Chẩn đoán nguyên nhân bệnh hay quên thế nào?

Việc chẩn đoán bệnh hay quên thường kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm việc thăm khám lâm sàng và làm những xét nghiệm.

Trong quá trình thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ phát hiện và xác định các triệu chứng bệnh, kiểm tra tiền sử mắc bệnh của người bệnh, đánh giá sức khỏe tâm thần cũng như thần kinh, thực hiện các bài kiểm tra trí nhớ, đếm số, khả năng giải quyết vấn đề… để xác định hướng điều trị phù hợp.

Còn về xét nghiệm, người bệnh cần xét nghiệm máu để xem xét sự chuyển hóa chất trong cơ thể, kiểm tra chức năng của tuyến giáp và gan. Kết quả của các xét nghiệm này giúp bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương trong cơ thể, từ đó kế hoạch điều trị.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng thường được chỉ định thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có độ chính xác cao như MRI, CT đầu, CHT mạch máu não, PET để phát hiện tổn thương não.

thăm khám nguyên nhân gây bệnh hay quên

IV - Cách điều trị và ngăn ngừa chứng hay quên

Bệnh hay quên do lão hóa thường không yêu cầu điều trị. Tuy nhiên, có nhiều biện pháp mà người bệnh có thể thực hiện để cải thiện trí nhớ như tập thể dục cho trí não, duy trì một lối sống tích cực, không dùng chất kích thích rượu, bia, thuốc lá...

Trong trường hợp hay quên là dấu hiệu của các bệnh lý như Alzheimer, suy giảm trí nhớ nhồi máu đa dạng, việc điều trị cần được điều trị sớm theo chỉ định của bác sĩ bằng cách sử dụng các loại thuốc kê đơn cũng như phải duy trì các cuộc hẹn kiểm tra định kỳ để theo dõi và đánh giá tình trạng bệnh.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý kiểm soát các bệnh liên quan như về rối loạn chuyển hóa lipid, thận, gan, đái tháo đường. Điều này giúp phòng các vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến não bộ như đột quỵ.

Với người bệnh bị suy giảm trí nhớ do tình trạng thiếu máu lên não, một trong những giải pháp giúp khắc phục hiệu quả và an toàn nhất chính là Đông y giúp bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường mạnh mẽ máu lên não, dần khôi phục chức năng hệ thần kinh.

Viên hoạt huyết Ngự Y Mật Phương 3, đạt chuẩn Đông Y Thế Hệ 2 đến từ Dược phẩm Nhất Nhất - Một thương hiệu uy tín với hơn 17 năm trên thị trường. Được nghiên cứu dựa theo phương thuốc hoạt huyết "Quốc bảo" cho vua chúa thời nhà Nguyễn, đây là một trong những sản phẩm được đánh giá cao và rất nhiều bệnh tin dùng.

Khắc phục chứng hay quên, đãng trí với viên Hoạt Huyết Ngự Y Mật Phương

Hy vọng rằng những thông tin chi tiết trên đã giúp người bệnh nắm được chính xác nhất “Hay quên là bệnh gì?, các nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng như từng cách khắc phục hiệu quả.

Lên đầu trang
Loading