Bệnh trĩ: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

2023-06-12 17:20:59

Trĩ từ lâu đã là căn bệnh hết sức phổ biến, thường gặp phải ở người trung niên và đang có xu hướng trẻ hóa. Do nằm ở vị trí nhạy cảm nên căn bệnh này thường khiến nhiều người ngại ngùng, không dám thăm khám. Phải đến khi bệnh tiến triển nặng, các triệu chứng biểu hiện rõ rệt mới thực sự quan tâm, khiến việc điều trị thêm phần khó khăn và tốn kém. Do đó, hiểu rõ về căn nguyên bệnh, phân loại, triệu chứng của bệnh trĩ kịp thời sẽ giúp việc điều trị và phòng ngừa trở nên đơn giản hơn. Bài viết sau sẽ làm rõ về bệnh lý này.

I - Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là căn bệnh liên quan tới hệ thống mạch máu, nhóm cơ trơn và mô nâng đỡ trong khu vực hậu môn và trực tràng dưới. Khi gặp sự tác động và chèn ép từ nhiều tác nhân, các búi tĩnh mạch và tiểu động mạch vùng hậu môn bị ứ phình, giãn ra và sưng to, hình thành các búi trĩ. Theo thời gian, các cơ trơn và mô nâng đỡ khu vực này mất đi tính đàn hồi, khiến búi trĩ bị sa dần ra ngoài, nhất là mỗi khi đi vệ sinh hoặc vận động mạnh.

Từ cơ chế hình thành búi trĩ, dễ thấy tình trạng này thường xảy ra ở những người trung niên (do cơ hậu môn bắt đầu suy yếu), người thường phải vận động mạnh. Tuy nhiên, bệnh trĩ giờ đây cũng xuất hiện nhiều hơn ở những người trẻ tuổi do tính chất công việc và điều kiện sống, thói quen ăn uống sinh hoạt tác động.

Bệnh trĩ là gì?

II - Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh trĩ

Dưới đây là những triệu chứng nhận biết bệnh trĩ phổ biến mà người bệnh có thể gặp phải, bao gồm:

  • Chảy máu khi đi đại tiện, tuy nhiên bạn sẽ không cảm thấy đau. Máu có màu đỏ tươi, bám trên phân hoặc giấy vệ sinh. Ở giai đoạn nặng hơn, máu chảy nhiều có thể bắn thành tia hoặc chảy nhỏ giọt.
  • Ngứa xung quanh hậu môn do dịch nhầy tiết ra gây kích ứng niêm mạc hậu môn.
  • Sưng hoặc có cảm giác cộm cộm ở hậu môn.
  • Thường ít đau ở giai đoạn đầu và đau đớn tăng dần ở những cấp độ sau.
  • Có trường hợp xuất hiện cục thịt thừa ở rìa hậu môn.
Triệu chứng bệnh trĩ

III - Những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Trĩ hình thành có thể do người bệnh gặp phải một hoặc nhiều nguyên nhân dưới đây:

1. Cơ địa yếu

Những người có hệ thống mạch máu dễ bị suy yếu, giãn ra thường dễ bị trĩ hơn những người thông thường. Vì khi tĩnh mạch hậu môn bị giãn ra quá mức, cộng thêm áp lực sẽ khiến máu tụ lại tạo thành búi trĩ. Đó là lý do trong cùng điều kiện sống và sinh hoạt, có người bị trĩ nhưng có người thì không.

2. Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài

Phân cứng và phải gắng sức rặn khi đi đại tiện khi bị táo bón sẽ làm tăng áp lực lên vùng hậu môn tạo điều kiện hình thành trĩ.

Ngoài ra, tình trạng tiêu chảy kéo dài cũng khiến hậu môn thường xuyên co dãn từ đó dễ bị trĩ.

Những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

3. Tuổi tác

Bệnh trĩ thường xuất hiện nhiều ở những người trong độ tuổi tứ tuần trở lên. Tuổi càng cao, sức khỏe càng suy giảm, thành mạch máu cũng trở nên yếu hơn gây giãn mạch cộng thêm hệ tiêu hóa hoạt động kém khiến một số người bị táo bón mãn tính. Tất cả những yếu tố này khiến trĩ trở thành căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi.

4. Mang thai

Trong quá trình mang thai, vùng xương chậu chịu nhiều áp từ bào thai trong ổ bụng, lâu ngày khiến các cơ và mô suy yếu. Đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 3, khi thai nhi gần như đã hoàn thành quá trình phát triển sẽ khiến áp lực cơ thể vùng bụng gia tăng, dễ gây ra trĩ. Ngoài ra thay đổi nội tiết tố, bị táo bón trong khi mang thai là những yếu tố hình thành bệnh trĩ.

Tìm hiểu thêm: Trĩ sau sinh

5. Ngồi quá lâu

Khi phải ngồi quá lâu, trọng lực cơ thể đổ dồn vào mông trong thời gian dài sẽ gây ra áp lực rất lớn tới các cơ. Ngoài ra, ít vận động khi ngồi sẽ làm các tĩnh mạch khó lưu thông, lâu dần gây sưng và hình thành búi trĩ.

6. Chế độ ăn uống không khoa học

Ăn ít chất xơ, ăn nhiều đồ cay nóng, uống ít nước, uống nhiều đồ uống kích thích như rượu, bia, cà phê… đều góp phần gây ra các vấn đề về hệ tiêu hóa, chẳng hạn như táo bón, tiêu chảy, bệnh đại tràng… từ đó gián tiếp gây ra bệnh trĩ.

7. Béo phì

Những người thừa cân thường có tỉ lệ bệnh trĩ cao hơn người bình thường do trọng lượng của cơ thể bị dồn xuống phần thân dưới, tăng áp lực cho hậu môn. Ngoài ra, những người thừa cân có hệ tiêu hóa hoạt động kém nên thường hay bị táo bón từ đó dễ mắc trĩ.

8. Thường xuyên lao động nặng nhọc

Thường xuyên mang vác đồ vật nặng hoặc luyện tập thể thao với cường độ cao (chạy bộ, cử tạ…) làm tăng áp lực lên vùng hậu môn, khiến các tĩnh mạch trĩ co giãn tạo thành búi trĩ.

9. Quan hệ qua hậu môn

Hậu môn cũng có thể co dãn như âm đạo. Quan hệ bằng hậu môn thường xuyên khiến các mạch máu ở đây phải co dãn thường xuyên, lâu ngày tạo thành trĩ.

IV - Phân loại của bệnh trĩ

Tình trạng trĩ có thể được phân thành ba loại chính dựa vào vị trí mà các búi trĩ hình thành và triệu chứng tương ứng của chúng. Bao gồm: Trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

1. Trĩ nội

Là tình trạng các búi trĩ hình thành ở trong hậu môn (phía trên đường lược). Ở những cấp độ đầu, triệu chứng thường không biểu hiện rõ ràng và người bệnh cũng khó có thể nhận biết được do búi trĩ nằm phía bên trong hậu môn. Tuy nhiên, theo thời gian các búi trĩ sẽ dần bị sa xuống, các triệu chứng khó chịu như ngứa, đau và đặc biệt là chảy máu sau khi đi vệ sinh sẽ xảy ra nhiều hơn.

Phân loại trĩ

2. Trĩ ngoại

Là tình trạng búi trĩ hình thành bên ngoài hậu môn (thường là ở dưới đường lược). Búi trĩ ngoại có thể trông như những hạt đậu nhỏ màu xanh tím. Do nằm ở phía ngoài hậu môn nên thường gây hoang mang, lo lắng, bất tiện cho người mắc.

3. Trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp là trường hợp kết hợp người bệnh bị cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại, tức là các búi trĩ hình thành cùng lúc ở cả trong và ngoài hậu môn. Điều này khiến người bệnh trải qua tất cả các triệu chứng và biến chứng nguy hiểm của cả hai loại trĩ nội và trĩ ngoại. Đây cũng là loại trĩ tốn nhiều công sức và chi phí điều trị nhất.

V - Các cấp độ của bệnh trĩ

Trĩ được chia làm 4 cấp độ, tùy theo loại trĩ mà sẽ có các triệu chứng và biểu hiện khác nhau ở mỗi giai đoạn:

  • Cấp độ 1: Khi này các trĩ mới hình thành, các búi trĩ còn nhỏ bạn sẽ không cảm nhận được. Nhìn chung ở cấp độ 1, trĩ chưa thực sự gây ảnh hưởng nhiều đến người bệnh. Người bệnh chỉ cảm thấy ngứa ngáy nhẹ ở hậu môn, thỉnh thoảng sẽ thấy máu tươi dính vào giấy vệ sinh.
  • Cấp độ 2: Ở cấp độ này bạn sẽ thấy có búi trĩ lòi ra nhưng không đau trong mỗi khi rặn đi đại tiện, người bệnh có thể tự co nó lại sau đó. Tình trạng chảy máu khi đi đại tiện xảy ra thường xuyên và số lượng nhiều hơn.
  • Cấp độ 3: Trĩ độ 3 là thời điểm búi trĩ bị lòi ra ngoài khi đi vệ sinh mà không tự co lên được mà phải dùng tay đẩy lên trên. Máu cũng chảy nhiều hơn, chảy nhỏ giọt hoặc đôi khi chảy thành từng tia máu mỗi khi đi toilet. Xung quanh hậu môn xuất hiện nhiều dịch nhầy, ngứa ngáy tăng lên.
  • Cấp độ 4: Đây là giai đoạn mạn tính của bệnh trĩ, lúc này các búi trĩ lòi hẳn ra ngoài và không thể đẩy vào được. Vì búi trĩ lòi hẳn ra ngoài nên thường xuyên bị cọ xát, gây đau đớn nhiều cho người bệnh, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách rất dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm như tắc mạch trĩ, nhiễm trùng.

Tìm hiểu rõ hơn: Các giai đoạn của bệnh trĩ

4 Cấp độ của bệnh trĩ

VI - Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Trĩ chỉ là một căn bệnh đường tiêu hóa lành tính và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu để bệnh quá nặng có thể gây ra các biến chứng trĩ nghiêm trọng như:

  • Thiếu máu do mất máu mạn tính: Dù chỉ mất một lượng máu nhỏ nhưng nếu diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu mạn tính. Đặc biệt , người bệnh trĩ ở những giai đoạn sau thường chảy nhiều máu dẫn tới thiếu máu.
  • Sa nghẹt búi trĩ: Là tình trạng các búi trĩ to ra và sa xuống dưới gây tắc nghẹt hậu môn khiến việc đi đại tiện gặp nhiều khó khăn, người bệnh vô cùng đau đớn và khó chịu. Búi trĩ sưng to và đau, máu đông ứ đọng lại bên trong búi trĩ.
  • Hoại tử hậu môn: Búi trĩ sưng to chèn ép các mạch máu ở vùng trĩ, có trường hợp còn khiến mạch máu bị vỡ ra làm máu không thể lưu thông. Những vùng không được cung cấp máu đầy đủ dễ xảy ra tình trạng nhiễm trùng hoặc hoại tử.
  • Viêm da quanh hậu môn: Trĩ ở giai đoạn cuối thường chảy dịch nhầy ở hậu môn cộng thêm các búi trĩ sa xuống dễ bị cọ xát vào quần gây trầy xước dẫn đến viêm da quanh vùng hậu môn, thậm chí là bệnh nứt hậu môn.

VII - Những phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ

Ngoài dựa vào biểu hiện và tình trạng của người bệnh, các bác sĩ có thể thực hiện những xét nghiệm dưới đây để chẩn đoán bệnh trĩ:

  • Khám trực tràng kỹ thuật số (DRE): Nhân viên y tế sẽ đưa một ngón tay đã được đeo găng tay và bôi trơn vào hậu môn để cảm nhận xem các tĩnh mạch bên trong có bị sưng hay không.
  • Nội soi trực tràng: Bác sĩ sẽ dùng một ống soi đưa vào hậu môn để kiểm tra hậu môn và trực tràng của bạn.
  • Soi đại tràng sigma: Bằng cách đưa một ống chiếu sáng có gắn camera và bên trong trực tràng đánh giá tình trạng.

Các xét nghiệm trên đều không gây đau cho người bệnh, có thể được thực hiện ngoại trú và về nhà trong ngày. Với mục đích thực hiện để xác nhận lại chẩn đoán trước đó hoặc để kiểm tra dấu hiệu của ung thư trực tràng hoặc tránh nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khoác như sa trực tràng.

Xem thêm: Cách phân biệt trĩ và sa trực tràng

Những cách chẩn đoán bệnh trĩ

VIII - Những cách trị bệnh trĩ hiệu quả & an toàn nhất hiện nay

Người bệnh cần áp dụng những cách điều trị dưới đây để giảm bớt triệu chứng trĩ sớm nhất có thể để giảm thiểu đau đớn, khó chịu và biến chứng.

1. Cách điều trị chữa bệnh trĩ tại nhà

Tuy không thể điều trị dứt điểm được bệnh trĩ, những những mẹo dưới đây giúp giảm sưng đau do trĩ nhanh chóng và bạn có thể dễ dàng tự thực hiện tại nhà:

  • Tắm nước ấm: Nước ấm giúp làm dịu hậu môn, tăng cường máu lưu thông do đó có thể giảm sưng, đau. Ngoài ra, bạn có thể đun nước với các dược liệu có tính kháng khuẩn như lá khế, lá trầu không… hoặc thêm muối để tăng thêm tác dụng.
  • Dùng khăn mềm lau sau khi đi đại tiện: Dùng khăn mềm lau hậu môn thay vì dùng giấy để tránh niêm mạc hậu môn bị trầy xước dẫn đến sưng đau và nhiễm trùng. Bạn có thể lau nhẹ nhàng hậu môn bằng khăn mềm đã được thấm nước hoặc rửa hậu môn với nước và lau khô bằng khăn mềm.
  • Chườm lạnh: Nhiệt độ thấp giúp các mạch máu co lại nên hãy dùng đá lạnh chườm vào hậu môn từ 15 - 30 phút giúp bạn giảm sưng, đau nhanh chóng.
  • Mặc quần áo rộng: Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và chọn quần áo được làm từ chất liệu cotton để dễ thấm hút mồ hôi, thông thoáng khí. Không nên mặc đồ quá chật do sẽ gây chèn ép xuống mông gây đau.
  • Làm mềm phân: Nếu bạn bị táo bón kéo dài và việc thay đổi chế độ ăn uống không giúp cải thiện điều đó bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc làm mềm phân.
  • Dùng cây thuốc dân gian: Dân gian lưu truyền khá nhiều cách chữa trị bệnh trĩ ngay tại nhà bằng nhiều loại cây thuốc quý. Với việc sử dụng các loại thảo dược lành tính, dễ kiếm như lá trầu không, rau diếp cá, tỏi, lá lốt… giúp quá trình điều trị trĩ trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Do đó, người bị bệnh trĩ có thể tìm các loại cây thuốc này và tiến hành ngâm rửa hoặc xông trĩ bằng nước lá để giúp tình trạng trĩ chuyển biến tích cực, thuyên giảm các cơn đau khó chịu.

Cách trị bệnh trĩ tại nhà

2. Sử dụng các loại thuốc Tây y trị bệnh trĩ

Thuốc đặc trị trĩ giúp giảm nhanh các triệu chứng do trĩ gây ra, thường được bào chế dưới dạng thuốc bôi, thuốc nhét, miếng dán. Phổ biến nhất là những loại thuốc tân dược như:

  • Thuốc chứa kẽm oxyd: Có tác dụng làm dịu niêm mạc hậu môn, giảm đau, giảm ngứa; thường được bào chế dưới dạng thuốc mỡ và kết hợp với một số loại tinh dầu có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn khác như bạc hà để tăng thêm tác dụng.
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Hoạt chất thường được sử dụng trong các loại kem bôi trĩ là corticosteroid hoặc hydrocortison có tác dụng chống viêm. Tuy nhiên nếu dùng trong thời gian dài có thể làm hỏng da.
  • Thuốc chứa lidocain: Có tác dụng gây tê tại chỗ, khi kết với chất chống viêm khác như tribenosid có thể giúp cải thiện triệu chứng đau, ngứa ở bệnh nhân trĩ.

Nếu bạn sử dụng một trong những thuốc ở trên trong vòng một tuần mà không có tác dụng cần thông báo với bác sĩ điều trị để có được phương án xử lý tối ưu hơn.

Dùng thuốc chữa bệnh trĩ

3. Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Đông y

Mặc dù giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của trĩ nhưng các thuốc Tây y lại không tác động được đến căn nguyên của bệnh. Vì vậy, nhiều trường hợp trĩ cứ tái đi tái lại trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người.

Mà nguyên nhân thực sự dẫn đến trĩ là do cơ địa. Người có cơ địa trĩ thì hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn - trực tràng bị suy yếu tạo điều kiện cho máu ứ đọng lại từ đó hình thành trĩ dù không phải chịu quá nhiều áp lực lên hậu môn. Muốn trĩ không tái lại phải thay đổi được cơ địa, đưa cơ địa trở về như người bình thường.

Chữa bệnh từ tận căn nguyên vốn là thế mạnh của Đông y. Tuy nhiên, thay đổi cơ địa của một người là điều vô cùng khó, không phải Đông y nào cũng làm được, chỉ có Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 mới làm được điều đó.

Viên trĩ Ngự y mật phương đạt chuẩn Đông y thế hệ 2 là sự lựa chọn hoàn hảo cho người bị trĩ:

  • Giảm nhanh các triệu chứng đau rát, chảy máu, ngứa ngáy ở hậu môn.
  • Tăng trương lực cơ hậu môn, giúp co búi trĩ, ngăn chặn hình thành búi trĩ.
  • Khắc phục chứng rối loạn tiêu hóa hay gặp ở người bị trĩ, từ đó giảm tải áp lực lên vùng hậu môn, tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
  • Đưa cơ địa trở về như người bình thường, giúp thành mạch máu bền vững, ngăn ngừa trĩ tái phát trong thời gian dài.

Viên Ngự y mật phương 15

4. Chữa bệnh trĩ bằng cách can thiệp thủ thuật

Dưới đây là một số phương pháp điều trị trĩ bằng thủ thuật. Những phương pháp này được thực hiện mà không cần gây mê, không cần phẫu thuật. Sau khi thực hiện người bệnh có thể về nhà ngay trong ngày không cần phải nằm viện:

  • Liệu pháp xơ hóa (chích xơ): Thực hiện bằng cách tiêm một chất làm xơ vào búi trĩ. Sau một thời gian búi trĩ sẽ bị xơ hóa và biến mất. Thủ thuật này có thể gây đau, buốt trong quá trình tiêm, hiệu quả đạt được cũng kém hơn phương pháp thắt búi trĩ bằng vòng cao su.
  • Thắt búi trĩ bằng dây thun: Được thực hiện bằng cách thắt một vòng cao su ở gốc búi trĩ nhằm ngăn cản máu đến nuôi búi trĩ, từ đó búi trĩ teo dần và tự rụng. Thủ thuật này có thể gây đau và chảy máu, tuy nhiên sẽ không quá nghiêm trọng.
  • Đông máu: Kỹ thuật sử dụng nhiệt từ tia hồng ngoại hoặc tia laser để làm đông máu trong búi trĩ từ đó búi trĩ tự khô và teo dần sau một thời gian. Phương pháp này ít gây khó chịu hơn hai cách trên, tuy nhiên chi phí lại đắt hơn khá nhiều.
Chữa bệnh trĩ bằng cách can thiệp thủ thuật

5. Trị bệnh trĩ bằng phương pháp phẫu thuật

Thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân ở giai đoạn cuối, khi này các búi trĩ sưng to, người bệnh đau nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Các phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng là:

  • Phẫu thuật cắt búi trĩ cổ điển: Đây là phương pháp cắt trĩ cổ điển, có trong nhiều bệnh viện lớn nhỏ. Tuy nhiên điểm hạn chế là thường gây đau sau quá trình phẫu thuật. Đôi khi còn gây táo bón sau khi mổ trĩ.
  • Phẫu thuật trĩ bằng phương pháp longo: Phương pháp này được thực hiện bằng cách cắt bỏ phần niêm mạc nằm ở phía trên đường lược hậu môn để làm giảm lượng máu cung cấp cho các búi trĩ khiến chúng dần dần bị teo nhỏ. Đồng thời khâu và định hình lại phần niêm mạc bị sao xuống hậu môn. Phương pháp này ít đau hơn cách cắt búi trĩ cổ điển nhưng chi phí lớn.
  • Phẫu thuật trĩ bằng hỗ trợ của siêu âm Doppler(THD): Các bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm doppler để xác định vị trí của những mạch máu chính nuôi búi trĩ. Từ đó dùng chỉ thắt các mạch máu này lại để chặt đứt nguồn cung cấp máu cho búi trĩ. Phương pháp này ít đau và hồi phục nhanh hơn cách cắt trĩ truyền thống. Tuy nhiên thời gian thực hiện lâu và tỉ lệ tái phát cao.
  • Phẫu thuật cắt dưới niêm mạc trĩ (Thủ thuật parks): Phương pháp bắt đầu được sử dụng vào năm 1950 do bác sĩ Parks phát triển. Được chỉ định cho bệnh nhân trĩ độ 2 đến độ 4. Cắt trĩ bằng cách này khá an toàn, ít xảy ra biến chứng và tỷ lệ tái phát thấp.

Cách trị bệnh trĩ bằng phương pháp phẫu thuật

IX - Một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh trĩ

Để phòng ngừa trĩ hiệu quả, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

  • Ăn nhiều chất xơ: Chế độ ăn nhiều chất xơ giúp hạn chế được tình trạng táo bón gây ra bệnh trĩ. Bạn nên bổ sung nhiều rau xanh, rau củ quả, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt… vào bữa ăn hàng ngày để bổ sung đủ chất xơ cho cơ thể. Ngoài ra, hạn chế đồ ăn cay nóng vì ăn cay có thể bị trĩ. Tránh dùng đồ hộp, đồ chế biến sẵn cũng giúp giảm tình trạng táo bón.
  • Uống nhiều nước: Nên uống từ 6 đến 8 ly nước lọc mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể để tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp làm mềm phân, hạn chế táo bón.
  • Không rặn mạnh khi đi vệ sinh: Rặn quá mạnh khi đi vệ sinh làm tăng áp lực lên vùng tĩnh mạch hậu môn tăng nguy cơ hình thành trĩ.
  • Không nhịn đi nặng: Vì phân bị ứ lại vùng trực tràng có thể làm giãn các mạch máu ở đây. Ngoài ra, phân ứ lại trực tràng lâu sẽ bị hút nước và trở nên khô, cứng, khi này việc đi vệ sinh trở nên khó khăn.
  • Tập thể dục thường xuyên: Việc tập luyện thể dục, thể thao nhẹ nhàng hoặc chạy bộ sẽ giúp hạn chế táo bón, cải thiện tuần hoàn máu, giảm áp lực lên các tĩnh mạch. Tuy nhiên nên tránh các bài tập mạnh hoặc tập quá sức.
  • Không ngồi một chỗ quá lâu: Trĩ do ngồi nhiều chính là nguyên nhân hàng đầu, nên cần tránh ngồi quá lâu để tránh tạo áp lực lên hậu môn dẫn tới suy giãn tĩnh mạch.

Những cách phòng tránh bệnh trĩ

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh trĩ từ nguyên nhân, triệu chứng đến những cách điều trị hiệu quả. Mong rằng những kiến thức ở trên sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về căn bệnh đang ngày càng trở nên phổ biến này.

Lên đầu trang
Loading