Giải đáp: Bị bệnh trĩ có đau bụng dưới hoặc đau lưng không?

2023-11-10 16:18:28

Có một số trường hợp người bệnh trĩ có thêm biểu hiện đau bụng, đau lưng và cảm thấy rất lo lắng liệu đây có phải là biến chứng của bệnh trĩ hay không. Vậy đau bụng hoặc đau lưng có phải là do bệnh trĩ gây ra không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.

I - Bệnh trĩ có gây đau bụng không?

Tuy trĩ là một tình trạng vô cùng khó chịu nhưng các triệu chứng hầu như chỉ xuất hiện ở khu vực hậu môn và trực tràng, không ảnh hưởng tới vùng thượng vị nên không gây đau bụng như nhiều người nhầm tưởng.

Ổ bụng là khu vực kéo dài từ khu vực xương ức tới đáy xương chậu, được chia ra làm 2 khu vực chính là vùng thượng vị (phần bụng trên rốn) và vùng hạ vị (phần bụng bên dưới rốn).

Ở những giai đoạn trĩ ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy ngứa, khó chịu ở hậu môn khi đi đại tiện (thậm chí đại tiện ra máu), niêm mạc hậu môn có các nốt sần. Tuy nhiên bắt đầu từ trĩ giai đoạn 3, bệnh trĩ có thể gây viêm, đau rát vùng hậu môn, cơn đau có thể lan tỏa đến vùng trực tràng và đại tràng nằm ở phần bụng hạ vị. Vậy nên, cơn đau rát hoặc đau nhói tại bụng dưới dễ bị nhầm tưởng là đau bụng (khu vực thượng vị).

Bên cạnh đó, cảm giác đau vùng bụng thượng vị cho bệnh trĩ gây ra cũng có nhiều điểm khác biệt so với các cơn đau bụng do các vấn đề khác gây ra. Đau bụng dưới do trĩ gây đau rát, đau hơn khi vận động mạnh hoặc ngồi lâu chứ không đau quặn, đau dữ dội.

Xem thêm: Cách giảm đau khi bị trĩ hiệu quả

Bệnh trĩ có gây đau bụng không?

Trĩ không gây triệu chứng đau bụng như nhiều người lầm tưởng

II - Bệnh trĩ có gây đau lưng không?

Đau lưng và bệnh trĩ đôi khi có thể xuất hiện cùng với nhau nên có nhiều người vẫn hay lầm tưởng rằng hiện tượng đau lưng là do bệnh trĩ gây ra. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng bệnh trĩ có thể gây đau lưng, và đau lưng cũng không phải là triệu chứng của bệnh trĩ.

Người bệnh trĩ bị đau lưng có thể là do triệu chứng đau mỏi lưng xuất hiện cùng lúc với khoảng thời gian mắc bệnh trĩ. Và nguyên nhân gây đau lưng đôi lúc cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở nhiều người, bao gồm:

  • Ngồi lâu, ngồi nhiều (không vận động nên gây đau mỏi lưng, gây áp lực tới tĩnh mạch hậu môn).
  • Mang vác vật nặng quá sức (khiến cột sống chịu áp lực lớn gây đau lưng, đồng thời áp lực tới cơ và tĩnh mạch vùng hậu môn trở nên lớn hơn, gây ra trĩ).
  • Bị táo bón.
  • Mang thai (trọng lượng thai nhi gây mỏi lưng, đồng thời gây áp lực tới vùng xương chậu chèn ép hậu môn gây trĩ).

Cũng không loại trừ trường hợp, bị đau lưng trong khi mắc bệnh trĩ thì có thể đây là dấu hiệu cho thấy người bệnh cũng đang mắc phải một bệnh lý khác về xương khớp.

Xem thêm: Ngồi nhiều có bị trĩ không?

Bệnh trĩ có gây đau lưng, đau xương sống không?

Bệnh trĩ cũng không gây ra đau lưng hay các vấn đề cột sống

III - Đau bụng, đau lưng khi bị trĩ là dấu hiệu của bệnh gì?

1. Viêm loét dạ dày, tá tràng

Biểu hiện điển hình của bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng chính là đau bụng. Và khi bị trĩ mà bạn cảm thấy đau bụng, thì có khả năng bạn cũng mắc thêm cả bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc đau dữ dội và đột ngột, và xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào.

2. Viêm khớp vùng chậu

Thường gặp ở phụ nữ sau sinh hoặc phụ nữ đặt vòng tránh thai sai cách. Tình trạng viêm vùng xương chậu có thể do vi khuẩn xâm nhập trong quá trình vượt cạn (ở phụ nữ sau sinh) hoặc do sử dụng dụng cụ không được tiệt trùng kỹ càng trong lúc làm thủ thuật (khi mổ đẻ, đặt vòng).

Ngoài ra, viêm khớp vùng chậu còn xuất phát từ nguyên nhân chấn thương vùng chậu, hoặc nhiễm trùng (có thể liên quan đến nhiễm trùng vùng kín, viêm đại tràng…), mắc bệnh gout, lupus ban đỏ.

Viêm khớp vùng chậu thường có triệu chứng như đau nhức vùng hông, đau háng, cơn đau có thể lan dần đến lưng. Người bệnh trĩ khi bị đau lưng (do viêm khớp vùng chậu) thường đau âm ỉ, ít khi bị đau dữ dội.

Viêm khớp vùng chậu

Viêm khớp chậu gây đau nhức, có thể lan tỏa tới lưng dưới

3. Bệnh lý về thận

Một số bệnh về thận (viêm thận, suy thận) cũng có thể gây ra đau lưng. Triệu chứng đau lưng ở người bệnh thận thường bắt nguồn từ bộ phận niệu quản, sau đó lan rộng đến lưng. Người bệnh có thể kèm theo các biểu hiện tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu có lẫn máu. Do đó khi thận gặp vấn đề, người bệnh trĩ đôi khi có thể gặp phải các cơn đau nhói ở bụng dưới hoặc đau âm ỉ ở lưng.

4. Bệnh lý về tụy

Trong trường hợp bị trĩ đồng thời gặp các bệnh lý tụy, người bệnh có thể cảm thấy đau cả vùng bụng thượng vị, đau lan sang vùng giữa lưng. Do đó, triệu chứng đau lưng và đau bụng khi bị trĩ có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh về tụy.

Trong trường hợp ung thư tuyến tụy giai đoạn 3 hoặc giai đoạn 4, các khối u sẽ lớn dần về kích thước và chèn ép lên hệ thần kinh vùng khoang bụng gây ra cơn đau. Cơn đau sẽ tập trung vào ổ bụng, và lan dần sang phía lưng.

5. Các bệnh nam khoa hoặc phụ khoa

Đau bụng dưới, hoặc đau thắt lưng là những triệu chứng điển hình của bệnh liên quan đến hệ sinh dục (cả nam và nữ). Kèm theo đó là các dấu hiệu: tiểu rát, tiểu nhiều về đêm, nước tiểu sẫm màu hoặc có thể lẫn với máu.

Người mắc bệnh nam khoa hoặc phụ khoa nếu không được điều trị đúng cách có thể làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, hoặc thậm chí là vô sinh hoặc gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

6. Các bệnh về cột sống

Một số bệnh về cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống cũng là nguyên nhân khiến người bệnh trĩ gặp phải triệu chứng đau lưng. Không những vậy, người gặp vấn đề bất thường liên quan đến cột sống còn có một số dấu hiệu khác như: tệ yếu chân tay, cử động chân khó khăn, cơn đau lưng tăng dần lên khi vận động mạnh hoặc khi hắt hơi, ho.

Bệnh về cột sống

Bệnh lý liên quan tới cột sống gây đau lưng

7. Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Phụ nữ bị trĩ khi sắp đến chu kỳ kinh nguyệt thường có thể gặp phải cả hai triệu chứng đau bụng và đau lưng. Tình trạng này có thể kéo dài từ 1-2 ngày hoặc nhiều hơn và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, công việc của chị em phụ nữ.

Ngoài ra, phái nữ gặp phải hội chứng tiền kinh nguyệt còn có các biểu hiện như: cảm xúc thay đổi thất thường (hay cáu giận, lo lắng) kém tập trung, rối loạn giấc ngủ, không còn hứng thú tình dục), đau đầu, đau bụng trước ngày “hành kinh”.

8. Mang thai ngoài tử cung

Bà bầu khi mang thai bị trĩ nhưng mắc phải tình trạng mang thai ngoài tử cung thường có biểu hiện đau bụng, đau lưng kéo dài kèm theo chậm kinh, buồn nôn, ốm nghén hoặc căng tức vòng 1. Đây là một trong những tai biến đặc biệt nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng của người phụ nữ nếu không được cấp cứu kịp thời.

Thai nhi nằm ngoài tử cung sẽ không phát triển được như bình thường, và gây ra một số biểu hiện bất thường ở sản phụ như: Đau nhói hoặc đau âm ỉ bụng dưới, âm đạo chảy máu nhiều, thậm chí thai nhi có thể chèn ép và gây chảy nhiều máu trong khoang bụng.

9.Ung thư

Một số bệnh lý ung thư trong khoang bụng như ung thư dạ dày, ung thư trực tràng có sự xuất hiện các khối u. Khi các khối u này phát triển về kích thích sẽ chèn ép vào các bộ phận khác trong khoang bụng và gây ra hiện tượng đau bụng.

Cơn đau sau đó sẽ lan dần tới lưng gây ra cảm giác rất khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh.

Thông thường, người bệnh sẽ phát hiện bệnh ở giai đoạn tiến triển bởi vì trong giai đoạn đầu, triệu chứng khối u trong ổ bụng thường không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng cũng gây đau đớn tại bụng dưới

Vậy nên, trong trường hợp bị đau bụng hoặc đau lưng trong khi đang mắc bệnh trĩ, người bệnh nên tới bệnh viên để kiểm tra liệu rằng mình có đang mắc phải bệnh lý liên quan nào hay không. Về bản chất thì các triệu chứng đau bụng, đau lưng không hề do bệnh trĩ gây ra. Ngoài ra người bệnh cũng nên áp dụng các phương pháp điều trị bệnh trĩ kịp thời, cũng như phòng tránh bệnh bằng lối sống và chế độ ăn tốt hơn.

Lên đầu trang
Loading