Bị viêm xoang có nên nâng mũi?

2024-01-04 17:09:15

Nâng mũi là một trong những kỹ thuật phẫu thuật thẩm mỹ làm đẹp khá phổ biến hiện nay do ít xâm lấn mà lại cải thiện được đáng kể diện mạo khuôn mặt. Tuy nhiên một số trường hợp lại có khuyến nghị không thể thực hiện được phương pháp làm đẹp này. Nhiều người mắc thắc người bệnh viêm xoang có trong nhóm này không? Bị viêm xoang có nâng mũi được không? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.

I. Bị viêm xoang có nâng mũi được không?

Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm và sưng tấy niêm mạc lót trong các hốc xoang. Nguyên nhân gây bệnh có thể do cơ địa dị ứng, vi khuẩn, virus hoặc nấm tấn công... Về phân loại theo vị trí trên mặt, có hai loại hốc xoang lớn nhất là xoang hàm và xoang trán. Do các hốc xoang phần lớn thông với nhau, nên khi một hốc xoang bị viêm, tình trạng viêm nhiễm dễ dàng lây lan sang các hốc xoang khác.

Thông thường kỹ thuật nâng mũi dùng chất liệu độn sẽ sử dụng sụn nhân tạo hoặc sụn tự thân nhằm thay đổi hình dạng của mũi bằng cách nâng cao sống mũi, chỉnh sửa đầu mũi hoặc cả hai.

Trả lời cho câu hỏi: "Bị viêm xoang có nâng mũi được không?" thì đáp án là CÓ THỂ. Do xoang thuộc về phần xương mặt trong khi kỹ thuật nâng mũi lại tác động đến phần mũi bên ngoài, không liên quan trực tiếp đến xoang, chính vì thế mà những đối tượng mắc bệnh viêm xoang hoàn toàn có thể thực hiện nâng mũi. Tuy nhiên thì thủ thuật thực hiện cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên nhiều yếu tố để đảm bảo an toàn, cụ thể như sau:

  • Đối với viêm xoang cấp: Người bệnh trong trường hợp viêm xoang cấp ở thể nhẹ với những triệu chứng không quá nghiêm trọng thì có thể tiến hành thực hiện nâng mũi. Còn trong trường hợp nếu đi kèm với các biểu hiện như chảy nước mũi, nghẹt mũi, hốc xoang mũi bị nhiễm trùng nặng, có chứa mủ thì khuyến nghị cần phải thực hiện chữa trị khỏi bệnh viêm xoang trước sau đó mới tiến hành được phẫu thuật nâng mũi. Lý do là bởi nếu không làm như vậy thì tình trạng viêm nhiễm trùng dịch mủ xoang sẽ có thể lan rộng khiến phần mũi nâng dẫn tới bị nhiễm trùng. 
  • Trường hợp viêm xoang mạn tính: Cần thiết có một buổi thăm khám chuyên sâu về tai - mũi - họng trước khi phẫu thuật thực hiện nâng mũi. Cũng tương tự như viêm xoang cấp buổi thăm khám để xác định được mức độ nặng nhẹ của viêm xoang mạn tính. Trường hợp bệnh nhẹ, các yếu tố đánh giá liên quan đến viêm xoang không tác động đến việc nâng mũi thì bạn sẽ được bác sĩ chỉ định cho thực hiện phẫu thuật. Còn nếu đang trong tình trạng viêm xoang mạn tính nặng diễn ra trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tháng thì cần thiết phải đợi đợt viêm xoang kết thúc sau đó kiểm tra đánh giá lại bệnh sau đó mới đưa ra kết luận có thực hiện bước tiếp nâng mũi hay không.

Bên cạnh đó, với những trường hợp bệnh viêm xoang xảy ra xuất phát từ nguyên nhân là do do bất thường cấu trúc mũi như vẹo vách ngăn, phì đại cuốn mũi... làm hẹp lỗ thông xoang, cản trở lưu thông dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm xoang. Lúc này, phẫu thuật tạo hình nâng mũi nếu có thể khắc phục vẹo vách ngăn, thu gọn cuốn mũi sẽ cải thiện lưu thông dịch, gián tiếp cải thiện được bệnh cũng như các triệu chứng của viêm xoang. Trong trường hợp này, nâng mũi không chỉ giúp tạo lại dáng mũi mới mà lỗ thông xoang cũng thoáng hơn và mũi kín hơn nhờ không bị lộ do hếch lệch từ đó giảm thiểu vi khuẩn, khói hay ô nhiễm không khí xâm nhập vào các hốc mũi xoang.  

Bị viêm xoang có nâng mũi được không

Người bệnh viêm xoang có nâng mũi được không?

>>> XEM THÊM: TOP 8 cách giảm nghẹt mũi cấp tốc bạn đã biết?

II. Biến chứng có thể gặp khi viêm xoang nâng mũi 

Mặc dù bị viêm xoang có thể thực hiện nâng mũi, nhưng sau khi thực hiện sẽ có ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Thời gian đầu sau khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi, bạn có thể sẽ có một số cảm giác khó chịu hoặc chưa quen và cần hạn chế một số hoạt động sinh hoạt tránh chạm vào mũi. Nhưng về sau những khó chịu này sẽ được cải thiện, bạn có thể vệ sinh rửa mặt và chạm vào mũi như thông thường.

Phẫu thuật nâng mũi nếu lựa chọn đúng phương pháp và được tiến hành tại những cơ sở chuyên khoa uy tín thì việc xảy ra biến chứng là rất ít gặp.

Tuy nhiên, nếu nâng mũi tại những cơ sở mà thực hiện bởi tay nghề chuyên môn kém, người bệnh viêm xoang có thể gặp phải một trong 3 biến chứng sau đây:

1. Mũi bầm tím, sưng đau

Sau phẫu thuật, vùng mũi nâng thường sẽ xuất hiện các vết bầm tím, thông thường vết bầm sẽ dần biến mất. Tuy nhiên nếu tình trạng này vẫn không cải thiện sau 2 tuần, hãy liên hệ với các cơ sở uy tín để được xử lý kịp thời hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng nặng tác động đến mũi. 

2. Lộ sóng, hoại tử mũi

Lộ sóng mũi hay xương đâm thủng da đầu mũi gây hoại tử là biến chứng nguy hiểm và không ai muốn gặp phải nhất sau khi thực hiện nâng mũi. Nguyên nhân được cho là bởi sử dụng chất liệu độn phần sụn nâng quá cứng, khung mũi được thực hiện nâng quá cao nên sau một thời gian phần da mũi bị kéo giãn quá mức, mỏng dần và bị bóng đỏ. Sống mũi lúc này không còn giữ được độ vững chắc, xương dễ đâm dẫn đến gây thủng mũi. Nếu không can thiệp xử lý sớm còn khiến lỗ thủng bị nhiễm trùng và hoại tử. 

3. Chảy máu, mũi bị vẹo lệch

Chảy máu mũi cũng là một biến chứng có thể gặp phải sau khi phẫu thuật nâng mũi cho người bệnh viêm xoang. Nguyên nhân có thể gây ra bởi quá trình phẫu thuật bị nhiễm trùng gây chảy máu hoặc làm tổn thương mạch máu, niêm mạc mũi xoang mỏng manh hoặc tác dụng phụ của thuốc chống đông máu.

Hiện tượng lệch vách ngăn mũi hoặc méo vẹo dáng mũi sau phẫu thuật là dấu hiệu cho thấy có thể bạn đã bị đặt lệch vị trí đặt sụn hoặc chất liệu độn. 

Khi gặp những biến chứng nêu trên, việc cần làm ngay là người bệnh nên đến nơi cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời. 

III. Chăm sóc hậu phẫu nâng mũi cho người bệnh viêm xoang

Bên cạnh việc lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp thì việc chăm sóc hậu phẫu thuật nâng mũi với người bệnh viêm xoang cũng cần được chú ý hơn bao giờ hết.

1. Chăm sóc vết thương sau phẫu thuật

  • Giữ vết thương được khô, tránh để bị dính nước.
  • Có thể dùng nước muối sinh lý để làm sạch mũi vào những ngày đầu nhưng không được lạm dụng. Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nên bảo vệ định hình mũi 24/24 trong những ngày đầu như nằm ngửa khi ngủ, hạn chế tối đa va chạm đến mũi để đảm bảo form mũi được cứng cáp ổn định. 
  • Có thể giảm vết bầm tím và sưng tấy bằng cách chườm đá. Tuy nhiên do cần tránh làm ướt miệng vết thương nên dùng khăn bọc đá để chườm.  

2. Chế độ dinh dưỡng

Nên tăng cường thêm trong thực đơn hàng ngày các thực phẩm tốt và giúp vết thương mau lành như: Thịt nạc, sữa, phô mai, các nhóm đậu...(nhóm thực phẩm giàu protein và calo hỗ trợ nhanh tái tạo mô), ớt chuông, rau bina, cải xanh, bơ, dầu gan cá... (nhóm thực phẩm giàu vitamin tác dụng giúp mờ sẹo, làm mềm phẳng da)

Bên cạnh đó, cũng nên tránh sử dụng những loại thực phẩm làm tăng sẹo hoặc gây kích ứng mũi xoang như:

  • Các đồ lên men gây khó tiêu, dễ tạo sẹo lồi: Dưa, cà muối…
  • Đồ ăn dễ lên sẹo thâm, sẹo lồi, sẹo loang: Rau muống, thịt gà, bò, hải sản, trứng…
  • Hạn chế đồ chua, cứng, các đồ ăn dễ gây dị ứng, kiêng đồ cay nóng, chứa cồn: Ớt, rượu, thuốc lá, cà phê, hành…

3. Lưu ý về tái khám

Cần thực hiện định kỳ tái khám để có thể cập nhật và theo sát kết quả quá trình hồi phục cũng như nhanh chóng có biện pháp xử lý với các dấu hiệu bất thường khẩn cấp để tránh biến chứng. 

Bị viêm xoang có nâng mũi được không

Cần chú ý chăm sóc hậu phẫu nâng mũi đối với người bệnh viêm xoang

>>> XEM THÊM: Viêm xoang để lâu có sao không? 

IV. Lưu ý trước khi nâng mũi

Mặc dù rằng người bệnh viêm xoang có thể thực hiện các kỹ thuật phẫu thuật nâng mũi, tuy nhiên để đảm bảo an toàn và có kết quả như mong muốn cũng cần thận trọng và lưu ý một số điều sau đây: 

  • Thăm khám và tham khảo thật kỹ ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng tại các bệnh viện có tiếng. 
  • An toàn nhất bạn hãy cố gắng điều trị viêm xoang trước khi thực hiện nâng mũi. 
  • Lựa chọn cơ sở nâng uy tín, chất lượng, kinh nghiệm dày dặn để hạn chế tối đa rủi ro biến chứng có thể xảy ra. 
  • Lựa chọn phương pháp, chất liệu cao cấp chất lượng tốt cho quá trình phẫu thuật. 
  • Tuân thủ theo các hướng dẫn bác sĩ từ trước, trong và hậu phẫu, chế độ kiêng khem, sinh hoạt khoa học. 
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất, nguồn bẩn ô nhiễm hoặc chất kích ứng mũi xoang.
  • Một số đối tượng sau không nên nâng mũi khi bị viêm xoang: Người bệnh đang bị viêm xoang nặng chảy mủ đặc lẫn với máu mũi, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ, những người mắc bệnh máu khó đông hoặc bệnh lý về tim mạch.

Bị viêm xoang có nâng mũi được không

Thăm khám và tham khảo kỹ ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng uy tín trước khi thực hiện nâng mũi

Chắc hẳn đến đây bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc: “Bị viêm xoang có nâng mũi được không?”. Mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp thông tin đầy đủ giúp bạn đưa ra được những cân nhắc xác đáng về quyết định có nên thực hiện phẫu thuật nâng mũi hay không. 

Lên đầu trang
Loading