Cẩn trọng với 10 biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm

2024-09-04 15:27:42

Tưởng chừng như cảm cúm là bệnh lý đơn giản, không quá nghiêm trọng. Thế nhưng vẫn có nhiều trường hợp xuất hiện các biện chứng nguy hiểm của bệnh cúm và phải nhập viện cấp cứu.

I. Bệnh cúm là gì?

Bệnh cúm là vấn đề sức khỏe bất thường do vi rút cảm cúm gây ra, mầm bệnh thường gây nhiễm trùng ở vùng tai - mũi - họng. Người mắc bệnh cảm cúm thường có triệu chứng như sau: sốt, ớn lạnh, chảy nước mũi, tắc ngạt mũi, đau họng, ho, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ bắp hoặc đau nhức mỏi cơ thể, nôn mửa, tiêu chảy (hay gặp ở trẻ em).

Hầu hết người mắc bệnh cảm cúm đều có thể tự khỏi, các triệu chứng sẽ giảm dần chỉ trong vòng 1 tuần. Thế nhưng vẫn có các trường hợp bệnh cúm chuyển nặng trầm trọng, phải nhập viện điều trị hoặc cấp cứu. Đôi khi nhiễm trùng cúm có thể lan rộng đến phổi, não hoặc thậm chí là toàn thân.

Các đối tượng có thể chịu ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng từ bệnh cảm cúm, đó là những người mắc các bệnh lý mạn tính hoặc có hệ miễn dịch yếu dễ bị biến chứng cúm hơn. Ví dụ như trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai, người lớn tuổi, người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, người trên 65 tuổi…

biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm

XEM THÊM: Cảm cúm xông hơi có tốt không?

II. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm

1. Nhiễm trùng xoang

Nhiễm trùng xoang thường xảy ra phổ biến ở những người hay mắc bệnh cúm hoặc cảm lạnh. Nhân lúc sức đề kháng của cơ thể người bệnh đang bị suy yếu, các loại vi rút từ bên ngoài có thể tấn công vào niêm mạc đường hô hấp trên và gây ra nhiễm trùng xoang. Lúc này, người bệnh có một số biểu hiện như: sổ mũi, nước mũi có màu xanh hoặc màu vàng, ngạt mũi, đau vùng mặt, hoặc ho.

2. Viêm phế quản

Phế quản cũng là bộ phận chịu tác động xấu của vi rút gây bệnh cảm cúm. Khi vi rút xâm nhập vào mũi, miệng, chúng có thể đi tới vào sâu trong các cơ quan hô hấp. Và trong đó có phế quản. Người mắc bệnh cúm có thể bị viêm phế quản với các biểu hiện khó thở, ho có đờm, hơi thở gấp gáp. Triệu chứng ho ở người bị viêm phế quản do biến chứng cảm cúm thường với xuất hiện mức độ trầm trọng và diễn ra từ vài tuần trở lên.

3. Viêm phổi

Thêm một biến chứng nguy hiểm khác của bệnh cảm cúm đó là viêm phổi. Nguyên nhân có thể là do vi rút cảm cúm trực tiếp gây ra, hoặc do vi khuẩn khác “lợi dụng” lúc hệ miễn dịch cơ thể suy yếu do bênh cảm cúm đã tấn công và gây bệnh viêm phổi. Cụ thể đó là:

  • Viêm phổi do vi rút cúm gây ra: Sau khi vi rút đi vào đường hô hấp trên, chúng bắt đầu phát triển và gây tổn thương niêm mạc của mũi, họng. Nếu vượt qua hàng rào miễn dịch của đường hô hấp trên thì vi rút cảm cúm có thể tiến sâu vào phổi và gây ra bệnh viêm phổi. Và điều này có thể dẫn đến các hệ lụy như: Giảm chức năng phổi khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở, rối loạn hô hấp, giảm lượng oxy vận chuyển trong lòng mạch máu, suy hô hấp...
  • Viêm phổi do nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn: Nhiều loại vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào đường hô hấp ở người bệnh cảm cúm trong giai đoạn hệ miễn dịch bị suy giảm. Và điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm phổi. Viêm phổi thứ phát do vi khuẩn ở người bệnh cảm cúm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: gây nhiễm trùng lan rộng tới nhiều mô mềm trong phổi, tràn dịch màng phổi, áp xe phổi, nghiêm trọng nhất là nhiễm trùng huyết.

4. Nhiễm trùng tai

Nhiễm trùng tai thường gặp ở trẻ nhỏ mắc bệnh cảm cúm, điều này có thể là do vi rút cảm cúm di chuyển theo dịch vào tai do lực đẩy khi hắt hơi sổ mũi và gây ra tình trạng viêm tai. Người bệnh cảm cúm bị nhiễm trùng tai lại tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn sinh sôi phát triển, tăng tiết dịch ở trong tai, sốt, ho, chảy nước mũi. Nhiễm trùng tai do cảm cúm có thể làm suy giảm đến thính lực của người bệnh. Đồng thời gây ra cảm giác khó chịu như ù tai... Ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến các triệu chứng như khó giữ thăng bằng, suy giảm thính lực, đau tai.

5. Viêm cơ tim

Ban đầu vi rút cúm “ngự trị” ở đường hô hấp, nhưng chúng có thể được dòng máu vận chuyển đến hệ tim mạch và đi vào trong cơ tim. Khi đó, cơ thể người bệnh có thể “huy động” các tế bào miễn dịch đến cơ tim để chống lại mầm bệnh dẫn tới gây ra phản ứng viêm tại cơ tim. Biến chứng viêm cơ tim ở những người bệnh cảm cúm có thể dẫn đến tổn thương hoặc nghiêm trọng nữa là hoại tử tế bào cơ tim. Ngoài ra còn làm giảm khả năng co bóp của tim và kéo theo hệ lụy là suy tim. Nặng hơn nữa, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ rối loạn nhịp tim, hoặc thậm chí là đột tử.

6. Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết có thể được coi là một trong những biến chứng nặng nề nhất ở người mắc bệnh cảm cúm. Khi đó, tình trạng nhiễm trùng có thể lan rộng khắp mọi bộ phận, cơ quan trong cơ thể. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể làm tăng nguy cơ tử vong. Nhiễm trùng huyết có thể làm rối loạn chức năng hệ tiêu hóa, đường tiết niệu, hô hấp, gây tổn thương tế bào, mô, suy đa cơ quan... Vì vậy, người bệnh nếu gặp phải biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm này cần được can thiệp xử lý kịp thời, bởi vì hậu quả diễn ra rất phức tạp và vô cùng nguy hiểm.

Các biểu hiện của nhiễm trùng huyết do cảm cúm gồm có:

  • Nhịp tim cao đột ngột, mạch đập kém.
  • Đau nhức khắp người.
  • Người thấy ớn lạnh, sốt cao
  • Người run rẩy, mất khả năng định hướng
  • Ra nhiều mồ hôi lạnh, mất giọng...

7. Co giật

Co giật có thể xuất hiện ở người mắc bệnh cảm cúm, nhất là người bị sốt cao. Đặc biệt thường xảy ra với trẻ nhỏ. Co giật do cảm cúm gây ra thông thường chỉ xuất hiện trong vài phút và không gây ảnh hưởng lớn lâu dài. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp hiếm gặp cảm cúm gây co giật nặng dẫn tới tổn thương não bộ, ảnh hưởng đến chức năng của não bộ sau này.

8. Viêm não

Viêm não là biến chứng ít gặp ở những người mắc bệnh cảm cúm. Người mắc viêm não do vi rút cảm cúm sẽ bị giảm khả năng nhận thức thường có triệu chứng như tinh thần không minh mẫn, lúc nhớ lúc quên, mất kiểm soát cơ... Hậu quả có một số trường hợp não đã bị tổn thương tồn tại mãi và không thể hồi phục, dẫn đến bị khuyết tật. 

9. Viêm cơ, tiêu cơ vân

Khi vi rút cảm cúm gây hại ở tế bào cơ tim, chúng có thể làm cho rối loạn chức năng tim mạch và giảm lượng máu đến tế bào cơ vân. Từ đó có thể làm tổn thương cơ vân, dẫn đến tăng nguy cơ tiêu cơ vân, viêm cơ vân. Biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm này có thể làm rối loạn điện giải, rối loạn chức năng thận, “đảo lộn” nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Một số biểu hiện của biến chứng này bao gồm: người lờ đờ, hạ huyết áp, da tím tái, hơi thở gấp, nước tiểu có màu đậm, lượng nước tiểu ít…

10. Suy hô hấp

Suy hô hấp cũng là một biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm có thể gây hậu quả nặng nề. Điều này có thể là do vi rút cảm cúm đi vào cơ thể, phát triển và sinh sôi, sau đó tấn công vào tế bào biểu mô đường hô hấp và làm tăng nhiễm trùng, tổn thương trong các cơ quan hô hấp như tích tụ dịch ở phế nang, rối loạn hoạt động chức năng phổi, viêm tổn thương lan rộng... từ đó gây suy hô hấp.

11. Suy đa cơ quan, tử vong

Như đã chia sử ở trên, vi rút cảm cúm có thể gây nhiễm trùng huyết, tổn thương tim mạch, suy chức năng cơ quan hô hấp... Do vậy, người bệnh có thể dễ mắc phải tình trạng suy đa cơ quan, hoặc đe dọa trực tiếp tới tính mạng.

Suy đa cơ quan ở người mắc bệnh cảm cúm có thể tác động đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể và nghiêm trọng nhất là hệ thần kinh, hệ tim mạch.

III. Những đối tượng nguy cơ cao mắc biến chứng bệnh cúm

Bệnh cảm cúm có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, và ai cũng có nguy cơ đối mặt với các biến chứng của bệnh. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cúm cũng như dễ phải biến chứng hơn bao gồm:

  • Người cao tuổi, nhất là người từ 65 tuổi trở lên.
  • Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Người đang mắc bệnh lý nền mạn tính như: bệnh về tim mạch, tiểu đường, hen suyễn.
biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm

Người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, những người mắc bệnh lý nền mãn tính... là những đối tượng nguy cơ cao dễ mắc phải bệnh cúm

XEM NGAY: Viên tăng đề kháng hỗ trợ điều trị cảm cúm Ngự Y Mật Phương 25 

IV. Các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp về biến chứng của bệnh cúm

Hãy khẩn trương đến ngay bệnh viện nếu người bệnh cảm cúm có các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp, đặc biệt nguy hiểm như sau:

- Đối với trẻ nhỏ:

  • Khó thở, thở gấp, xương sườn thắt vào ở mỗi nhịp thở.
  • Sắc mặt xanh xao, môi nhợt nhạt.
  • Đau nhức cơ bắp dữ dội, biểu hiện là trẻ không thể đi bộ được.
  • Đau tức ngực.
  • Co giật, người không tỉnh táo.
  • Cơ thể mất nước (trong suốt 8 tiếng đồng hồ không hề đi tiểu, khóc không có nước mắt, miệng khô).
  • Tái phát triệu chứng (sốt cao, ho) nhiều lần hoặc trở nặng hơn không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Sốt cao trên 40 độ C, nhưng không thể hạ sốt bằng thuốc.
  • Trẻ sơ sinh dưới 12 tuần có biểu hiện sốt
  • Mức độ bệnh mãn tính trở nên rất nghiêm trọng.

- Đối với người trưởng thành:

  • Suy hô hấp, thở gấp hoặc khó thở.
  • Không tỉnh táo, lú lẫn, chóng mặt.
  • Cơn đau kéo dài, đau tức ngực, đau bụng dai dẳng.
  • Không đi tiểu.
  • Động kinh
  • Đau cơ nặng nề.
  • Không thể giữ thăng bằng, yếu cơ.
  • Tái phát các triệu chứng nhiều lần (sốt cao, ho), các lần tái phát có thể nặng hơn lần trước.
  • Mức độ bệnh ngày càng trầm trọng.

Như vậy, có thể thấy rằng cảm cúm cũng có thể để lại nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe nếu người bệnh không được chăm sóc và có biện pháp điều trị đúng cách. Mong rằng với những kiến thức về biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm như đã trình bày ở trên đã giúp cho bạn có thêm hiểu biết về bệnh lý này, và sớm đề phòng bệnh cảm cúm không để xảy ra biến chứng.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ