Bồn chồn lo lắng là do bệnh gì? 3 cách khắc phục dứt điểm

2023-12-29 16:27:13

Cảm giác bồn chồn lo lắng là trạng thái nhiều người trải qua dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Hiện tượng bứt rứt trong người diễn ra thời gian dài báo hiệu nguy cơ về sức khỏe bị giảm sút. Vậy nên để tìm hiểu chi tiết về cảm giác này và giải quyết nhanh hiện tượng bất an thì hãy tìm hiểu thông tin ở bài viết dưới đây.

I - Cảm giác bồn chồn là gì?

Trạng thái bồn chồn được miêu tả là cảm giác khó chịu không yên, họ luôn cảm thấy trong người có điều vướng mắc, không thoải mái. Nếu không tìm ra hướng giải quyết thì cảm giác đó không chấm dứt hoàn toàn.

Dưới góc nhìn y học hiện đại, bứt rứt không yên là phản ứng vật lý làm cho thể chất và thần kinh căng thẳng. Khi cảm giác bồn chồn lo lắng diễn ra, nhịp tim và hơi thở tăng nhanh hơn bình thường, cáu gắt thì tâm trí không thể tập trung vào việc khác.

Người cảm thấy bồn chồn trong người kèm với biểu hiện khó ngủ, giấc ngủ bị nhiễm loạn thì khả năng cao bị mắc bệnh rối loạn lo âu. Ví dụ trước khi thi, cuộc phỏng vấn, thuyết trình trước tập thể hay quyết định quan trọng mọi người cảm thấy bất an xen lẫn lo lắng.

Tuy nhiên trạng thái khó chịu này sẽ không kéo dài mà nhanh chóng biến mất sau một thời gian. Trường hợp cảm giác bất an, bứt rứt kéo dài mà không chịu tác động từ ngoại cảnh có thể báo hiệu bệnh lý.

Còn nếu bạn để ý thấy trong một khoảng thời gian dài thường xuyên cảm thấy bứt rứt, trong lòng bất an mặc dù không có hoặc ít có tác động từ ngoại cảnh thì hãy coi chừng. Việc này cảnh báo cơ thể đang đối diện với các vấn đề liên quan đến sức khỏe.

bồn chồn lo lắng là gì

Người bệnh luôn ở trạng thái bứt rứt, chân tay không yên đi kèm suy nghĩ bất an

II - Nguyên nhân khiến trong người cảm thấy bồn chồn khó chịu

Để cải thiện cảm giác bồn chồn lo lắng người bệnh cần tìm ra yếu tố khởi phát các triệu chứng. Dựa vào các yếu tố, bác sĩ sẽ đề ra các giải pháp điều chỉnh phù hợp nhất.

1. Hội chứng suy nhược cơ thể

Ở những người bị suy nhược cơ thể, cảm xúc có diễn biến không ổn định. Người bệnh dễ nổi nóng, cáu gắt, hồi hộp đi kèm với cảm giác lo âu, bất an. Mức độ nghiêm trọng của hiện tượng sẽ căn cứ vào trạng thái của từng đối tượng người bệnh cụ thể.

Thậm chí có những trường hợp nặng xuất hiện các bất ổn về tinh thần, không kiểm soát hành vi dẫn đến bệnh trầm cảm. Lâu dần khi chứng bệnh không được cải thiện thì người bệnh sống với cảm giác tuyệt vọng, khép kín, hờ hững với những điều xảy ra.

2. Bệnh rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là chứng bệnh với biểu hiện đặc trưng là cảm giác sợ hãi quá mức với các sự việc, đối tượng xung quanh. Thậm chí bệnh nhân luôn trong trạng thái lo lắng với mọi tình huống không xác định nguyên nhân.

Khi cảm giác sợ hãi quá mức xâm chiếm sẽ khiến mọi người luôn trong trạng thái bồn chồn lo lắng, uể oải kéo dài. Họ luôn dành nhiều thời gian để suy nghĩ mọi việc theo hướng tiêu cực mặc dù điều đó không thể xảy ra.

Việc dành quá nhiều vào việc suy nghĩ, lo lắng các vấn đề diễn ra xung quanh khiến người bệnh ngủ kém, thiếu tập trung, không giữ được bình tĩnh. Chứng rối loạn lo âu phát triển theo từng mức độ như rối loạn lo âu lan tỏa, ám ảnh sợ hãi, ám ảnh cưỡng chế…

bồn chồn là do bệnh gì

Đối tượng mắc chứng rối loạn lo âu dễ xuất hiện cảm giác bứt rứt không yên

3. Hội chứng chân không yên

Chân không yên là bệnh liên quan đến hệ thần kinh không kiểm soát tạo ra các xung động ở chân. Lúc này người bệnh luôn trong cảm giác bồn chồn lo lắng ở chân gây khó khăn trong việc di chuyển hoặc ngồi cố định.

Để loại bỏ nhanh cảm giác bứt rứt ở chân thì mọi người có xu hướng đứng lên di chuyển liên tục. Tuy nhiên hành động này chỉ có hiệu quả tạm thời và người bệnh không thể duy trì lâu. Ngoài ra, chứng buồn chân xuất hiện trong lúc ngủ khiến giấc ngủ bị giảm sút, khó khăn khi di chuyển.

4. Bồn chồn trong người do bệnh cường giáp

Tuyến giáp là cơ quan nội tiết lớn trong cơ thể thực hiện công việc trao đổi chất và phát triển thể chất. Cảm thấy bồn chồn trong người kèm cảm giác chân tay run, nhịp tim yếu đi kèm bướu cổ do người bị mắc bệnh cường giáp.

Ngoài ra, tuyến giáp hoạt động quá mức khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, mất sức, khó ngủ, bứt rứt, hay cáu gắt, khó chịu.

5. Gặp phải tác dụng phụ của thuốc

Khi sử dụng thuốc kéo dài và thường xuyên, tâm trạng cũng bị kích động, bứt rứt không yên. Các dòng thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt và mất trí nhí nhớ như risperdal, fluanxol, haldol,... tạo nên hiện tượng chân không yên. 

Ngoài ra, nhóm thuốc chống buồn nôn (reglan, thorazine, clozaril), thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp gây nên trạng thái bứt rứt lo lắng.

nguyên nhân gây ra cảm giác bồn chồn

Một số dòng thuốc khiến cơ thể gặp các phản ứng phụ

6. Stress, căng thẳng kéo dài

Khi cơ thể đối mặt với căng thẳng thì nồng độ hormone thay đổi đột ngột tạo ra chuyển biến về hành vi và thể chất. Thần kinh chịu sức ép lớn khiến người bệnh có cảm giác bồn chồn lo lắng, cáu gắt, nhanh tức giận.

Ngoài ra, hormone nội sinh biến đổi khiến thể chất người bệnh suy giảm. Người bệnh xuất hiện biểu hiện thiếu sức sống, uể oải, muốn dùng rượu bia, ăn uống không kiểm soát.

7. Rối loạn nhân cách hoang tưởng

Những người bị rối loạn nhân cách hoang tưởng luôn nghi ngờ vô căn cứ với mọi người, sự việc diễn ra xung quanh. Người bệnh cho rằng mọi người luôn có ý định xấu nên thường bất an, bứt rứt lo lắng khi bản thân bị lợi dụng.

Họ luôn cảnh giác với lời nói, việc làm của mọi người đồng thời dành nhiều thời gian để xác định mức độ gây hại xung quanh. Bên cạnh đó người bệnh có suy nghĩ lập dị, kỳ quặc, nhanh chóng nổi giận và thù địch với người đối diện.

8. Các nguyên nhân khác

Ngoài những yếu tố kể trên thì những thói quen về lối sống, chế độ ăn uống thường ngày cũng làm tăng nguy cơ gây cảm giác bồn chồn lo lắng.

  • Ngủ không đủ giấc, cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ khiến não bộ không được tái tạo năng lượng dẫn đến rối loạn hành vi, cảm xúc.
  • Người bị bệnh tật mạn tính, bệnh nan y hoặc có những áp lực trong cuộc sống đều có cảm giác bứt rứt bất an, lo lắng suy nghĩ nhiều.
  • Tiêu thụ nhiều đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường… khiến hormone adrenaline - hormone kích thích cảm giác tức giận, sợ hãi tăng lên nhanh chóng.
cảm thấy bồn chồn trong người do ăn đồ ngọt

Sử dụng nhiều đồ ngọt dẫn đến cảm giác bồn chồn bứt rứt

III - Triệu chứng khi cảm thấy bồn chồn trong người

Hiện tượng bứt rứt lo lắng có thể mang cả những thay đổi về thể chất cũng như tinh thần. Mọi người sẽ thấy có những triệu chứng điển hình như sau:

  • Nhịp tim tăng nhanh, vã mồ hôi kèm chứng run rẩy, chân tay không yên.
  • Luôn ở trong trạng thái cáu gắt, dễ kích động, tức giận, sợ chết hoặc thiếu kiểm soát.
  • Thiếu sự kiên trì, khó tập trung làm việc gì đó.
  • Người mệt mỏi, mất ngủ, hay gặp những cơn ác mộng.
  • Có những ý nghĩ hoang tưởng, suy nghĩ kỹ quặc.
  • Ngủ kém, giấc ngủ chập chờn, mộng mị đồng thời lăn lộn trên giường mãi mà không ngủ được.

IV - Cách cải thiện cảm giác bồn chồn lo lắng khó thở

Trong cuộc sống hiện đại có nhiều áp lực thì cảm giác bất an lo lắng xuất hiện gây ra nhiều biến đổi về cảm xúc. Thực tế có nhiều cách cải thiện cảm giác bứt rứt khó chịu trong người như:

1. Xây dựng lại lối sống

Lối sống thiếu khoa học là một trong những nhân tố dẫn đến trạng thái bứt rứt không yên, lo âu kèm khó ngủ. Bạn có thể cải thiện hiện tượng đó bằng cách xây dựng lại lối sống như sau: 

  • Hạn chế học tập, làm việc với tần suất liên tục trong thời gian kéo dài vì dẫn đến căng thẳng. Khi chịu stress quá mức sẽ cảm thấy bồn chồn trong người, lo âu, ngủ không ngon giấc. Vậy nên mọi người chỉ nên học tập hoặc làm việc từ 7 - 8 tiếng/ngày để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
  • Dành ra khoảng nửa tiếng để tập rèn luyện thể thao, thực hiện hoạt động yêu thích. Khi vận động  hợp lý sẽ giúp giải tỏa mọi căng thẳng, phiền muộn, tâm trạng thư giãn không bứt rứt, lo lắng, đêm về ngủ ngon giấc.
  • Thực hiện thực đơn ăn uống khoa học, an toàn bằng cách gia tăng nhiều rau xanh, trái cây. Ưu tiên nhóm nguyên liệu bổ não để tránh hiện tượng đau nhức đầu, căng thẳng, lo lắng.
  • Không uống nhiều bia rượu, hút nhiều thuốc lá vì nicotin có trong cồn cũng như những chất kích thích này sẽ tác động tiêu cực lên hệ thống thần kinh trung ương đều có thể làm gia tăng cảm giác bồn chồn lo lắng.
người bồn chồn khó chịu

Cần điều chỉnh thói quen làm việc, học tập khoa học

2. Sử dụng một số mẹo dân gian

Ngoài việc tổ chức lại lối sống, nếp sinh hoạt thì người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian dưới đây:

  • Uống trà thảo mộc: Hoạt chất tự nhiên trong thảo dược giúp đẩy lùi cảm xúc tiêu cực, dịu thần kinh, giảm căng thẳng, bất an lo lắng. Các dòng trà tốt cho sức khỏe được sử dụng nhiều như trà hoa cúc, trà hoa nhài, trà hỗn hợp…
  • Ngâm chân nước ấm: Bàn chân được ví như trái tim thứ hai vì các huyệt ở gan bàn chân có sự kết nối mật thiết với hệ thống não bộ. Việc ngâm chân trước khi ngủ sẽ ổn định trí não, tinh thần thư giãn đồng thời thúc đẩy lưu thông khí huyết.
  • Thiền định: Người ngồi thiền đúng cách sẽ điều hòa cảm xúc, giải tỏa căng thẳng và gạt bỏ cảm xúc tiêu cực.
  • Hít thở sâu: Hít thở sâu nhận lại được nhiều lợi ích như cải thiện trí óc, giảm bớt căng thẳng khiến bạn hạn chế cảm giác bồn chồn lo lắng, ngủ ngon sâu giấc, giảm triệu chứng đau nhức.
  • Liệu pháp dùng mùi hương: Mùi hương trước tiên được cảm nhận bằng mũi, sau đó được truyền đến não bộ. Mùi hương dễ chịu giúp bạn tiến vào giấc ngủ nhanh, tái tạo năng lượng và ổn định tinh thần nhanh chóng. 

3. Điều trị y tế

Cảm giác bồn bồn lo lắng kéo dài còn báo hiệu sức khỏe xuống dốc cần được điều chỉnh nhanh chóng. Người bệnh cần đến đơn vị y tế kiểm tra các chỉ số để có kết luận chính xác về bệnh. Căn cứ vào kết luận cuối cùng bác sĩ sẽ đưa cho người bệnh hướng điều trị phù hợp nhất.

3.1. Dùng thuốc Đông y

Theo y học cổ truyền, cảm giác bồn chồn lo lắng xuất phát từ nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là do cơ thể suy nhược, đuối sức. Suy nhược là căn bệnh toàn thân tác động đến thể chất và tinh thần gây suy yếu nghiêm trọng.

Khi mắc chứng suy nhược luôn có cảm giác mệt mỏi, ủ rũ kèm chóng mặt, đau đầu, bứt rứt, bất an. Lâu dần tâm trạng của người bệnh cứ vậy héo úa, tàn tạ đi, ảnh hưởng tới các mối quan hệ xung quanh.

Nhiều người lựa chọn điều trị suy nhược theo Đông y bởi an toàn, lành tính, chữa từ căn nguyên gốc rễ. Tuy nhiên có nhiều bài thuốc chữa suy nhược trên thị trường nhưng không đạt hiệu quả tối ưu.

Hiện nay các bài thuốc thuộc Đông y thế hệ 2, sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP tạo nên chuyển biến vượt trội. Viên suy nhược Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 của Dược phẩm Nhất Nhất giúp bồi bổ khí huyết, dưỡng tâm an thần.

Từ đó giúp mọi người giảm căng thẳng, ngủ ngon sâu giấc để tâm trí bình an. Người bệnh nên dùng đủ và đúng liệu trình từ 1 - 3 tháng để thay đổi cơ địa, phục hồi chức năng lục phủ ngũ tạng.

K lục phủ ngũ tạng hoạt động ổn định, âm - dương cân bằng thì thể chất mới khỏe mạnh. Lúc này sức khỏe tinh thần ắt thuận lợi, thư thái, sảng khoái, tràn đầy năng lượng, không vướng mắc lo âu.

thuốc điều trị bồn chồn

Thuốc điều trị chứng bồn chồn do suy nhược cơ thể

3.2. Dùng thuốc Tây y

Các loại thuốc điều trị rối loạn tâm trạng, cảm xúc như dopamine, benzodiazepin, alpha-2 delta, Lexapro... Sử dụng nhóm thuốc khoa học sẽ cải thiện khí sắc, an thần đồng thời đẩy lùi cảm xúc bất an.

Ngoài ra các đối tượng có cảm giác bồn chồn lo lắng trong người cho gặp phản ứng phụ từ thuốc thì cần thay đổi liều dùng. Người bệnh cần tìm đến chuyên gia để cân đối lượng thuốc hoặc chuyển hẳn sang một loại thuốc mới.

Ngoài ra người bệnh hãy lựa chọn các dòng thuốc để cung cấp các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Trong đó sắt là nhân tố tốt cho não bộ, hệ thần kinh nên cần bổ sung để tăng khả năng tập trung, giảm chóng mặt, nhức đầu...

3.3. Các biện pháp trị liệu

Một số biện pháp trị liệu giúp người bệnh kiểm soát tốt các triệu chứng lo lắng, bứt rứt, trầm cảm đó là liệu pháp nhận thức - hành vi.

Biện pháp điều trị các vấn đề tâm lý thông qua việc trò chuyện, chia sẻ nhằm kiểm soát các vấn đề cảm xúc hiệu quả. Liệu pháp còn làm dịu hệ thống thần kinh, loại bỏ cảm xúc tiêu cực lo lắng bứt rứt không yên, bất an đẩy lùi nhanh chóng.

Cảm giác bồn chồn lo lắng trong người cần chữa trị dứt điểm để không ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và các mối quan hệ cuộc sống xung quanh. Người bệnh nên biết chính xác nguyên nhân gây nên chứng bứt rứt không yên nhằm lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp.

Lên đầu trang
Loading