Buổi trưa khó ngủ, không ngủ được: Nguyên nhân & cách khắc phục
Giấc ngủ ngắn vào giữa ngày giúp mọi người tỉnh táo và xốc lại tinh thần làm việc. Tuy nhiên lại có khá nhiều người rơi vào tình trạng mất ngủ vào buổi trưa, vậy nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào? Theo dõi bài viết sau!
I - Những tác dụng của giấc ngủ trưa với cơ thể
Đa phần những người không thích có giấc ngủ ngắn giữa ngày là vì họ chưa biết đến các ích lợi sau:
1. Tinh thần tỉnh táo, tăng hiệu quả làm việc
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, não bộ của con người chỉ có khả năng tập trung cao nhất vào khoảng 3 đến 4 tiếng. Vì vậy một giấc ngủ ngắn giữa ngày, cơ thể được nghỉ ngơi sẽ giúp não bộ phát huy tốt hơn, tiếp thêm năng lượng vào buổi chiều.
Sự tỉnh táo kéo theo năng suất làm việc. Có nghĩa là, một người làm việc liên tục không nghỉ ngơi sẽ mang lại năng suất không cao bằng người nghỉ giải lao giữa ngày.
2. Tăng tính sáng tạo, giảm mệt mỏi
Tập trung tinh thần trong thời gian dài sẽ khiến não bộ rơi vào trạng thái kiệt sức, giảm đi khả năng sáng tạo trong công việc.
Một giấc ngủ trưa chính là trụ cột giúp cơ thể thư giãn, não bộ được nghỉ ngơi, nhờ đó giảm đi căng thẳng mệt mỏi, trí não hoạt động tốt hơn, khả năng sáng tạo cũng được phát huy tốt hơn.
3. Giảm nguy cơ tim mạch
Mặc dù tim là bộ phận hoạt động không nghỉ ngơi kể cả khi cơ thể chìm vào giấc ngủ. Nhưng khi chúng ta làm việc, học tập hoặc vận động liên tục có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của tim. Vì vậy nếu có một giấc ngủ trưa ngắn thì hệ tim mạch sẽ có thời gian thư giãn, lúc nghỉ ngơi, nhờ vậy nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch sẽ được giảm tiểu.
Giấc ngủ ngắn vào buổi trưa giúp tim hoạt động chậm lại, giảm tính co bóp để nghỉ ngơi, tái tạo nănhg lượng, từ đó cơ thể luôn tỉnh táo hoạt động năng suất hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, cơ thể giảm đến 60% nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch đều liên quan đến những người có thói quen ngủ trưa.
4. Giám áp lực cho mắt
Nếu bạn làm việc hoặc học tập liên tục, mắt phải tăng tiết nhiều hơn. Chính điều này khiến mắt mệt mỏi và dễ xuất hiện các bệnh như đau mắt, suy giảm thị lực, khô mắt… Ngủ trưa là cách giúp mắt được thả lỏng, nghỉ ngơi, có thời gian điều tiết sau thời gian tập trung hoặc sử dụng máy tính.
II - Tại sao buổi trưa khó ngủ, không ngủ được?
Có thể là do một vài nguyên nhân điển hình dưới đây mà bạn không thể ngủ trưa được:
1. Căng thẳng, stress
Stress, áp lực, lo âu về thi cử hay công việc khiến thần kinh căng thẳng hơn, khó vào giấc. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ trưa mà còn cả vào giấc ngủ ban đêm.
2. Do thói quen
Không có thói quen ngủ trưa hoặc không biết tác hại của việc không ngủ trưa sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không quen ngủ vào buổi trưa. Vì vậy hãy cố gắng tập dần cho bản thân, dành ra mỗi ngày 15 - 20 phút để rèn luyện thói quen này.
3. Do môi trường, không gian ngủ
Không gian cũng ảnh hưởng khá lớn đến giấc ngủ trưa. Vì dụ, bạn sẽ khó ngủ hơn khi phòng quá sáng hoặc không gian quá ồn ào, hay phòng bẩn, có mùi, nhiệt độ phòng không thích hợp.
4. Do sử dụng các chất kích thích
Rượu bia, trà, cà phê hay thuốc lá đều là các chất khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn, hoặc dễ mất giấc ngay sau đó.
Ngoài ra, việc ngủ quá nhiều, bị chênh lệch múi giờ hay ăn trưa quá no cũng là nguyên nhân khiến lưu thông máu và oxy lên não giảm, từ đó khó vào giấc ngủ.
5. Ảnh hưởng từ bệnh lý
Những bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi dị ứng thường gây cảm giác nghẹt mũi, khó thở… Chính điều này là nguyên nhân khiến người bệnh khó vào giấc hơn bình thường.
Bên cạnh đó, nến bạn thường xuyên phải dùng thuốc đau đầu, lợi tiểu, kháng viêm… Khó ngủ là một trong các tác dụng phụ đi kèm.
III - Bị khó ngủ buổi trưa phải làm sao?
Dưới đây là 5 mẹo giúp bạn cải thiện thói quen đi ngủ vào buổi trưa:
1. Tạo thói quen ngủ trưa
Hãy tạo cho mình thói quen đi ngủ vào buổi trưa, nếu được hãy ngủ vào 1 khung giờ cố định. Thời gian thích hợp cho giấc ngủ trưa thường là khoảng 30p sau khi ăn, và thời gian ngủ tốt nhất là khoảng 15 - 20p để cơ thể vừa có đủ năng lượng vừa hạn chế mệt mỏi, đau đầu (sau giấc ngủ trưa quá dài).
2. Tập thư giãn đầu óc
Một trong những nguyên nhân khiến bạn khó vào giấc chính là tâm lý còn căng thẳng, não bộ không thể nghỉ ngơi vì phải suy nghĩ nhiều hơn. Vậy nên để nhanh chóng đi vào giấc ngủ trưa, bạn nên thả lỏng cơ thể, tạm ngừng mọi suy nghĩ trong đầu, hít thở hơi sâu. Việc này sẽ làm đầu óc giảm căng thẳng và dễ ngủ hơn.
3. Ngủ trưa ở không gian thích hợp
Một không gian thoáng đãng, sạch sẽ, ít ánh sáng và yên tĩnh sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Nếu vẫn chưa thể đi vào giấc, bạn có thể mở thêm nhạc để tăng trạng thái thư giãn, giúp việc đi vào giấc ngủ dễ hơn.
4. Tránh ngủ trưa ngay sau khi ăn
Ngủ trưa ngay sau khi ăn khiến cơ thể tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày và các vấn đề về tiêu hoá hơn người bình thường. Hơn nữa, việc nằm xuống ngay sau ăn làm hạn chế quá trình nạp và chuyển hóa dinh dưỡng, dễ gây chướng bụng và khó vào giấc.
5. Đặt báo thức
Nếu bạn sợ ngủ quá thời gian thì nên đặt chuông báo thức, nhất là đối với nhân viên văn phòng. Đặt đồng hồ sẽ giúp bạn cởi bỏ áp lực, yên tâm ngủ ngon hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết đối với những người bị mất ngủ vào buổi trưa, mọi người có thể tham khảo và liên hệ với chúng tôi nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp. Dược sĩ Nhất Nhất luôn sẵn sàng tư vấn 24/7.
