Mất ngủ được phân loại thành những kiểu gì?

2024-09-16 13:07:21

Mất ngủ được hiểu chung là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống và sức khỏe người bệnh. Tùy thuộc vào nguyên nhân, thời gian cũng như các vấn đề liên quan, mất ngủ được chia thành từng loại khác nhau. Vậy có những loại mất ngủ nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

I - Chứng mất ngủ có mấy loại?

1. Dạng mất ngủ dựa trên thời gian

1.1. Mất ngủ cấp tính

Đây là loại mất ngủ phổ biến xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn trong khoảng vài ngày và nhiều nhất là trong 1 tháng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là do các yếu tố tác động từ bên ngoài như thay đổi môi trường sống mới, công việc mới, ngủ trong phòng có nhiều tiếng ồn hoặc ánh sáng quá chói, giường ngủ không thoải mái, sự ra đi của người thân…

1.2. Mất ngủ mạn tính

Khác với mất ngủ cấp tính, mất ngủ mạn tính là trường hợp người bệnh bị mất ngủ trong một khoảng thời gian dài, tối thiểu 3 ngày/tuần trong ít nhất một tháng, được chia thành 2 loại là mất ngủ nguyên phát (hay còn được gọi là mất ngủ vô căn vì không xuất phát từ nguyên nhân rõ ràng nào) và mất ngủ thứ phát (hay còn được gọi là chứng mất ngủ đi kèm, có nguyên nhân từ bệnh lý, đây cũng là loại phổ biến hơn).

Cụ thể, các nguyên nhân phổ biến gây ra mất ngủ mạn tính phải kể đến như:

  • Mắc các bệnh lý về thần kinh như thiếu máu lên não, Parkinson…
  • Mắc các bệnh lý mạn tính như trào ngược dạ dày, tiểu đường, bệnh tuyến giáp, viêm xoang, đau mạn tính…
  • Mắc các vấn đề về tâm lý như bị căng thẳng kéo dài, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt…
  • Do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị như thuốc chống động kinh, thuốc trị trầm cảm, thuốc nội tiết tố, thuốc chống tăng huyết áp…
  • Do ảnh hưởng của tuổi tác.
  • Do mắc chứng mất ngủ khởi phát (là tình trạng khó đi vào giấc ngủ do sử dụng nhiều chất kích thích, thay đổi môi trường, căng thẳng kéo dài…).
  • Do các thói quen sinh hoạt không hợp lý như làm việc quá mức, không có thời gian ngủ cố định…

mất ngủ dạng cấp tính

2. Kiểu mất ngủ dựa vào nguyên nhân

2.1. Mất ngủ nguyên phát

Đây là tình trạng mất ngủ không liên quan hay xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể nào, không phải là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn bên trong cơ thể, không phải do mắc các vấn đề về tâm lý, cũng không phải do tác dụng phụ của thuốc.

Tuy chưa xác định được rõ nguyên nhân, nhưng tình trạng bị căng thẳng kéo dài, bị lệch múi giờ hay phải làm việc theo ca được xem là những yếu tố có liên quan tới mất ngủ nguyên phát.

2.2. Mất ngủ thứ phát

Đây cũng chính là loại mất ngủ phổ biến hơn cả trong các trường hợp mất ngủ, cả trong mất ngủ cấp tính hoặc mạn tính, có nguyên nhân xuất phát từ việc:

  • Mắc các bệnh lý bên trong cơ thể. Trong đó, bệnh thiếu máu lên não được xem là một trong những bệnh lý phổ biến nhất, chiếm phần lớn các trường hợp mất ngủ thứ phát.
  • Ảnh hưởng từ tâm lý, bị lo âu, căng thẳng hay trải qua những cú sốc về tinh thần.
  • Lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Do tác dụng phụ của thuốc.

mất ngủ thứ phát

3. Các kiểu mất ngủ khác

3.1. Mất ngủ khởi phát

Đây là tình trạng mất ngủ khiến bạn rất khó chìm vào giấc ngủ, thường gặp nhiều hơn ở người trẻ tuổi, có nguyên nhân có thể do tác động từ tâm lý, bị rối loạn giấc ngủ hoặc các bệnh lý khác.

3.2. Khó duy trì giấc ngủ, tỉnh giấc sớm và mất ngủ

Đây là tình trạng khiến người bệnh khó duy trì được giấc ngủ sau khi đã ngủ hoặc thức dậy quá sớm và khó ngủ lại, thường xảy ra hơn ở người lớn tuổi do chu kỳ giấc ngủ đã dần thay đổi, họ có nhiều thời gian hơn cho các giai đoạn ngủ nông và ít thời gian hơn do các giai đoạn ngủ sâu, hoặc có thể do mắc các bệnh lý mạn tính hoặc ảnh hưởng của tâm lý.

khó duy trì giấc ngủ

3.3. Mất ngủ nghịch lý

Mất ngủ nghịch lý là một chứng rối loạn giấc ngủ, là tình trạng khi người bệnh tỉnh táo khi đang ngủ, điều này khiến họ nghĩ rằng họ đang bị thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc, khiến họ cảm thấy lo lắng, mệt mỏi, mặc dù thời gian và chu kỳ ngủ của họ đang diễn ra một cách bình thường.

Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này hiện vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, theo đánh giá từ các chuyên gia, mất ngủ nghịch lý có liên quan đến hoạt động của não bộ trong khi ngủ.

3.4. Mất ngủ tâm sinh lý

Mất ngủ tâm sinh lý xảy ra khi người bệnh rơi vào tình trạng bị kích động, bồn chồn, quá lo lắng về giấc ngủ và việc phải ngủ đủ giấc của mình. Bệnh thường xảy ra khi bạn bị mất ngủ, trằn trọc không thể chìm vào giấc ngủ, từ đó bắt đầu sinh ra tâm lý bị lo lắng quá mức về giấc ngủ.

II - Những ảnh hưởng của chứng mất ngủ

Mất ngủ khiến não bộ cũng như toàn cơ thể không thể tự phục hồi, ảnh hưởng lớn tới cả sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Đặc biệt, mất ngủ cũng chính là một trong những yếu tố gây ra nhiều bệnh lý, tình trạng nguy hiểm như:

  • Tai biến mạch máu não.
  • Huyết áp cao.
  • Thiếu máu cơ tim.
  • Ung thư.
  • Tiểu đường.
  • Trầm cảm.
  • Béo phì.
  • Suy giảm khả năng nhận thức.

III - Điều trị và phòng ngừa chứng mất ngủ

Tùy thuộc vào từng loại mất ngủ cũng như nguyên nhân gây ra tình trạng này, người bệnh sẽ được điều trị theo các phương pháp phù hợp, bao gồm điều trị dùng thuốc và điều trị không dùng thuốc như:

  • Sử dụng các loại thuốc kê đơn theo đúng chỉ định và liều lượng mà bác sĩ yêu cầu.
  • Sử dụng các loại thuốc không kê đơn giúp hỗ trợ giấc ngủ như thuốc kháng histamin, diphenhydramine…
  • Thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống.
  • Thực hiện các liệu pháp nhận thức - hành vi như liệu pháp kiểm soát kích thích, liệu pháp nhận thức, liệu pháp thư giãn, vệ sinh giấc ngủ…

Ngoài ra, chứng mất ngủ cũng có thể được phòng ngừa hiệu quả khi bạn có một lối sống lành mạnh như:

  • Hạn chế tối đa rượu, bia, các chất kích thích.
  • Thực hiện một lịch trình với thời gian ngủ và thức dậy cố định, đều đặn hàng ngày.
  • Không ngủ trưa quá nhiều, không nên quá 1 giờ đồng hồ.
  • Ngủ trong một không gian yên tĩnh, mát mẻ với ánh sáng phù hợp và khiến bạn thoải mái nhất có thể.
  • Không dùng các loại thiết bị điện tử sát giờ ngủ.
  • Không ăn uống hay tập thể dục mạnh gần giờ ngủ. Thay vào đó, bạn nên thực hiện một vài liệu pháp giúp thư giãn như thiền định, thở sâu…
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không để tâm lý bị lo âu, căng thẳng nhiều.

Hiện nay, nhiều người bệnh thường tìm đến và sử dụng những giải pháp có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên để giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tình trạng mất ngủ. Đây được đánh giá là một trong những giải pháp vô cùng an toàn lại hoàn toàn có thể đem lại hiệu quả vượt trội nếu người bệnh tìm được đúng sản phẩm.

các kiểu mất ngủ đều có thể uống nymp 4

Là một sản phẩm dành riêng cho người bệnh mất ngủ, Viên uống mất ngủ Ngự Y Mật Phương 4 từ Dược phẩm Nhất Nhất nhờ tác động tới đúng căn nguyên gây bệnh, giúp bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường máu lên não, và dưỡng tâm, an thần, làm giảm căng thẳng, lo âu, nhờ đó giúp người bệnh cải thiện hiệu quả tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, tìm lại được giấc ngủ sinh lý tự nhiên, ngủ ngon một mạch tới sáng, sáng dậy cơ thể hoàn toàn thoải mái, khỏe mạnh.

Đã có rất nhiều người bệnh, nhất là người bệnh mất ngủ kinh niên kéo dài sau khi sử dụng sản phẩm khoảng từ 2 đến 5 ngày đã thấy ngủ ngon hơn, không còn bị mất ngủ, hạn chế nguy cơ bệnh tái phát sau khi dùng đúng - đủ 1 liệu trình.

Có thể thấy, mất ngủ được chia thành nhiều loại nhiều loại tùy thuộc vào thời gian và nguyên nhân. Chính vì vậy, để điều trị hiệu quả tình trạng này, điều đầu tiên người bệnh cần làm là xác định được chính xác nguyên nhân. Bên cạnh đó, bằng việc xây dựng một lối sinh hoạt khoa học, bạn cũng có thể phòng ngừa hiệu quả chứng mất ngủ.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ