I - Tăng tiết mồ hôi toàn thân là gì?
Đổ mồ hôi toàn thân là trạng thái da bài tiết quá mức ở các vị trí trên cơ thể nhiều hơn so với sinh lý. Mồ hôi tiết ra ngay cả khi bạn nghỉ ngơi hoặc tham gia các vận động nhẹ nhàng. Việc này khiến các khu vực có tuyến mồ hôi như trán, nách trở nên ẩm ướt, dính ấm khó chịu.
Người ra nhiều mồ hôi toàn thân có thể gặp phải một số biểu hiện khác như:
- Da nhăn nheo vì mất nhiều nước, sắc da không tươi tắn, có xu hướng nhợt nhạt.
- Một số vị trí của cơ thể có sự bài tiết mồ hôi mạnh mẽ hơn mức bình thường như: lòng bàn tay bàn chân, đổ mồ hôi trán, lưng, 2 bên nách, đổ mồ hôi cổ...
- Da ngứa ngáy, thân nhiệt giảm nhanh.
Đổ mồ hôi toàn thân là “tín hiệu” cho thấy cơ thể của bạn đang mắc phải một bệnh lý nào đó. Theo các chuyên gia, sự bài tiết mồ hôi ở làn da được kiểm soát bởi hệ thần kinh thực vật. Khi chức năng của hệ thần kinh thực vật bị nhiễu loạn thì lượng mồ hôi ở toàn bộ cơ thể chảy ra nhiều.
Người ra nhiều mồ hôi toàn thân còn do một số nguyên nhân khác như: nhiễm trùng nhiễm khuẩn, tiểu đường tuýp 2, cường giáp trạng, rối loạn hormone, hạ đường huyết… Vậy nên cần thực hiện các cách chữa bệnh ra nhiều mồ hôi toàn thân để người bệnh sớm quay về trạng thái sinh hoạt bình thường.
Toàn thân đổ mồ hôi tạo cảm giác khó chịu cho người bệnh
II - Ra mồ hôi nhiều toàn thân ảnh hưởng thế nào?
Khi tăng tiết mồ hôi toàn thân quá mức gây tác động xấu đến vệ sinh cá nhân và trở ngại trong việc giao tiếp với mọi người xung quanh. Ngoài ra, ra nhiều mồ hôi toàn thân khiến cơ thể có nguy cơ cao bị mất nước, chất điện giải dẫn đến cạn kiệt năng lượng và mệt mỏi kéo dài.
Bên cạnh đó chứng đổ mồ hôi toàn thân nhiều không điều trị đúng cách còn dẫn đến:
- Tăng nguy cơ mắc bệnh lý về da: Mồ hôi chảy quá mức trên da khiến cho bề mặt da luôn ẩm ướt - đây là môi trường lý tưởng để các loại vi sinh vật có hại phát triển và sinh sôi mạnh mẽ. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về da như: Nấm da, viêm da, mụn nhọt…
- Thiếu tự tin khi giao tiếp: Đổ mồ hôi toàn thân nhiều không kiểm soát sẽ thấm ướt hết áo, quần và dính ở lòng bàn chân, bàn tay. Người bệnh thấy mình không được sạch sẽ, tạo tâm lý thiếu tự nhiên khi giao tiếp, mặc trang phục hoặc đến nơi đông người.
- Tạo ra mùi hôi của cơ thể: Mồ hôi đổ quá nhiều trên toàn bộ cơ thể không được làm sạch sẽ trực tiếp thấm hút và tạo mùi khó chịu. Khi mọi người đến gần bạn sẽ cảm nhận rõ mùi hôi, mùi ẩm mốc ở người bạn khiến họ không dám đến gần.
III - Cách chữa bệnh ra nhiều mồ hôi toàn thân hiệu quả
Mồ hôi toàn thân chảy ra quá mức tạo nên tác động xấu đến cuộc sống sinh hoạt và tâm lý người bệnh. Vậy nên cách chữa bệnh ra nhiều mồ hôi toàn thân dưới đây hứa hẹn sẽ tạo nên chuyển biến tích cực cho mọi người:
1. Cách giảm mồ hôi toàn thân tại nhà từ dược liệu tự nhiên
Nếu trạng thái đổ mồ hôi toàn thân ở mức độ ít thì các nguyên liệu trong tự nhiên là gợi ý cho người bệnh. Dưới đây là một số dược liệu mà người bệnh có thể sử dụng chữa bệnh tăng tiết mồ hôi toàn thân:
Chanh
Chanh là loại quả có chứa acid citric cao với tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ, giảm mùi hôi trên da và ngăn chặn hoạt động bài tiết mồ hôi.
Bạn có thái quả chanh thành nhiều phần, sau đó rắc muối hạt lên bề mặt các phần của quả chanh. Tiếp theo, bạn hãy tắm rửa như bình thường và xát hỗn hợp chanh muối lên vùng da đổ nhiều mồ hôi.
Chanh chứa hoạt chất kháng khuẩn chữa bệnh tăng tiết mồ hôi toàn thân
Lá trầu không
Nguyên liệu chính có trong lá trầu không đó là polyphenol, vitamin C và các loại tinh dầu. Các hợp chất này có nhiệm vụ khử mùi hôi, ngăn chặn sự bài tiết mồ hôi quá mức ở khắp cơ thể, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh.
Người bệnh lấy nắm lá trầu không vệ sinh sạch sẽ dưới vòi nước lớn rồi để khô nước. Cho lá đã chuẩn bị vào nồi và đun sôi với một chút nước. Sau đó, bạn để nguội nước lá trầu không và thoa loại nước này lên vùng da đổ nhiều mồ hôi.
Lá đinh lăng
Cách chữa bệnh ra nhiều mồ hôi toàn thân bằng lá đinh lăng được đánh giá cao nhờ khả năng kiểm soát nhiệt độ tốt. Lá đinh lăng chứa vitamin B, lysine, cysteine và methionine giúp đào thải độc tố và chặn đứng lượng mồ hôi tiết quá mức trên da.
Người bệnh rửa lá đinh lăng rồi cho vào nồi đun sôi 7 - 10 phút. Sau đó dùng nước lá đinh lăng để tắm, ngâm chân tay hoặc làm nước uống tùy theo cách thực hiện của mỗi người.
Lá lốt
Lá lốt trong Đông y thuốc nguyên liệu có tính ấm, kìm hãm bài tiết mồ hôi chảy quá mức trên. Ngoài ra, lá lốt cũng có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch da, chữa bệnh tăng tiết mồ hôi toàn thân nhanh chóng.
Người ra nhiều mồ hôi ở tay chân hãy dùng 50 gam lá lốt, đun sôi lá lốt với một lượng nước vừa phải. Sau khi lá lốt sôi thì bỏ chút muối và tiếp tục đun trong vài phút thì tắt bếp. Rót nước lá lốt ra một chiếc chậu, đợi cho đến khi nước ấm và tiến hành ngâm chân tay.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên này để chế biến các món ăn, hoặc ép lấy nước cốt để pha thành nước uống (ví dụ như nước chanh, nước lá lốt).
Sử dụng lá lốt để trị chứng ra mồ hôi toàn thân
2. Uống thuốc kê đơn trị ra mồ hôi toàn thân
Cách chữa bệnh ra nhiều mồ hôi toàn thân bằng nhóm thuốc kê đơn giúp ngăn chặn hoạt động của tuyến mồ hôi như glycopyrolat, oxybutynin, benzotropin, propanthelin,..
Tuy nhiên dòng thuốc này chỉ đem lại hiệu quả sau 4 - 6 giờ và khi ngừng sử dụng thuốc thì cơ thể vẫn tiếp tục tiết nhiều mồ hôi. Ngoài ra, cơ thể xuất hiện phản ứng phụ khi uống thuốc kháng cholinergic như: hạ huyết áp, khô da, khô niêm mạc miệng, suy giảm trí nhớ, tiểu tiện khó khăn, đau đầu chóng mặt…
Vì vậy, nhóm thuốc này không được bác sĩ ưu tiên trong điều trị chữa bệnh tăng tiết mồ hôi toàn thân cho người lớn tuổi, có sẵn bệnh lý nền. Các đối tượng đặc biệt này khi dùng thuốc có thể suy giảm trí nhớ và hoạt động não bộ ở người lớn tuổi.
Ngoài ra, các đối tượng không nên dùng thuốc này đó là: người bệnh tăng nhãn áp, tắc đường tiết niệu, cơ bắp yếu.
3. Dùng chất Antiperspirants chữa tăng tiết mồ hôi toàn thân
Antiperspirants là hoạt chất có thể loại bỏ sự bài tiết trên da an toàn với các bệnh nhân mắc tăng tiết mồ hôi toàn thân mức nhẹ. Thuốc giúp làm khô bề mặt da, hạn chế da đổ mồ hôi do các phân tử trong thuốc sẽ di chuyển vào lỗ chân lông.
Lúc này lỗ chân lông bị lấp kín tạo ra hiện tượng bít tắc nên giảm lượng mồ hôi thoát ra. Cách chữa bệnh ra nhiều mồ hôi toàn thân bằng thuốc bôi có hiệu quả trong 1 ngày tính từ lúc sử dụng thuốc.
Thuốc bôi chữa bệnh tăng tiết mồ hôi toàn thân có thể gây ra các phản ứng phụ như: Da bỏng rát, kích ứng, nổi mẩn đỏ.
Hoạt chất muối nhôm giúp điều tiết lượng mồ hôi tiết ra trên cơ thể
4. Tiêm Botulinum giảm đổ mồ hôi toàn thân
Tiêm botox là giải pháp được vận dụng để nhiều trong làm đẹp để cải thiện lượng mồ hôi chảy ra nhiều ở nách, lòng bàn tay, trán, lòng bàn chân.
Trong thuốc tiêm botox là độc tố của một loại vi khuẩn (Clostridium botulinum) với khả năng ức chế các chất dẫn truyền xung động thần kinh. Vì vậy quá trình dẫn truyền thần kinh tới hệ thần kinh thực vật đã bị ngăn cản, từ đó sẽ làm giảm tiết mồ hôi.
Phương pháp tiêm botox chữa bệnh tăng tiết mồ hôi toàn thân có hiệu quả sau khoảng 4 - 5 ngày tiêm nhưng chỉ duy trì hiệu quả từ 6 tháng - 1 năm. Việc tiêm botox tiềm ẩn nhiều mối nguy hại như: gây viêm sưng tại vị trí tiêm thuốc, đau nhức đầu, giảm cử động mí mắt, hoa mắt chóng mặt…
5. Chuyển di ion chữa bệnh tăng tiết mồ hôi toàn thân
Cách chữa bệnh ra nhiều mồ hôi toàn thân bằng điện di là giải pháp tạm thời để giảm hoạt động bài tiết mồ hôi ở một số vùng trên da. Lúc này khu vực da có nhiều mồ hôi được ngâm trong chậu nước với dòng điện một chiều có cường độ thấp trong thời gian 20 - 30 phút.
Tuy nhiên, phương pháp điện di ion không được áp dụng cho các trường hợp: phụ nữ đang mang bầu, động kinh, người mắc bệnh tim mạch, người đã phẫu thuật cấy máy duy trì nhịp tim…
Biện pháp điện di ion giúp hạn chế mồ hôi tiết ra quá mức trên cơ thể
6. Phẫu thuật cắt tuyến mồ hồi
Phẫu thuật cắt hạch giao cảm được chỉ định cho đối tượng đã điều trị bằng các biện pháp trên không có hiệu quả, hoặc người bệnh ra mồ hôi quá nặng nề khiến cho toàn thân luôn trong trạng thái ướt sũng.
Phẫu thuật cắt hạch giao cảm thường thường được tiến hành dưới hình thức nội soi, nên có độ an toàn khá cao và chỉ được áp dụng với bệnh nhân trên 18 tuổi.
IV - Mẹo phòng ngừa bệnh tăng tiết mồ hôi toàn thân
Khi vận dụng cách chữa bệnh ra nhiều mồ hôi toàn thân, người bệnh nên chấp hành phác đồ chữa trị từ bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tới một số vấn đề:
- Sử dụng sản phẩm xịt mùi, sản phẩm hạn chế mồ hôi tại các vị trí có nhiều mồ hôi như nách, bẹn, lòng bàn tay, bàn chân,...
- Luôn giữ tinh thần thật thoải mái, tránh áp lực quá mức, tham gia các hoạt động để thể lỏng bản thân.
- Tích cực sử dụng các loại rau củ tươi và nhóm thực phẩm có chứa lượng vitamin B lớn như cam, cá hồi, các loại đậu (đậu lăng, đậu nành, đậu đen), thịt gà, ngũ cốc nguyên hạt.
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể nên dùng thêm nước ép hoa quả để gia tăng vitamin và khoáng chất để điều hòa thân nhiệt ổn định.
- Vệ sinh cơ thể thường xuyên, ưu tiên sản phẩm chăm sóc da toàn thân với các chất dịu nhẹ và an toàn cho da.
- Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi để tránh gây tổn thương cho da.
- Tránh sử dụng các loại đồ ăn, thức uống gây hại như: Cà phê, thuốc lá, nước ngọt có ga, rượu bia, đồ ăn quá cay nóng…
Ưu tiên nhóm thực phẩm giàu vitamin B tốt cho cơ thể
Cách chữa bệnh ra nhiều mồ hôi toàn thân đòi hỏi người bệnh cần được lựa chọn đúng biện pháp và tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có góc nhìn tổng quát về cách chữa bệnh ra mồ hôi toàn thân và không còn ám ảnh bởi tình trạng này nữa nhé.