Cách phân biệt viêm đại tràng co thắt và bệnh viêm đại tràng

2022-09-05 11:04:00

Viêm đại tràng co thắt và bệnh viêm đại tràng thực chất là 2 bệnh lý khác nhau về đại tràng nhưng lại có nhiều đặc điểm chung khiến nhiều người bệnh bị nhầm lẫn

Chính vì vậy, hãy cùng phân biệt 2 bệnh lý phổ biến này, từ đó tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất qua bài viết dưới đây!

1. Viêm đại tràng là bệnh lý như thế nào?

Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau, nhẹ thì xuất hiện những vết viêm gây đau đớn, còn nặng thì có thể xảy ra tình trạng loét, xuất huyết, thậm chí là những ổ áp xe ở đại tràng.

Một số triệu chứng của bệnh viêm đại tràng phải kể đến như:

  • Đau bụng: Đây là dấu hiệu điển hình nhất và thường bị nhầm với nhiều bệnh khác. Người bệnh cảm thấy đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng dưới bụng kèm theo cảm giác chướng bụng, đầy hơi...Nhất là khi ăn các đồ sống, đồ lạ, thức ăn nhiều dầu mỡ thì ngay lập tức bị đau bụng và đi đại tiện liên tục.
  • Rối loạn đại tiện: Biểu hiện là đi ngoài phân lúc lỏng, lúc rắn, phân nát, không thành khuôn hoặc bị táo bón, đại tiện khoảng 6 - 7 lần trong ngày. Và thường có cảm giác muốn đi đại tiện tiếp khi vừa mới đi xong.
  • Một số trường hợp bị viêm đại tràng sẽ xuất hiện triệu chứng ra máu tươi và chất nhầy kèm theo phân.
  • Tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chán ăn, cân nặng sụt giảm nhanh chóng.

Các biểu hiện kể trên thường xảy ra khi bệnh viêm đại tràng bước vào giai đoạn nặng. Để phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm, cần có sự thăm khám và chẩn đoán bởi các chuyên gia y tế thông qua các xét nghiệm.

2. Viêm đại tràng co thắt là bệnh lý gì?

Viêm đại tràng co thắt (hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích) là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, có thể tái phát thường xuyên và nhiều lần nhưng không có tổn thương thực thể. Chính vì vậy khi nội soi, hội chứng ruột kích thích sẽ không tìm thấy ổ viêm loét, cũng không thấy bất thường nào.

Viêm đại tràng co thắt là bệnh lý rất phổ biến về đường ruột với tỷ lệ mắc từ 5 - 20% dân số. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng người mắc bệnh này thường gặp phải nhiều triệu chứng phiền toái ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường ngày.

Cụ thể, những triệu chứng của viêm đại tràng co thắt điển hình nhất bao gồm: 

  • Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh thường sẽ bị ợ hơi, ăn không tiêu, đầy bụng, chướng bụng…
  • Những bất thường đại tiện: Người bệnh sẽ bị tiêu chảy thường xuyên và nhiều lần trong ngày, phân bị táo lỏng xen kẽ, phần đầu phân thì rắn còn cuối lại lỏng và nát. Bên cạnh đó là tình trạng thay đổi thói quen đi đại tiện, có thể đi ngoài bất cứ thời điểm nào trong ngày, kể cả ban đêm, đôi khi vừa mới đi ngoài xong lại xuất hiện cảm giác buồn, có thể đi ít hoặc không đi.
  • Đau bụng: Những cơn đau, co thắt mạnh vùng bụng, có khi kéo dài âm ỉ, có thể dữ dội trong thời gian ngắn. Đau bụng thường xảy ra và tăng mạnh khi người bệnh ăn thực phẩm lạ, dễ gây kích thích như đồ chua cay, rượu bia…
  • Triệu chứng toàn thân: Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, suy nhược. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng khác kèm theo như: mất ngủ, căng thẳng mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh…

Những triệu chứng của viêm đại tràng co thắt rất dễ nhận biết. Khi người bệnh căng thẳng, hay suy nghĩ nhiều, mất ngủ vào buổi tối thì triệu chứng bệnh càng nặng hơn. Tuy nhiên, bệnh cũng dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Vì thế khi có các biểu hiện trên, người bệnh nên thăm khám để được chẩn đoán chính xác.

3. Phân biệt viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt

Viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích) là hai bệnh lý với nhiều dấu hiệu giống nhau khiến nhiều người nhầm lẫn. Chính vì vậy, để có được hướng điều trị phù hợp, cần phân biệt rõ hai bệnh lý này.

3.1. Điểm giống nhau của viêm đại tràng và đại tràng co thắt

Viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt đều là bệnh liên quan tới đường tiêu hóa. Là hậu quả của những tác động tới quá trình hoạt động của đại tràng. Hai bệnh lý này có các triệu chứng lâm sàng khá giống nhau, gồm: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón.

Bên cạnh đó, viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt đều là bệnh cơ địa và do cơ địa chi phối. Khi cơ địa đại tràng suy yếu, không thể bảo vệ được đại tràng trước các yếu tố tấn công khiến đại tràng dễ tổn thương, viêm nhiễm gây ra viêm đại tràng, hoặc rối loạn chức năng gây ra bệnh viêm đại tràng co thắt.

3.2. Viêm đại tràng co thắt và viêm đại tràng có gì khác nhau?

  Viêm đại tràng Viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích)
Bệnh lý Có những ổ viêm và loét nhìn thấy được khi nội soi hoặc siêu âm. Là tình trạng rối loạn chức năng đại tràng, Khi nội soi không thấy có biểu hiện khác thường nào, cũng không có ổ viêm loét hay áp xe trên thành niêm mạc.
Triệu chứng
  • Đau bụng: Đau thường cố định một chỗ, đau âm ỉ.
  • Đại tiện thể táo, lỏng, xen kẽ, có thể có lẫn máu, đi xong sẽ có cảm giác rất dễ chịu.
  • Thường chỉ có triệu chứng trong hệ tiêu hóa...
  • Đau bụng: Đau quặn, đau dữ dội, có thể sờ thấy các cục rắn nổi lên dọc khung đại tràng.
  • Đại tiện thể táo, lỏng, xen kẽ, không bao giờ lẫn máu, đi xong vẫn có cảm giác muốn đi tiếp.
  • Ngoài các triệu chứng trong hệ tiêu hóa kể trên, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khác như chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, tim đập nhanh.
Yếu tố tâm lý Ít bị chi phối bởi yếu tố tâm lý Bị chi phối nhiều bởi yếu tố tâm lý như lo lắng, căng thẳng, stress...
 

4. Các phương pháp hỗ trợ điều trị viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt

4.1. Chế độ dinh dưỡng

Cả người bệnh viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt đều cần tạo một thói quen ăn uống hợp lý, cụ thể:

Phải đảm bảo đủ thành phần các chất dinh dưỡng:

  • Chất béo: Nên tiêu thụ khoảng 10 - 15g chất béo trong 1 ngày.
  • Chất đạm (Protein): Nên tiêu hóa khoảng 60 - 80g protein.
  • Chất bột đường: Nên sử dụng khoảng 300g mỗi ngày.
  • Năng lượng: Đảm bảo nguồn năng lượng từ thức ăn không dưới 1600kcal, đồng thời cũng không nên vượt quá 1800kcal.

Lưu ý luôn bổ sung đủ nước, vitamin và muối khoáng cho cơ thể.

Người bệnh nên ăn các loại thực phẩm như:

  • Các loại thực phẩm nhẹ, dễ tiêu hóa như gạo, khoai lang, ngũ cốc, khoai tây…giúp đại tràng hấp thu chất dinh dưỡng nhanh chóng mà không làm tăng nặng gánh nặng cho đại tràng.
  • Các loại cá giàu axit béo omega-3. Ngoài ra còn có thể cung cấp omega-3 cho cơ thể từ các nguồn khác như dầu hạt lanh, hạt lanh xay, quả óc chó…
  • Các loại thức ăn có chứa men vi sinh probiotic như dưa cải, miso, sữa chua…góp phần đẩy lùi các vi khuẩn có hại trong đại tràng và kích thích quá trình hấp thụ thức ăn.
  • Các loại hoa quả dễ tiêu hóa mà vẫn mang nhiều dinh dưỡng như quả bơ, chuối chín, dưa hấu, táo…giúp thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương đại tràng, nâng cao sức khỏe cơ thể, ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Các loại rau củ chứa nhiều chất xơ và vitamin C như bí đao, rau ngót, rau muống, rau cải…
  • Thực phẩm giàu protein như thịt nạc, đậu phụ, trứng gà…giúp cung cấp đầy đủ khoáng chất giúp làm lành tổn thương niêm mạc đại tràng, giảm tình trạng viêm nhiễm của niêm mạc đại tràng.
  • Các loại nước ép, sinh tố giúp cung cấp các vitamin cho người bệnh (đặc biệt nước ép cà rốt chứa nhiều vitamin A, chất chống oxy hóa tốt cho người bệnh viêm đại tràng mạn tính)

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế một số loại thực phẩm gồm:

  • Đường sữa lactose: Các sản phẩm từ bơ sữa, đặc biệt là sữa bò, vì khả năng hấp thụ loại này rất khó đối với người bị bệnh.
  • Đồ ăn chứa nhiều đường hóa học, khiến người bệnh đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng và tiêu chảy.
  • Các chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà, chocolate chất tạo ngọt nhân tạo, các loại soda gây kích ứng đường tiêu hóa…khiến các triệu chứng trở nên càng trầm trọng hơn.
  • Các loại rau có màu xanh đậm như bắp cải, cải brussel và bông cải xanh…bởi chúng chứa quá nhiều chất xơ gây khó tiêu hóa, đau bụng.
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ như các đồ chiên xào, đồ ăn nhanh, mỡ động vật…
  • Đồ ăn cay nóng như lẩu thái, mì cay, ớt, tiêu...gây kích thích hoặc làm nặng thêm tình trạng viêm, đau, loét đại tràng.
  • Hải sản tươi sống, khiến người bệnh đau bụng nhanh chóng, đi ngoài.

4.2. Chế độ sinh hoạt

Bên cạnh việc lưu ý về các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn, người bệnh viêm đại tràng cũng cần áp dụng một chế độ sinh hoạt khoa học:

  • Ăn uống điều độ, ăn đúng bữa, đúng giờ, tránh tình trạng đói khi nào, ăn khi đó.
  • Để tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày. Cụ thể, có thể chia thành sáu bữa ăn thay vì ba bữa chính sáng, trưa, tối thông thường.
  • Không ăn quá no, ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho đại tràng.
  • Uống nước đúng cách (thời điểm uống nước tốt nhất cho đại tràng là sáng sớm, lúc mới ngủ dậy và một giờ trước khi ăn)
  • Luyện tập thể dục mỗi ngày.
  • Tránh thức khuya, làm việc quá sức gây căng thẳng, stress. Cố gắng duy trì một tâm lý thoải mái, tinh thần nhẹ nhàng, thư giãn, nhất là đối với người bệnh viêm đại tràng co thắt.

4.3. Đẩy lùi viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt hiệu quả theo Đông y

Chế độ ăn hay sinh hoạt cho người viêm đại tràng chỉ là cách giúp người bệnh giảm thiểu triệu chứng, người bệnh vẫn cần sử dụng các dòng sản phẩm chuyên biệt giúp đẩy lùi bệnh triệt để, tác động sâu tới căn nguyên gây bệnh, từ đó mới có thể hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.

Ngày nay, xu hướng sử dụng các bài thuốc Đông y trong điều trị bệnh đại tràng co thắt đang ngày càng trở nên phổ biến vì trái ngược với Tây y chủ trị triệu chứng, “ngọn bệnh”, Đông y chủ trị “gốc bệnh”, giải quyết tận gốc nguyên nhân. Cụ thể, theo Ngự Y Mật Phương, bệnh đại tràng thực chất là bệnh do cơ địa chi phối. Vì vậy, Đông y giúp điều trị triệt để bệnh bằng cách tác động trực tiếp cải thiện cơ địa đại tràng, tăng khả năng tự bảo vệ, từ đó không chỉ hết bệnh mà còn hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.

Tuy nhiên, không phải cứ dùng Đông y là cải thiện an toàn, hiệu quả. Thị trường thuốc Đông y tràn lan sản phẩm tác dụng không rõ rệt. Duy nhất chỉ sản phẩm viên đại tràng Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2, sản xuất tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO mới đem lại hiệu quả thực sự, giúp củng cố, thay đổi được cơ địa đại tràng, từ đó hạn chế bệnh tái phát trong thời gian dài.

thông tin tư vấn

Lên đầu trang
Loading