5+ phương pháp trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả và an toàn hiện nay

2024-04-16 11:20:37

Trĩ ngoại là một căn bệnh vô cùng phiền toái, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Việc tìm kiếm các cách chữa trĩ ngoại hiệu quả cao và an toàn hiện đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Tất cả những phương pháp chữa trĩ ngoại sẽ được phân tích rõ ràng và cụ thể ở bài viết này.

I - Chữa bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp nào hiệu quả nhất?

Sử dụng phương pháp nào là hiệu quả, tối ưu nhất đối với bệnh trĩ ngoại đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Để nhận định phương pháp chữa trĩ ngoại nào tối ưu nhất, cần xét đến sự phù hợp của phương pháp đó đối với tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

Đối với trường hợp người bệnh mắc trĩ ngoại ở cấp độ nhẹ, điều trị bằng cách thay đổi lối sốngsử dụng thuốc thường là những phương pháp được ưu tiên hơn. Tùy thuộc vào triệu chứng mỗi người mà sẽ được bác sĩ kê những loại thuốc phù hợp. Những loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh trĩ có thể kể đến các loại thuốc bôi, kem bôi trĩ và thuốc giảm đau. Các loại thuốc sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt khi tuân thủ liều lượng và sử dụng điều đặn, vì thế nên bôi và uống thuốc đúng giờ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm: Những dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nhẹ & Cách điều trị

Với những trường hợp bệnh trĩ cấp độ nặng hơn và việc sử dụng thuốc để điều trị không đem lại hiệu quả như mong muốn, các phương pháp thủ thuật hoặc phẫu thuật sẽ được chỉ định để giải quyết dứt điểm tình trạng bệnh trĩ ngoại. Hiện nay, trĩ ngoại có thể được điều trị với nhiều cách thức từ các thủ thuật ít xâm lấn, cho đến phẫu thuật gây mê hoặc chỉ gây tê.

Trong suốt quá trình phẫu thuật bệnh hầu như không đau đớn, không khó chịu, vì thế bệnh nhân trĩ hoàn toàn không cần phải lo lắng bất cứ vấn đề gì, chỉ cần giữ được tinh thần vui vẻ, thoải mái lạc quan là đủ.

Chữa bệnh trĩ ngoại bằng cách nào là tốt nhất?

II - Chữa bệnh trĩ ngoại bằng cách cải thiện lối sống

1. Về chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của mỗi người. Việc cải thiện về chế độ sinh hoạt cũng có thể giúp cho tình trạng trĩ của người bệnh thuyên giảm, đồng thời hạn chế những sự khó chịu mà bệnh trĩ mang lại. Khi áp dụng nghiêm chỉnh và đúng cách, người bệnh hoàn toàn có thể chữa bệnh trĩ hiệu quả không cần phẫu thuật, không cần dùng thuốc. Bệnh nhân có thể điều chỉnh việc sinh hoạt hằng ngày theo những gợi ý sau:

  • Điều chỉnh và kiểm soát cân nặng của bản thân: Việc thừa cân có thể gây thêm áp lực đến vùng trực tràng cũng như hậu môn. Giảm cân và kiểm soát cân nặng giúp giảm áp lực lên đó đồng thời mang lại nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe người bệnh.
  • Duy trì tập thể dục đều đặn: Việc tập luyện mỗi ngày giúp duy trì cân nặng ở mức độ ổn định, đồng thời khí huyết cũng được lưu thông, từ đó giảm thiểu căng thẳng mà mạch máu vùng hậu môn hay trực tràng phải gánh chịu. Người bệnh có thể thực hiện các hoạt động như đạp xe, đi bộ, bơi lội, thậm chí tập yoga… để phòng tránh bệnh trĩ.
  • Từ bỏ những thói quen xấu: Uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích, thuốc lá hay đồ ăn cay nóng… có thể khiến cho bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Nên hạn chế sử dụng hoặc tốt nhất là từ bỏ hẳn để giảm thiểu ảnh hưởng của những chất này đến tình trạng trĩ.
  • Sử dụng nước ấm để tắm và vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Tắm với nước ấm và ngâm hậu môn khoảng 2 - 3 lần/ ngày, mỗi lần 20 phút, đặc biệt sau khi đi đại tiện. Sau đó dùng khăn, vải hoặc giấy vệ sinh mềm để lau nhẹ nhàng, thấm khô hậu môn, tránh tổn thương vùng hậu môn khiến bệnh trĩ trở nên trầm trọng hơn.
  • Thử tư thế ngồi xổm khi đi vệ sinh: Ngồi xổm là tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ, giúp cho phân được đẩy ra thuận lợi và dễ dàng hơn. Điều đó khiến hậu môn được giảm áp lực, người bệnh không cần rặn khi đi đại tiện, giảm tối đa ảnh hưởng tới tình trạng trĩ.
  • Mặc quần lót mềm: Chọn quần lót rộng bằng vải mềm như cotton sẽ giúp vùng hậu môn đỡ bị bí bách, thông thoáng, khiến cho tình trạng bệnh trĩ không bị trầm trọng hơn.

Điều chỉnh lối sống có thể giúp khắc phục và phòng ngừa tình trạng trĩ ngoại

2. Về chế độ ăn uống

Song song với chế độ sinh hoạt thì chế độ ăn uống cũng là yếu tố quan trọng trong việc phòng và ngăn ngừa tái phát trĩ. Chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp cơ thể chống táo bón và tiêu chảy, là những nguyên nhân gây trĩ và có những tác động tiêu cực đến tình trạng trĩ của người bệnh.

Chế độ ăn uống cho người bị trĩ ngoại chính là tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau xanh, hoa quả, kể cả những loại ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, uống đủ nước sẽ giúp cơ thể hấp thu chất xơ cùng các dưỡng chất khác tốt hơn, đồng thời đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể người bệnh.

Tìm hiểu thêm: Mắc bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì?

III - Phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại bằng thuốc

Như đã đề cập, trĩ ngoại với cấp độ nhẹ hoàn toàn có thể được chữa trị bằng các loại  thuốc. Ngoài thuốc giảm đau và các loại thuốc bôi hay kem bôi, thuốc làm mềm phân cũng được sử dụng trong điều trị trĩ ngoại.

  • Thuốc giảm đau: Aleve (naproxen) hoặc Advil (ibuprofen) là những thuốc chống viêm không steroid (nonsteroidal anti-inflammatory drugs - NSAIDs) thường được sử dụng để giảm đau và điều trị sưng tấy ở bệnh trĩ mức độ từ nhẹ đến trung bình.
  • Thuốc hoặc kem bôi trĩ: Thuốc hay kem bôi trĩ là phương pháp hữu hiệu để co búi trĩ, thu nhỏ các mô bị viêm xung quanh búi trĩ. Dưới đây là một số loại thuốc, kem bôi trĩ phổ biến thường được kê đơn trong điều trị co búi trĩ:
    • Preparation-H: Thuốc có thành phần 0,25% phenylephrine. Đây là một chất có khả năng co mạch máu, hỗ trợ cầm máu, giảm đau, co búi trĩ hiệu quả.
    • Kem bôi hydrocortisone: Đây là loại thuốc steroid với nồng độ 1,0%, hydrocortisone có khả năng làm dịu các phản ứng miễn dịch của cơ thể.
    • Tribenoside hoặc lidocain (Procto-Glyvenol): Đây là 2 loại thuốc được bào chế dạng thuốc đạn hoặc kem bôi trực tràng. Các bác sĩ thường dùng tribenoside với tác dụng chống viêm còn lidocain với tác dụng giảm đau nhờ khả năng gây tê của nó. Sử dụng các loại thuốc này khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu, đồng thời kháng viêm xung quanh khu vực búi trĩ và hậu môn, giảm tổn thương và làm co búi trĩ.
    • Thuốc mỡ Rectogesic: Thuốc Rectogesic với thành phần chính là 0,2% glyceryl trinitrate (nitroglycerin) có khả năng giãn các mạch máu dưới da và chỉ bán theo đơn và chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc làm mềm phân (hay còn gọi là thuốc nhuận tràng): Thuốc nhuận tràng có chứa hoạt chất docusate natri có tác dụng ngăn cản khả năng hấp thụ nước trong ruột, từ đó lượng nước trong phân tăng lên, giúp làm mềm phân và đi đại tiện dễ dàng hơn.

Nên đọc: TOP 10 loại thuốc trị trĩ ngoại hiệu quả được tin dùng

Người bệnh có thể điều trị bệnh trĩ ngoại bằng thuốc

Ngoài các loại thuốc tân dược kể trên, có thể sử dụng thêm cả thuốc Đông y Thế hệ 2 để “trong ứng ngoại hợp”, điều trị trĩ cả từ bên ngoài lẫn cơ địa bên trong. Những người bị trĩ thường là người có cơ địa thành mạch yếu, dẫn đến huyết ứ tại vùng hậu môn tạo nên búi trĩ. Chỉ duy nhất viên uống trĩ Ngự Y Mật Phương, được bào chế chuẩn Đông y Thế hệ 2 vừa bồi bổ can thận, thay đổi cơ địa từ bên trong, giúp hạn chế tái phát bệnh trĩ kéo dài lại vừa có tác động giảm đau, co búi trĩ hiệu quả trong thời gian ngắn.

Viên trĩ ngự y mật phương - thuốc chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà

IV - Chữa trĩ ngoại hiệu quả tại nhà bằng mẹo dân gian

1. Sử dụng tinh dầu cây phỉ

Chiết xuất hay tinh dầu cây phỉ có thể được bôi trực tiếp lên búi trĩ ngoại để giảm đau và ngứa rát nhờ hoạt tính ngừa viêm, tiêu sưng của cây phỉ.

Ngoài việc sử dụng tinh dầu, một số loại khăn tẩm tinh dầu hay xà phòng chống ngứa cũng có thành phần cây phỉ, có thể hỗ trợ chữa trĩ ngoại hiệu quả.

Làm giảm sưng đau ở người bị trĩ ngoại bằng tinh dầu cây phỉ

2. Dùng nha đam

Nha đam có khả năng giảm và ngăn ngừa kích ứng, đồng thời cũng có đặc tính chống viêm nên thường được lựa chọn để điều trị các bệnh ngoài da nói chung và trĩ nói riêng.

Tuy nhiên, nha đam hiện giờ thường được sử dụng và bào chế dưới dạng gel, một số thành phần phụ gia có thể gây kích ứng, vì thế chỉ nên sử dụng gel nha đam nguyên chất lấy trực tiếp từ lá cây nha đam trong điều trị trĩ.

Để an toàn, có thể kiểm tra dị ứng của gel nha đam với cơ thể trên tay trước khi sử dụng chữa bệnh trĩ. Chỉ cần chà một lượng gel nhỏ cỡ đồng xu lên tay và chờ 1 đến 2 ngày, nếu không có phản ứng gì có thể sử dụng bình thường.

3. Thoa dầu dừa

Dầu dừa đã được chứng minh có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh và giảm sưng tấy, có thể giảm thiểu sự khó chịu cho người bệnh do trĩ gây ra. Ngoài ra, dầu dừa cũng có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế táo bón, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng bệnh trĩ, tăng cường hiệu quả điều trị và phòng ngừa bệnh.

4. Bài thuốc từ lá bỏng

Lá bỏng có khả năng chống viêm, giải độc đến hoạt huyết, diệt khuẩn, là mẹo chữa bệnh trĩ dân gian thường áp dụng. Thậm chí có thể khắc phục việc đi ngoài, đi đại tiện ra máu. Tất cả những công dụng này đều phù hợp và cần thiết trong quá trình điều trị bệnh trĩ ngoại. Có 2 bài thuốc từ lá bỏng để trị bệnh trĩ, cụ thể như sau:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị lá bỏng và rau sam mỗi loại 6g, rửa sạch và sắc uống mỗi ngày.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng 30g lá bỏng cùng lá trắc bá, cỏ nhọ nồi, lá ngải cứu mỗi loại 10g rồi rửa sạch, sắc uống hằng ngày.

Mẹo chữa trĩ ngoại bằng cây lá bỏng tại nhà

5. Xông lá diếp cá

Diếp cá là loại thảo dược quen thuộc trong điều trị bệnh trĩ ngoại với tính kháng khuẩn và tiêu viêm. Ngoài cách phổ biến là ép diếp cá lấy nước hoặc nhai sống sau đó đắp bã rau vào hậu môn, xông diếp cá cũng là một phương pháp cực kỳ hiệu quả.

Để xong lá diếp cá trị bệnh trĩ, chỉ cần làm theo những bước sau:

  • Chỉ cần 30 - 40g lá diếp cá tươi hoặc khô, rửa sạch.
  • Đun sôi với nước trong 15 phút, dùng để xông và rửa hậu môn.
  • Rửa lại hậu môn bằng nước sạch và lau khô.
  • Xông lá diếp cá mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

V - Điều trị trĩ ngoại bằng thủ thuật ít xâm lấn

Các thủ thuật ít xâm lấn phổ biến hiện nay để điều trị trĩ ngoại bao gồm: tiêm xơ, thắt vòng cao su, quang đông hồng ngoại… Những phương pháp này không đau, thực hiện nhanh gọn với hiệu quả lên tới 90%. Áp dụng cho các trường hợp bị trĩ nhẹ, cấp độ thấp như trĩ độ 1 hoặc độ 2.

VI - Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ ngoại

Với phương pháp phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ ngoại, có 2 phương thức phổ biến nhất chính là cắt bỏ búi trĩ trực tiếp và treo trĩ, kéo các búi trĩ sa ra ngoài quay trở lại hậu môn.

Với các trường hợp trĩ sa ra ngoài không thể đẩy vào, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp cắt bỏ trực tiếp búi trĩ. Phương pháp này thực hiện nhanh chóng, tuy nhiên người bệnh sẽ bị đau sau mổ và thời gian hồi phục cũng khá lâu, thậm chí cần nằm viện 1 ngày để theo dõi.

Phương pháp treo trĩ là phương pháp nhẹ nhàng, an toàn hơn, tính thẩm mỹ cao và không lo những biến chứng như cắt trĩ trực tiếp. Đây là phương pháp phẫu thuật với thủ thuật khâu triệt mạch trĩ để giảm lưu lượng máu đến búi trĩ để thu nhỏ, co búi trĩ và kéo các búi trĩ trở lại. Phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn so với cắt trực tiếp búi trĩ nhưng lại tốn nhiều thời gian phẫu thuật hơn (khoảng 1 tiếng).

VII - Khi nào cần gặp bác sĩ?

Không nên chủ quan khi mắc bệnh trĩ. Nên theo dõi tình trạng bệnh của mình thường xuyên và chủ động đi khám, gặp bác sĩ ngay khi có những biểu hiện sau:

  • Đau hậu môn nghiêm trọng hoặc kèm theo sốt.
  • Chảy máu trực tràng, đôi khi kèm theo cả các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy.

Gặp bác sĩ khi các phương pháp trị trĩ ngoại tại nhà không đạt hiệu quả

Trên đây là những thông tin cần thiết về 5 cách trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả cao và an toàn. Không nên chủ quan khi mắc bệnh trĩ ngoại bởi nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.

Lên đầu trang
Loading