I. Hiểu về bệnh cảm cúm
Cảm cúm là bệnh lý do virus gây ra, truyền nhiễm qua đường hô hấp, mũi, họng, thậm chí đôi khi là phổi. Đây là căn bệnh phổ biến với tỷ lệ mắc cao. Trên thế giới có khoảng từ 5 đến 10% người trưởng thành và từ 20 đến 30% trẻ em bị mắc bệnh mỗi năm. Ở Việt Nam, số ca cảm cúm nhiều nhất được thống kê lên tới 1,8 triệu/năm. Các triệu chứng phổ biến của cảm cúm gồm có:
- Sốt hoặc sốt ớn lạnh.
- Ho, đau rát họng.
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Đau nhức cơ thể hoặc cơ bắp.
- Đau đầu.
- Mệt mỏi.
- Đôi khi còn có thể gây ra tiêu chảy, nôn mửa (nhất là ở trẻ em).
Đây là bệnh lý lây nhiễm chủ yếu thông qua đường giọt bắn, khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện với người ở gần mình, khiến giọt bắn rơi vào mũi hoặc miệng của người đó, mang theo virus cúm.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, khi sức đề kháng không đủ vững vàng để chống lại virus gây bệnh. Phổ biến dễ mắc hơn cả là ở trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 2 và 5 tuổi, người già trên 65 tuổi, phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người đang mắc bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch, bệnh gan thận, người từng bị đột quỵ…
Mặc dù hầu hết cảm cúm đều có thể tự khỏi, nhưng cũng có những trường hơp tình trạng nặng có thể dẫn tới các biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản, ảnh hưởng đến tim, thậm chí gây tử vong. Vì vậy, khi mắc cảm cúm người bệnh cũng không nên chủ quan, đặc biệt là ở những đối tượng có sức đề kháng kém khi bị cảm cúm có nguy cơ bị biến chứng cao hơn so với thông thường.
XEM THÊM: Cảm cúm xông hơi có tốt không?
II. Cảm cúm bao lâu thì khỏi?
Cúm là bệnh lý có thời gian ủ bệnh tương đối ngắn. Khi người bệnh bị nhiễm virus cúm, các triệu chứng cúm sẽ xuất hiện khá nhanh, chúng ủ bệnh và đến một cách đột ngột chỉ sau khoảng từ 1 đến 4 ngày. Các triệu chứng cúm sẽ trở nên trầm trọng nhất trong từ 2 đến 3 ngày kế tiếp, khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, sốt cao, thậm chí không dậy nổi.
Sau khoảng từ 3 đến 7 ngày tiếp theo, khi giai đoạn bệnh nặng nhất đã qua, bạn sẽ phần nào cảm thấy khỏe hơn. Tuy nhiên, lúc này bệnh vẫn chưa được phục hồi hoàn toàn mà vẫn còn xuất hiện những triệu chứng như bị ho khan, người vẫn còn yếu, uể oải.
Và cuối cùng, 2 tuần chính là khoảng thời gian bạn sẽ khỏi hoàn toàn sau khi mắc bệnh cúm. Lúc này, cơ thể đã thành công trong việc chống lại nhiễm trùng, tất cả các triệu chứng đã được giảm đi đáng kể. Tuy vậy, cơ thể bạn vẫn sẽ có thể cảm thấy mệt mỏi, chưa thể khỏe mạnh hoàn toàn 100%. Đây cũng là biểu hiện bình thường khi cơ thể phục hồi sau nhiễm trùng.
Đặc biệt, nếu thấy các triệu chứng cảm cúm vẫn còn trầm trọng sau 2 tuần, người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám, vì đây có thể chính là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn nào khác hoặc người bệnh đang có nguy cơ rất cao bị biến chứng cúm.
III. Nhận biết triệu chứng bệnh cúm
Cúm có thể gây ra các tình trạng bệnh từ nhẹ cho đến nặng. Không giống như cảm lạnh thường bắt đầu chậm, các triệu chứng của cúm thường xuất hiện một cách nhanh và đột ngột, với những triệu chứng phổ biến như:
- Sốt, có thể đi kèm cảm giác ớn lạnh.
- Ho, đau rát họng.
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Đau đầu.
- Đau nhức toàn cơ thể hoặc nhức mỏi cơ.
- Người mệt mỏi.
- Có thể bị tiêu chảy, nôn mửa, nhất là ở trẻ em thường sẽ phổ biến hơn.
Các triệu chứng của cảm cúm tuy rất dễ nhận biết nhưng cũng dễ gây ra nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác cũng có những triệu chứng tương tự như cảm lạnh, viêm phế quản, viêm họng liên cầu khuẩn, viêm phổi, viêm màng não… Vì thế, để phân biệt, người bệnh cần theo dõi kỹ các triệu chứng cũng như thời gian kéo dài của chúng. Như với cảm lạnh - bệnh lý dễ nhầm lẫn với cảm cúm nhất, người bệnh cảm lạnh sẽ không bị sốt cao đột ngột như cảm cúm và các triệu chứng xuất hiện cũng sẽ nhẹ hơn cảm cúm. Hay như với bệnh viêm họng liên cầu khuẩn, ngoài các triệu chứng giống với cảm cúm như sốt, đau họng, bệnh này còn kèm theo tình trạng ở cổ có xuất hiện các hạch bạch huyết.
Cảm cúm bao lâu thì khỏi?
XEM THÊM: Bị cảm cúm có sốt không?
IV. Khi nào cúm cần đi khám bác sĩ?
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh cảm cúm sẽ được khắc phục bằng cách điều trị ngay tại nhà. Tuy nhiên, khi thấy xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm khẩn cấp sau, người bệnh cần tới bệnh viện càng nhanh càng tốt:
- Thở gấp, khó thở.
- Đau ngực.
- Chóng mặt nặng.
- Co giật.
- Yếu cơ, đau cơ nghiêm trọng.
- Có biểu hiện trở nên trầm trọng hơn bất kỳ bệnh lý nền nào khác mà bạn đang mắc phải.
- Cơ thể suy nhược trầm trọng.
- Có dấu hiệu bị lú lẫn, chóng mặt.
- Không đi tiểu được.
- Ở trẻ em khi xuất hiện tình trạng bị mất nước, môi hoặc gốc móng tay có màu xám xanh.
V. Điều trị bệnh cúm như thế nào?
1. Chăm sóc sức khỏe tại nhà
Bệnh cảm cúm mặc dù thông thường không quá nguy hiểm và có thể khỏi sau 14 ngày, tuy nhiên những triệu chứng của cúm khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi trong người và bất tiện trong sinh hoạt. Những giải pháp không dùng thuốc sau đây bạn có thể áp dụng ngay tại nhà giúp cải thiện các triệu chứng và cơ thể phục hồi tốt hơn:
- Dành thời gian để nghỉ ngơi, lưu ý cần ngủ đủ giấc.
- Uống nhiều nước.
- Ăn những loại đồ ăn ấm, dễ tiêu hóa như súp, canh, cháo…
- Bổ sung thêm những loại thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, thịt lợn, các loại hạt…
- Chia nhỏ các bữa ăn.
- Tránh các loại thức ăn nhanh, nước uống có ga, rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích…
- Sử dụng máy tạo độ ẩm cho môi trường sống để có thể làm giảm cảm giác khó chịu khi bị viêm họng, nghẹt mũi.
- Xông hơi.
- Sử dụng tinh dầu như tinh dầu trà, quế, bạc hà… theo đúng hướng dẫn như bôi lên da hoặc dùng máy khuếch tán trong không khí để làm chậm tốc độ sinh sôi của virus.
- Tắm bằng nước ấm (lưu ý không nên tắm sau khi xông hơi).
- Chườm ấm lên các vùng trán hoặc mũi.
- Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh làm sạch mũi, miệng.
- Kê gối cao đầu khi đi ngủ.
- Mặc quần áo thoải mái, dễ chịu nhất có thể.
2. Sử dụng thuốc điều trị
Để các triệu chứng bệnh được khắc phục nhanh và hiệu quả hơn, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc như Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin, Diphenhydramine, Codein, Diphenhydramine… Lưu ý thuốc phải được dùng theo đúng liều lượng cũng như chỉ định từ bác sĩ. Các loại thuốc không kê đơn cũng cần cân nhắc trước khi sử dụng. Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn.
3. Tiêm phòng vacxin cúm
Đây là một giải pháp khá phổ biến hiện nay, khi chỉ với một mũi tiêm phòng cúm mỗi năm, bạn có thể phòng ngừa hiệu quả nguy cơ mắc cúm lên tới 90% ở người trưởng thành và 60% ở người lớn tuổi. Một người khi đã tiêm phòng cúm, nếu chẳng may mắc cúm thì các triệu chứng cũng như thời gian mắc bệnh cũng sẽ giảm bớt, đặc biệt là giảm lên tới 80% nguy cơ xuất hiện biến chứng hoặc tử vong do mắc cúm. Một số loại vắc xin cúm được sử dụng nhiều hiện nay như Vaxigrip Tetra, Influvac Tetra…
4. Dùng tăng đề kháng Ngự Y Mật Phương 25
Trị cúm và phòng ngừa cúm theo Đông y thế hệ 2, cụ thể là với Bộ đôi tăng đề kháng Ngự Y Mật Phương 25 của Dược phẩm Nhất Nhất được đánh giá là một giải pháp vô cùng an toàn và hiệu quả vượt trội dành cho cả gia đình vì:
- Có thành phần hoàn toàn từ những loại thảo dược lành tính.
- Được nghiên cứu dựa theo phương thuốc hiệu nghiệm nhất y học cung đình thời nhà Nguyễn xưa.
- Được sản xuất theo dây chuyền hiện đại đạt chuẩn GMP - WHO tại Nhà máy của Nhất Nhất.
Nhờ đó giúp:
- Trị nhanh các triệu chứng của cảm cúm như sốt, ho, đau đầu, viêm họng, nghẹt mũi… chỉ sau khoảng từ 1 đến 3 ngày sử dụng.
- Cho sức đề kháng vững vàng hơn, phòng ngừa cúm trong một khoảng thời gian rất dài chỉ sau một liệu trình.
Sản phẩm được bào chế dưới 2 dạng, dạng siro dành cho trẻ nhỏ, dạng viên nén uống dành cho người lớn. Nhiều người bệnh sau khi sử dụng đúng - đủ một liệu trình của Ngự Y Mật Phương 25 đã có phản hồi vô cùng hài lòng, không ít người còn thấy khả năng ngừa cúm hiệu quả hơn so với khi họ tiêm vắc xin cúm.
Tóm lại, với câu hỏi "Cảm cúm bao lâu thì khỏi?" thì thông thường người bệnh cảm cúm sẽ khôi phục hoàn toàn sức khỏe sau khoảng 2 tuần kể từ khi mắc bệnh. Để hạn chế nguy cơ mắc cảm cúm, bạn cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng cũng như một lối sống sinh hoạt thật khoa học, thêm vào đó là việc sử dụng thêm những giải pháp phòng ngừa đã được chứng minh hiệu quả, để cảm cúm không còn có thể “làm phiền” tới bạn và cả gia đình.