Cảm lạnh có lây không? Mẹo tránh lây nhiễm cảm lạnh hiệu quả

2024-01-04 11:18:36

Cảm lạnh là bệnh do virus gây ra khiến sức khỏe tổng thể giảm sút và gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm. Vậy bệnh cảm lạnh có lây không? Có giải pháp nào để ngăn chặn bệnh cảm lạnh lây lan không? Những thông tin này sẽ được chúng tôi chia sẻ chi tiết ở nội dung bài viết dưới đây nhé!

I - Hiểu đúng về bệnh cảm lạnh

Cảm lạnh thuộc nhóm bệnh đường hô hấp diễn ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng chủ yếu là mùa xuân và mùa đông. Tuy nhiên không phải thời tiết lạnh mới mắc bệnh mà đôi khi mùa nắng nóng vẫn xảy ra khi bạn ngồi ở điều hòa.

Theo chuyên gia, nhiệt độ thấp là cơ hội lý tưởng để virus phát triển và tấn công vào đường hô hấp trên (mũi, họng, miệng, mắt) và gây ra phản ứng viêm. Hiện nay có hơn 200 loại virus gây nên bệnh cảm lạnh nhưng chủ yếu là chủng Rhino.

Loại virus Rhino gây nhiễm trùng mũi xoang, làm tăng tần suất xảy ra cơn hen phế quản. Ngoài ra, bệnh cảm lạnh còn liên quan tới nhiều virus khác như: Covid 19, hợp bào hô hấp, adenovirus…

Người trưởng thành có thể mắc cảm lạnh trung bình 2 - 3 lần/năm. Các đối tượng có sức đề kháng yếu (người già, trẻ nhỏ, bệnh nhân mắc hội chứng suy giảm miễn dịch) thì số lần mắc bệnh nhiều hơn.

Bệnh cảm lạnh xuất hiện các biểu hiện chính như: Sốt cao, sổ mũi, hắt hơi, đau đầu, đau họng, ho tức ngực, đau nhức cơ bắp… Cảm lạnh có thể tự khỏi nhưng không được chủ quan bởi khi bệnh tiến triển nặng sẽ phát sinh nhiều biến chứng nguy hại sức khỏe.

bệnh cảm lạnh

Bệnh cảm lạnh gây ra các triệu chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe

II - Người bị cảm lạnh có lây không?

Cảm lạnh là bệnh CÓ LÂY TRUYỀN từ người bệnh sang người bình thường qua đường hô hấp. Thậm chí khi người có mầm bệnh không xuất hiện bất kỳ triệu chứng thì bệnh vẫn lây sang người bình thường nhanh chóng.

Virus gây bệnh sống trong không khí khoảng 3 tuần nên người bình thường có nguy cơ mắc bệnh bất kỳ lúc nào. Thời gian để người có mầm bệnh lây lan cho người thường từ 4 - 6 ngày (đối với người trưởng thành) hoặc trên 1 tuần đối với trẻ nhỏ.

Tuy nhiên thời gian lây bệnh cảm lạnh khó để phán đoán chính xác vì còn dựa vào cơ địa - đề kháng mỗi người. Người hệ miễn dịch kém thì tỷ lệ nhiễm bệnh cao, thời gian lây bệnh nhanh chóng.

Các đối tượng có đề kháng tốt thì thời gian lây bệnh lâu hoặc khó lây bệnh do cơ thể đủ sức chống lại virus. Ngoài ra, virus cảm lạnh có thể tồn tại ở cơ thể 21 ngày do đó mọi người nên thận trọng khi giao tiếp với đối tượng đã khỏi bệnh.

III - Con đường lây truyền của bệnh cảm lạnh

Virus cảm lạnh xâm nhập từ mắt, mũi hoặc miệng thông qua hình thức giao tiếp với người mang mầm bệnh hoặc tiếp xúc với dịch tiết mang mầm bệnh. Con đường lây truyền bệnh được hiểu cụ thể như sau:

  • Lây truyền trực tiếp từ bệnh nhân: Nếu người lành tiếp xúc với người bệnh ở khoảng cách gần mà không dùng khẩu trang, kinh mắt thì nguy cơ nhiễm cảm lạnh lớn. Điều này là do người lành có thể hít phải giọt bắn có chứa mầm bệnh từ những người bệnh (do họ nói chuyện, hắt hơi, xì mũi, ho, khạc). Mầm bệnh sẽ đi vào mũi, miệng và tấn công đường hô hấp tạo nên các biểu hiện cảm lạnh điển hình.
  • Tiếp xúc với dịch tiết mang virus gây bệnh cảm lạnh: Người bình thường chạm tay vào đồ vật có chứa giọt bắn ở không khí (do người bệnh khạc nhổ, ho, xì mũi, hắt hơi) và đưa tay lên miệng, mũi, mắt thì người đó có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh.

Trong trường hợp, người không mắc bệnh bắt tay, hoặc chạm tay vào cơ thể của người bệnh (và những bộ phận này có chứa dịch tiết của người bệnh) thì vẫn có khả năng nhiễm bệnh cảm lạnh. Tùy theo thể trạng, sức đề kháng của người đó mà thời gian ủ bệnh dài ngắn khác nhau, họ có thể bộc lộ triệu chứng trước cả người mang mầm bệnh.

cảm lạnh có lây không

Người mắc cảm lạnh dễ truyền bệnh sang cho người khác

IV - Cách phòng tránh lây lan bệnh cảm lạnh hiệu quả

Cảm lạnh có lây không - đáp án là CÓ, vậy nên người xung quanh cần có cách phòng ngừa hiệu quả để tránh mắc bệnh. Việc ngăn ngừa bệnh cảm lạnh là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và hạn chế các nguy cơ nghiêm trọng khác.

1. Đối với người đang bị cảm lạnh

Người bệnh cảm lạnh nên tuân thủ các biện pháp để giảm nguy cơ lây nhiễm sang những người xung quanh. Người bệnh nên tham khảo một số biện pháp như sau:

  • Ở nhà: Nếu bạn đang đi làm hoặc đi học thì hãy tạm thời cách ly với mọi người xung quanh bằng cách ở nhà. Khi ở nhà, bạn nên hạn chế tiếp xúc với các thành viên trong gia đình để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Không chỉ có vậy, ở nhà còn là biện pháp giúp bạn có thêm thời gian để nghỉ ngơi, nhanh chóng phục hồi sức khỏe, hạn chế bệnh tình diễn biến nặng thêm.
  • Bạn nên tránh các hoạt động thân mật: như ôm hôn, bắt tay, nói chuyện… với mọi người xung quanh.
  • Thường xuyên rửa tay sạch: người bệnh nên tích cực rửa tay bằng xà phòng để tránh phát tán virus sau khi bạn hắt hơi, xì mũi, đi vệ sinh, ho…
  • Che mũi và miệng khi hắt hơi: Vi rút gây bệnh có thể dễ dàng bắn ra ngoài và gây bệnh cho người xung quanh khi bạn ho hoặc hắt hơi. Bạn cần dùng tay để che miệng hoặc mũi khi hắt hơi, ho để bảo vệ sức khỏe của mọi người xung quanh.
phòng tránh lây lan cảm lạnh

Cơ thể cần tích cực uống nước để loại bỏ nhanh virus gây bệnh ra ngoài

 

2. Đối với người khỏe mạnh

Người chưa mắc cảm lạnh nhưng sống trong môi trường có nhiều người nhiễm bệnh cần

  • Giữ vệ sinh và ngủ đủ giấc: Cần tích cực làm sạch bề mặt đồ vật bằng dung dịch chuyên dụng để loại bỏ nguy cơ nhiễm bệnh. Ngoài ra, bạn nên chú ý tới giấc ngủ (ngủ đủ từ 7-8 giờ mỗi ngày), hạn chế thức khuya gây giảm sức đề kháng khiến cơ thể dễ mắc cảm lạnh.
  • Không dùng chung vật dụng với người nhiễm bệnh: Đồ dùng của người bệnh có thể chứa virus gây bệnh nên bạn cần tránh dùng các vật dụng với họ (bát đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo…).
  • Vận động đều đặn: Rèn luyện tích cực giúp bạn nâng cao thể trạng nhằm tạo ra hàng rào bảo vệ cơ thể vững chắc giúp loại bỏ nguy cơ virus xâm nhập và gây bệnh.
  • Uống nhiều nước: Đừng quên uống nước đầy đủ và đều đặn mỗi ngày để đào thải virus gây bệnh ra ngoài thông qua đường niệu. Từ đó, loại bỏ nhanh các nhân tố dẫn đến bệnh cảm lạnh và bảo vệ sức khỏe toàn diện.
  • Ăn hành và tỏi: Hành và tỏi có khả năng chống lại sự phát triển của các mầm bệnh gây ra bệnh cảm lạnh. Ngoài ra trong tỏi, hành có chứa vitamin C, vitamin nhóm B giúp sản sinh tế bào miễn dịch từ đó ngăn chặn virus gây cảm lạnh tiến sâu vào cơ thể làm tổn hại sức khỏe.

Trước câu hỏi "cảm lạnh có lây không" chúng tôi đã cung cấp các thông tin quan trọng, hữu ích nhất. Dựa vào nội dung ở bài viết, người bị cảm lạnh và đối tượng chưa nhiễm bệnh cần hiểu về cơ chế truyền bệnh để có biện pháp ngăn ngừa khoa học nhất.

Lên đầu trang
Loading