Cảm lạnh mùa hè: Các nguyên nhân gây bệnh & Cách chữa không ngờ tới

2024-01-27 11:16:58

Nhiều người chủ quan khi nghĩ rằng bệnh cảm lạnh chỉ xuất hiện vào mùa đông tuy nhiên nhiều trường hợp mắc chứng cảm lạnh mùa hè. Vậy bạn đã biết vì sao mùa hè lại bị cảm lạnh chưa? Khi nhiễm lạnh ở thời điểm này cần làm gì để cải thiện nhanh chóng? Mọi thông tin chi tiết về chứng bệnh này sẽ được chúng tôi gợi ý cụ thể ở bài viết dưới đây nhé!

I - Nhận biết triệu chứng cảm lạnh mùa hè

Dù mùa đông hay mùa hè thì người bệnh đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh cảm lạnh - bệnh do Rhinovirus gây ra vì tổn thương hệ hô hấp trên. Khi mắc chứng bệnh này thì triệu chứng và mức độ nguy hiểm cũng tương đương khi mắc bệnh lý này vào mùa đông.

Cảm lạnh vào mùa hè thường có một số biểu hiện cụ thể dưới đây:

  • Sốt.
  • Ho, đau rát vùng họng hoặc ngứa họng.
  • Hắt xì liên tục, chảy nước mũi, tắc nghẹt mũi gây khó thở.
  • Nặng đầu, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi.
  • Toàn thân đau nhức, khó chịu.
  • Tiêu chảy, bụng âm ỉ đau.
  • Tức ngực.
  • Người ớn lạnh.

Tuy nhiên các dấu hiệu trên cũng dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác như cảm cúm, cúm A, covid… Vì vậy, để xác định chắc chắn bản thân có bị nhiễm cảm lạnh hay không, bạn nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ làm xét nghiệm chẩn đoán chính xác để có cách chữa trị an toàn.

dấu hiệu nhận biết cảm lạnh mùa hè

Các biểu hiện cơ bản khi người bệnh nhiễm lạnh vào mùa hè

II - Nguyên nhân gây cảm lạnh mùa hè

“Thủ phạm” hình thành nên bệnh nhiễm lạnh mùa hè do virus Rhinovirus mà không phải do thời tiết hầu hoặc bất kỳ tác động vật lý nào khác. Virus Rhinovirus vẫn có thể phát triển mạnh vào mùa hè hoặc nhiệt độ từ 33 - 35 độ C nên dễ dàng tấn công đến vùng mũi, họng của người bệnh.

Tuy nhiên, cảm lạnh xuất hiện thành đợt dịch với số lượng người mắc bệnh đông đảo hơn vào thời tiết lạnh (mùa đông). Các con đường khiến bạn lây nhiễm virus gây cảm lạnh mùa hè đó là:

  • Hít phải dịch tiết mang mầm bệnh của người đang mắc bệnh, có thể là những giọt nước bọt của người bệnh bắn trong không khí, do đứng ở cự ly gần với những người bệnh hắt hơi, xì mũi, ho khạc đờm.
  • Do vô tình chạm tay vào bề mặt đồ vật có chứa virus gây cảm lạnh rồi sau đó chạm lên vùng mắt mũi, niêm mạc miệng khiến virus xâm nhập vào cơ thể.
  • Người bệnh sống ở khu vực có nguồn nước hoặc không khí chứa mầm bệnh.
  • Sử dụng đồ dùng của người đang nhiễm bệnh cũng làm tăng khả năng mắc bệnh.

III - Các yếu tố làm tăng khả năng mắc cảm lạnh mùa hè

Bên cạnh việc virus Rhinovirus gây ra bệnh cảm lạnh vào mùa hè thì chứng bệnh dễ phát tán nhanh khi gặp các điều kiện lý tưởng như:

Thời gian tắm quá lâu

Tắm là biện pháp thường dùng để xua tan đi cảm giác khó chịu trong những ngày hè oi bức. Tuy nhiên khi tắm quá lâu thì thân nhiệt cơ thể có nguy cơ giảm đến mức thấp nhất từ đó tạo cơ hội để virus xâm nhập làm tổn hại đến sức khỏe.

Không chỉ có vậy, ngâm nước hoặc tắm quá lâu còn khiến cho da bị mất nước, da khô nhăn nheo. Điều này sẽ gia tăng nguy cơ để các mầm bệnh phát triển và làm suy giảm sức đề kháng khiến cho bạn dễ mắc bệnh cảm lạnh.

tại sao mắc cảm lạnh mùa hè

Tắm thời gian dài dễ khiến người bệnh nhiễm lạnh vào mùa hè

Dùng đồ ăn lạnh

Vào những ngày hè nắng nóng thì việc sử dụng đồ uống chứa đá, kem lạnh hoặc các loại đồ ăn mát được ưu tiên hàng đầu. Khi sử dụng đồ ăn, thức uống liên tục khiến niêm mạc họng và khoang miệng bị tổn thương.

Mặt khác việc tiếp xúc lạnh kéo dài sẽ khiến mạch máu vùng hầu họng co lại, giảm lượng máu đến họng và khoang miệng. Khu vực miệng, vòm họng bị suy giảm sức “chống đỡ” với tác nhân gây bệnh dẫn đến chứng cảm lạnh mùa hè dễ phát triển nhanh chóng.

Dùng quạt với chế độ mạnh kéo dài

Thời tiết nắng nóng làm cho cơ thể đổ nhiều mồ hôi, cảm thấy oi bức khó chịu trong người nên việc sử dụng quạt mạnh là điều tất yếu. Thế nhưng, khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi mà gặp gió mạnh sẽ khiến thân nhiệt biến đổi nhanh do chưa kịp thích nghi dẫn đến sức khỏe suy giảm. Lúc này, các mầm bệnh sẽ “lao vào” tấn công và phá bỏ lá chắn bảo vệ cơ thể dẫn đến mắc bệnh cảm lạnh.

Sử dụng điều hòa với mức nhiệt thấp

Dùng điều hòa trong thời tiết nắng nóng giúp xoa dịu cảm giác nóng bức nhanh chóng. Tuy nhiên thời gian dùng điều hòa kéo dài đi cùng với mức nhiệt thấp khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi các loại virus cảm.

Ngoài ra, việc ngồi trong khu vực có điều hòa sau đó tiếp xúc với điều kiện nắng nóng khiến cơ thể bị sốc nhiệt. Sự chênh lệch nền nhiệt đột ngột khiến cơ thể dễ phát sinh bệnh cảm lạnh mùa hè.

nguyên nhân cảm lạnh mùa hè

Sử dụng điều hòa ở mức thấp thời gian dài gây cảm lạnh nghiêm trọng

Thiếu ngủ

Nhiệt độ môi trường cao trong mùa hè có thể gây ra cản trở tới giấc ngủ, làm cho nhiều người cảm thấy trằn trọc, khó ngủ. Thiếu ngủ làm cho cơ thể giảm năng lượng, sức đề kháng không được tốt và dẫn đến làm tăng nguy cơ nhiễm lạnh mùa hè.

IV - Người bị cảm lạnh mùa hè nên làm gì?

Để làm giảm triệu chứng và loại bỏ nhanh biểu hiện gây ra bệnh cảm lạnh thì người bệnh hãy tham khảo các biện pháp chăm sóc dưới đây:

  • Tăng cường nghỉ ngơi: người bệnh nên ngủ đủ giấc để cơ thể khỏe mạnh, phục hồi năng lượng và tăng cường miễn dịch để chống lại sự tấn công của virus gây bệnh. Việc nghỉ ngơi còn hạn chế căng thẳng, mệt mỏi từ đó kích thích khả năng phục hồi và loại bỏ yếu tố gây hại.
  • Uống nhiều nước: Vào mùa hè, cơ thể của chúng ta có xu hướng đổ mồ hôi nhiều nên dễ phát sinh hiện tượng mất nước. Trong khi đó, nước giữ vai trò trao đổi chất, đào thải nhân tố gây bệnh ra ngoài nên khi thiếu nước thì hoạt động chuyển hóa bị đình trệ. Do đó người bệnh nên uống ít nhất 2 lít nước/ngày để ổn định sức khỏe, loại bỏ yếu tố gây hại nhanh chóng.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: thiết bị có khả năng duy trì độ ẩm trong không khí từ đó làm giảm các biểu hiện cảm lạnh mùa hè. Ngoài ra, máy tạo độ ẩm còn giúp hạn chế sự tổn hại niêm mạc đường hô hấp trên do độ ẩm không khí thấp gây ra.
  • Dùng thảo dược thiên nhiên: một số loại thảo dược có khả năng cải thiện miễn dịch, bồi bổ khí huyết giúp ngăn chặn sự tấn công virus gây bệnh và hạn chế bệnh tái phát như: đảng sâm, thục địa, hoàng kỳ, đương quy, phục linh, cam thảo, quế võ, bạch truật, kinh giới.

Tuy nhiên, nếu sử dụng đơn độc các loại thảo dược này thì cũng không thể mang lại hiệu quả tối ưu. Sẽ tuyệt vời hơn nếu chúng ta biết cách phối hợp các loại thảo dược tạo nên sản phẩm có tác dụng đẩy lùi cảm lạnh ưu việt và ngăn chặn bệnh tái phát.

Hiện nay, Dược phẩm Nhất Nhất đã ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để phối hợp các loại thảo dược để nghiên cứu, sản xuất thành công Tăng Đề Kháng Ngự Y Mật Phương. Sản phẩm giúp hỗ trợ thuyên giảm chứng cảm lạnh, tăng cường sức đề kháng và cho hiệu quả giảm tái phát đến vài năm.

Sản phẩm giúp giảm nhanh các triệu chứng cảm lạnh (tắc ngạt mũi, chảy nước mũi, sốt, ho, đau họng…) chỉ sau 2 - 3 ngày. Tăng Đề Kháng Ngự Y Mật Phương còn bồi bổ khí huyết, ổn định phủ tạng, nâng cao thể trạng cho người bệnh.

Các đối tượng dễ mắc bệnh cảm lạnh, hoặc đang mắc bệnh nặng đã chạy chữa nhiều nơi không đỡ thì nên dùng ngay Tăng Đề Kháng Ngự Y Mật Phương để đẩy lùi bệnh tật. Dược liệu có trong sản phẩm an toàn cho sức khỏe, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng từ khẩu trồng trọt, thu hái, bảo quản theo quy định của Bộ Y tế.

thuốc chữa cảm lạnh vào mùa hè

Thuốc Tăng đề kháng giúp cải thiện sức khỏe nhanh chóng, toàn diện

V - Cách phòng ngừa chứng cảm lạnh mùa hè hiệu quả

Để giảm khả năng nhiễm lạnh mùa hè thì mọi người nên tuân thủ cách thức phòng tránh dưới đây:

  • Rửa tay bằng xà phòng: vệ sinh tay chân giúp ngăn chặn việc đưa virus gây bệnh cảm lạnh từ tay vào cơ thể. Đồng thời bạn nên tích sát khuẩn tay bằng dung dịch chuyên biệt để rửa trôi vi khuẩn, virus có hại và phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài: biện pháp giúp hạn chế khả năng lây nhiễm khi đứng gần với người mang virus gây bệnh. Bạn cần đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường và ưu tiên dòng khẩu trang có khả năng chắn bụi tốt.
  • Bổ sung vitamin, khoáng chất: các dưỡng chất trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tế bào miễn dịch và hình thành nên sức đề kháng của con người. Thiếu hụt vitamin, khoáng chất đặc biệt là vitamin C và kẽm khiến đề kháng suy giảm, dễ mắc cảm lạnh và các bệnh truyền nhiễm khác. Do đó người bệnh nên tăng vitamin, khoáng chất từ thực phẩm như: cam, ổi, xoài, quýt, sữa, trứng, các loại thịt và cá, dâu tây, việt quất…

Cảm lạnh mùa hè có thể diễn biến phức tạp và tạo ra nhiều cản trở lớn tới sức khỏe. Hy vọng từ những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ cơ chế nhiễm bệnh để có cách chữa trị và phòng ngừa phù hợp nhằm nâng cao sức khỏe toàn diện.

Lên đầu trang
Loading